Sạt lở đe dọa nhiều địa phương của tỉnh Quảng Nam

Những ngày qua, tỉnh Quảng Nam liên tục hứng chịu nhiều đợt mưa lớn trên diện rộng. Kéo theo đó, tình trạng sạt lở bờ sông, sạt lở núi đã xảy ra ở nhiều địa phương trong tỉnh. Theo dự báo, đợt mưa lớn này sẽ còn kéo dài, tỉnh Quảng Nam vẫn đang gấp rút triển khai các biện pháp khắc phục, ứng phó.

Lê Khánh  | 

Sạt lở đe dọa nhiều địa phương của tỉnh Quảng Nam

Tự động

Sạt lở đe dọa nhiều địa phương của tỉnh Quảng Nam

Lê Khánh

MC1:

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình Phòng chống thiên tai.

Thưa quý vị và bà con, những ngày qua, tỉnh Quảng Nam liên tục hứng chịu nhiều đợt mưa lớn trên diện rộng. Kéo theo đó, tình trạng sạt lở bờ sông, sạt lở núi đã xảy ra ở khắp địa phương trên địa bàn tỉnh này. Các tuyến đường bị chia cắt, một số khu dân cư có nguy cơ bị cô lập. Theo dự báo, đợt mưa lớn này sẽ còn kéo dài vài ngày nữa, nguy cơ sạt lở vẫn còn tiếp diễn. Do đó, chính quyền địa phương và ngành chức năng tỉnh Quảng Nam vẫn đang gấp rút triển khai các biện pháp khắc phục, ứng phó.

MC2: Tại tỉnh Quảng Nam, mưa lớn nhiều ngày qua cùng với nước từ thượng nguồn đổ về nhiề đã khiến cho bờ sông Vu Gia, đoạn qua xã Đại Cường, huyện Đại Lộc bị sạt lở nghiêm trọng. Được biết, vào năm ngoái, đoạn bờ sông này đã có dấu hiện bị xâm thực, đến tháng 4 năm nay bắt đầu xuất hiện sạt lở. Đặc biệt, những ngày gần đây sạt lở ngày càng mạnh, mỗi ngày ăn sâu vào đất liền khoảng hơn 1m. Trong khi đó, đây khu vực xảy ra sạt lở nằm ngay tuyến đường độc đạo vào thôn Khương Mỹ với chiều dài gần 100m, ăn sâu vào bờ từ 4-5m. Nhiều vị trí sạt lở chỉ cách nhà ở của một số hộ dân khoảng hơn 100m, nguy cơ cô lập khoảng 200 hộ dân trong thôn.

Trước tình hình này, chính quyền địa phương đã huy động gần 200 người gồm công an, dân quân tự vệ và người dân đóng bao tải cát, đóng cọc tre làm kè để gia cố vị trí sạt lở. Trực tiếp có mặt tại hiện trường để chỉ đạo công tác khắc phục, ông Phan Phước Mơ, Chủ tịch UBND xã Đại Cường cho biết:

Băng 1: Ông Phan Phước Mơ

MC2: Ngoài tình trạng sạt lở bờ sông mưa lớn cũng đã khiến cho nhiều tuyến đường ở huyện miền núi tỉnh Quảng Nam bị sạt lở, gây chia cắt. Tại huyện Nam Trà My, tuyến đường ĐH5 từ trung tâm huyện vào các xã Trà Mai – Trà Vân – Trà Vinh xuất hiện 4 điểm sạt lở gây chia cắt giao thông.

Trong đó, tại km6+500 thuộc làng Ông Sinh, xã Trà Vân, bị sạt lở hàng nghìn mét khối đất đá taluy dương, nhiều tảng đá lớn nặng hàng tấn nằm chắn ngang lòng đường. Trên tuyến ĐH1 từ xã Trà Dơn và xã Trà Leng cũng xuất hiện 4 điểm sạt sở gây khó khăn cho việc đi lại của người dân.

Theo ông Trần Văn Mẫn, Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My, trước tình hình sạt lở ảnh hưởng đến các tuyến đường giao thông ở địa phương đã huy động phương tiện, máy móc để giải phóng sạt lở các điểm sạt lở. Đến trưa ngày hôm nay 16/11, các tuyến đường cơ bản đã thông suốt. Tuy nhiên, dự báo mưa lớn vẫn còn tiếp diễn trong những ngày tới, huyện Nam Trà My cũng đã chỉ đạo đơn vị chức năng chủ động phương án ứng phó.

Băng 2: Ông Trần Văn Mẫn

MC2: Theo Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Nam, trước tác động của đợt không khí lạnh, những ngày qua trên địa bàn đã xuất hiện mưa to đến rất to, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Trên cơ sở Công điện của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Nam đã tham mưu UBND tỉnh này ban hành công điện tập trung chỉ đạo các địa phương, các sở ban ngành chủ động triển khai các biện pháp phòng ngừa, ứng phó phù hợp nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra. Ông Trương Xuân Tý, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Nam cho biết:

MC1:

Theo dự bán từ ngày 16 - 18/11, tại tỉnh Quảng Nam tiếp tục có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Tổng lượng mưa phổ biến ở các địa phương miền núi là từ 100 - 250mm, có nơi trên 300mm. Mô hình độ ẩm đất cho thấy một số khu vực đã gần bão hòa (trên 80%) hoặc đạt trạng thái bão hòa. Nguy cơ xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ vùng núi; sạt lở đất trên sườn dốc, sụt lún đất tại khu vực các huyện miền núi, đồng bằng ven sông, suối.

