Quy hoạch lâm nghiệp gắn với hình ảnh, mong muốn phát triển của địa phương

Quy hoạch lâm nghiệp gắn với hình ảnh, mong muốn phát triển của địa phương; Khoa học là nền tảng của mọi tiến bộ trong nông nghiệp; Giá cau tăng kỷ lục.

Quỳnh Anh  | 12:19 14/10/2024

Quy hoạch lâm nghiệp gắn với hình ảnh, mong muốn phát triển của địa phương

Tự động

Quy hoạch lâm nghiệp gắn với hình ảnh, mong muốn phát triển của địa phương

  Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã đến với bản tin Nông Nghiệp Tuần Qua của Kênh Nông Nghiệp radio. Bây giờ sẽ là những nội dung chính sẽ có trong bản tin ngày hôm nay.

Headline ( 45 giây)

  • Quy hoạch lâm nghiệp gắn với hình ảnh, mong muốn phát triển của địa phương
  • Khoa học là nền tảng của mọi tiến bộ trong nông nghiệp
  • Quảng Ninh tồn 6 triệu tấn cây rừng khô dễ cháy
  • Cá nuôi lòng hồ Thủy lợi Ia Mơr chết bất thường
  • Vĩnh Long chi khẩn cấp hơn 1.100 tỷ đồng ứng phó lũ, sạt lở
  • Nâng cấp chất lượng tổ yến để xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc
  • Trà Vinh mở rộng diện tích dừa, nâng cao giá trị xuất khẩu
  • Giá cau tăng kỷ lục

Sau đây là nội dung chi tiết:

  • Quy hoạch lâm nghiệp gắn với hình ảnh, mong muốn phát triển của địa phương

Thưa quý vị  và bà con, trong tuần qua, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị công bố Quyết định phê duyệt Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Kế hoạch đặt mục tiêu cụ thể là đảm bảo duy trì tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc ổn định từ 42% đến 43%, chú trọng nâng cao chất lượng rừng, nhất là rừng tự nhiên hiện có. Tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp bình quân đạt 5 đến 5,5%/năm. Theo Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan, Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kì 2021 – 2030 là quy hoạch ngành được Chính phủ giao có ý nghĩa quan trọng. Quy hoạch không chỉ là phân bổ diện tích quản lý rừng mà còn mang hình ảnh, mong muốn và sự phát triển của địa phương. Thông tin thêm về nội dung này, Nông nghiệp Radio sẽ tiếp tục gửi tới quý vị trong phần sau của chương trình.

  • Khoa học là nền tảng của mọi tiến bộ trong nông nghiệp

Cũng trong tuần qua, Viện Di truyền Nông nghiệp tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm thành lập. Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến đánh giá cao những thành tựu của Viện đã đóng góp vào sự phát triển của ngành nông nghiệp. Thứ trưởng khẳng định, khoa học là nền tảng của mọi tiến bộ trong nông nghiệp. Nghiên cứu của Viện Di truyền Nông nghiệp được bắt đầu từ trong phòng thí nghiệm đến ngoài đồng ruộng. Vì vậy, sản phẩm của Viện rất phong phú, đa dạng. Đặc biệt, ở thời điểm nào, Viện cũng có những giống cây trồng để đời trong sản xuất, đáp ứng được kỳ vọng của người dân.

  • Quảng Ninh tồn 6 triệu tấn cây rừng khô dễ cháy

Theo thống kê, Quảng Ninh có khoảng trên 117.000 ha rừng bị thiệt do bão số 3, trong đó mức thiệt hại từ 30 - 100%. Từ ngày 28/9 đến nay, ở tỉnh đã xảy ra 9 vụ cháy rừng, diện tích bị cháy là hơn 57 ha. Sở NN-PTNT Quảng Ninh ước tính có khoảng 6 triệu tấn vật liệu rất dễ cháy như thân, cành, rễ, lá đang khô dần tại hiện trường rừng bị thiệt hại, cùng với thời tiết diễn biến nắng nóng, hiện trường khu vực bị thiệt hại đã hình thành các lớp vật liệu khi gặp lửa hoặc các tác động ngoại cảnh đang tiềm ẩn rất lớn về nguy cơ cháy trên diện rộng, thậm chí có thể gây ra những thảm họa về môi trường, những hệ lụy môi trường là rất lớn có tác động tiêu cực đến các hoạt động kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân trên địa bàn.

  • Cá nuôi lòng hồ Thủy lợi Ia Mơr chết bất thường

UBND xã Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai đang phối hợp với các cơ quan chức năng điều tra nguyên nhân cá nuôi của người dân trong hồ thủy lợi Ia Mơr bị chết hàng loạt. Theo đó, vào ngày 9/10, người dân phát hiện cá nuôi trên nhiều lồng bè tại lòng hồ thủy lợi Ia Mơr có dấu hiệu lờ đờ, nổi lên mặt nước. Chỉ khoảng 30 phút sau, cá lăng, cá rô phi và nhiều loại cá khác chết hàng loạt tại lồng bè. Người dân đã nỗ lực kéo lồng ra vùng nước sâu hơn nhằm cứu vãn. Tuy nhiên, tình hình cá chết vẫn tiếp tục. Hiện có khoảng 5 đến 7 hộ đang nuôi cá lồng bè trên lòng hồ thủy lợi Ia Mơr. Theo các hộ dân, tình trạng cá chết bất thường đã gây thiệt hại hàng trăm triệu đồng.

  • Vĩnh Long chi khẩn cấp hơn 1.100 tỷ đồng ứng phó lũ, sạt lở

Đứng trước tình hình mưa lũ, triều cường, thiên tai, sạt lở bờ sông bất thường năm nay, tỉnh Vĩnh Long đã lên các kịch bản để ứng phó, nhằm đảm bảo an toàn cho người dân, bảo vệ sản xuất. Theo đó, trường hợp mùa lũ năm nay lớn, triều cường vượt báo động III - vượt trên 2m, cấp độ rủi ro thiên tai cấp độ 2, xuất hiện từ đầu tháng 9 - 12, sẽ có hơn 22.400ha nằm trong vùng kém an toàn. Trường hợp này, Vĩnh Long dự kiến chi gần 1.150 tỷ đồng đầu tư hơn 30 dự án, công trình thuỷ lợi, giá cố bờ bao cấp tỉnh; cấp huyện triển khai 87 dự án ứng phó.Trường hợp lũ lớn, triều cường vượt kịch bản, ngoài số vốn gần 1.150 tỷ đồng, tỉnh Vĩnh Long sẽ xem xét, bổ sung vốn cho các công trình ứng phó lũ, sạt lở.

  • Nâng cấp chất lượng tổ yến để xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc

Tiền Giang là tỉnh có nghề dẫn dụ, gây nuôi chim yến phát triển ở ĐBSCL. Hiện, toàn tỉnh có hơn 1.700 cơ sở nuôi chim yến. Từ năm 2023, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Tiền Giang đã triển khai kế hoạch hỗ trợ các cơ sở nuôi chim yến, cơ sở sơ chế, chế biến tổ yến liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ hướng đến xuất khẩu đảm bảo truy xuất nguồn gốc, an toàn dịch bệnh. UBND tỉnh Tiền Giang cùng đã phê duyệt đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp tỉnh năm 2024 - 2025: “Giải pháp đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu chính ngạch sản phẩm tổ yến của tỉnh Tiền Giang sang thị trường Trung Quốc”. Đề tài sẽ xây dựng giải pháp kỹ thuật để nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng cho sản phẩm các sản phẩm từ tổ yến. Đồng thời, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu chính ngạch sản phẩm tổ yến của tỉnh Tiền Giang sang thị trường Trung Quốc.