Ngoài chủ động các phương pháp ứng phó, đảm bảo an toàn cho người dân, tỉnh Quảng Nam cũng quán triệt các địa phương hỗ trợ chỗ ở, các nhu yếu phẩm cần thiết để đảm bảo ổn định cuộc sống của các hộ dân có nhà cửa bị thiệt hại, hộ phải sơ tán, nhất quyết không để người dân thiếu lương thực.

MC 2: Bây giờ, mời quý vị và bà con cùng điểm qua một số tin vắn về lĩnh vực Phòng chống thiên tai.

MC 1: tin 1

Thưa quý vị và bà con,Văn phòng Thường trựcBan Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, Chống Thiên tai vừa thông tin, mưa lũ từ ngày 13-16/11 đã gây nhiều thiệt hại tại các địa phương. Tính đến trưa ngày 16/11, mưa lớn, dông lốc, lũ, ngập lụt đã làm hai người chết, ba người mất tích, gần 17.900 nhà ngập. Các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế còn ngập từ 0,3-0,6m. Mưa lũ đã làm 34 nhà bị hư hại, tốc mái, trên 120ha cây ăn quả, hoa màu và 50.000 cây giống lâm nghiệp, 5.000 cây hoa cúc giống, 1.100 con gia súc, gia cầm, 2ha nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng.

MC 2: tin 2

Theo Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự - Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Cần Thơ, từ đầu năm đến nay, Cần Thơ xảy ra 39 vụ sạt lở bờ sông, tăng 30 vụ so với cùng kỳ. Đặc biệt, chỉ trong 3 tháng, từ tháng 5 đến tháng 7 đã xảy ra 35 vụ, chiếm 90% tổng số vụ sạt lở, gây thiệt hại đường sá, nhà cửa của người dân. Các vụ sạt lở trong năm nay tại Cần Thơ xảy ra ở 7 trên 9 quận, huyện làm bị thương 2 người, sạt hoàn toàn 8 căn nhà, sạt một phần 21 căn. Tổng chiều dài các điểm sạt lở là gần 2.100m, thiệt hại tài sản ước tính hơn 30 tỷ đồng.

MC 1: tin 3

Còn tại tỉnh Thừa Thiên Huế, thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh này cho biết, ngày 16/11, mực nước trên sông Hương tại Kim Long là 3,41m, thấp hơn báo động 3 là 0,09m. Như vậy, mực nước này đã hạ 0,92m so với đỉnh lũ cao nhất trên sông Hương trong đợt lũ này. Tại TP.Huế, sáng cùng ngày, mực nước đang rút, nhiều người dân tranh thủ dọn dẹp nhà cửa, đẩy bùn nước ra ngoài. Tương tự, tại hạ nguồn sông Bồ ở các xã vùng trũng huyện Quảng Điền, nước lũ cũng đang bắt đầu rút. Tuy nhiên, Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh Thừa Thiên – Huế khuyến cáo người dân chú ý không nên hạ đồ đạc xuống vì mực nước sông Hương có thể lên lại, trong ngày 16 đến ngày 17/11 vì dự báo trên địa bàn tỉnh vẫn còn mưa to đến rất to.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Phòng chống thiên tai của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Sạt lở đe dọa nhiều địa phương của tỉnh Quảng Nam

Những ngày qua, tỉnh Quảng Nam liên tục hứng chịu nhiều đợt mưa lớn trên diện rộng. Kéo theo đó, tình trạng sạt lở bờ sông, sạt lở núi đã xảy ra ở nhiều địa phương trong tỉnh. Theo dự báo, đợt mưa lớn này sẽ còn kéo dài, tỉnh Quảng Nam vẫn đang gấp rút triển khai các biện pháp khắc phục, ứng phó.

Lê Khánh

Tin liên quan

Các chương trình

Nắng nóng, làm sao để trẻ đỡ đổ bệnh?
Sức khỏe

Trong điều kiện nắng nóng gay gắt kéo dài, trẻ em là đối tượng dễ bị tác động nhất. Phụ huynh cần có những biện pháp đồng hành cùng con để trẻ không đổ bệnh.

Nắng nóng, làm sao để trẻ đỡ đổ bệnh?
Bệnh ung thư đang có xu hướng gia tăng
Sức khỏe

Ung thư là bệnh lý diễn tiến âm thầm. Do đó, việc phát hiện sớm bệnh là yếu tố cực kì quan trọng, quyết định chất lượng điều trị bệnh.

Bệnh ung thư đang có xu hướng gia tăng