  • Trà Vinh mở rộng diện tích dừa, nâng cao giá trị xuất khẩu

Sở NN-PTNT tỉnh Trà Vinh cho biết, thực hiện Chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị dừa và phát triển vùng nguyên liệu dừa chất lượng cao, sau 3 năm nông dân trong tỉnh đã trồng thêm hơn 4.000 ha vườn dừa, nâng tổng diện tích hiện có của tỉnh đạt hơn 27.800 ha, đứng thứ 2 cả nước, sau Bến Tre. Cùng với đó, tỉnh đã quy hoạch vùng trồng dừa và đặt mục tiêu đến năm 2030 phát triển diện tích vườn dừa đạt khoảng 30.000 ha. Cùng với mở rộng diện tích vườn dừa hữu cơ, cây dừa sáp đang được tỉnh đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ khuyến khích nông dân phát triển. Hiện tại, cây dừa sáp được Cục Sở hữu trí tuệ Chứng nhận chỉ dẫn địa lý “Trà Vinh” cho dừa sáp tỉnh Trà Vinh và Hiệp hội Dừa Việt Nam công nhận “Cây dừa sáp được trồng tại tỉnh Trà Vinh là cây dừa Việt Nam”.

  • Giá cau tăng kỷ lục

Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Nam cho biết, toàn tỉnh có trên 900ha cau, trong đó diện tích cau cho sản phẩm là hơn 700ha với sản lượng đạt hơn 7.900 tấn/vụ/năm. Thời điểm này, nông dân ở tỉnh đang tất bật thu hoạch quả cau. Năm nay, giá cau tăng kỷ lục, người trồng rất phấn khởi. Theo người dân địa phương, năm 2023, giá cau cao nhất chỉ 30 nghìn đồng/kg, những năm trước nằm chừng 20 nghìn đồng đã là cao nhất rồi, thậm chí đến cuối vụ chỉ còn 3 nghìn đồng/kg. Thế nhưng năm nay, từ đầu mùa bà con đã bất ngờ vì khởi điểm đã 50 nghìn đồng/kg. Hiện tại giá trái cau lên 80 nghìn đồng/kg.

Nhạc cắt

Đối thoại

Thưa quý vị và bà con, để có chiến lược cụ thể cho sự phát triển ngành lâm nghiệp, Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Chính phủ phê duyệt với mục tiêu đảm bảo duy trì tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc ổn định từ 42% đến 43%, tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp bình quân đạt 5 đến 5,5%/năm. Theo quy hoạch vừa được phê duyệt, diện tích rừng trên cả nước cơ bản ổn định. Do đó, quy hoạch đặt ra nhiều vấn đề về nâng cao chất lượng rừng, góp phần giúp Việt Nam thực hiện những cam kết về chống biến đổi khí hậu. Cho rằng quy hoạch không chỉ là phân bổ diện tích rừng quản lý, phân loại rừng mà còn là marketing hình ảnh địa phương, cao hơn là hình ảnh quốc gia để thu hút nguồn lực đầu tư cho sự phát triển ngành, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan nêu một số nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện trong thời gian tới:

Băng

Quỳnh Anh

Nhạc

Nội dung vừa rồi cũng kết thúc bản tin Nông nghiệp hôm nay. Xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau!

Tự động

Quy hoạch lâm nghiệp gắn với hình ảnh, mong muốn phát triển của địa phương

Quy hoạch lâm nghiệp gắn với hình ảnh, mong muốn phát triển của địa phương; Khoa học là nền tảng của mọi tiến bộ trong nông nghiệp; Giá cau tăng kỷ lục.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực nòng cốt ứng dụng IPHM
Thời sự

Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực nòng cốt ứng dụng IPHM; Phát hiện 850 lượt tàu vi phạm trong năm 2024; Giá nông sản tăng, người dân phá rừng mở rộng diện tích.

Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực nòng cốt ứng dụng IPHM
Thời tiết nông vụ ngày 20/12/2024: Không khí lạnh tiếp tục tăng cường xuống miền Bắc
Thời sự

Không khí lạnh tiếp tục tăng cường xuống các tỉnh Bắc bộ, Trung bộ và khuếch tán yếu xuống Nam bộ.

Thời tiết nông vụ ngày 20/12/2024: Không khí lạnh tiếp tục tăng cường xuống miền Bắc