Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên; Sâu, bệnh gây hại gần 230ha cây ăn quả có múi; Bắc Giang có thêm 6 sản phẩm OCOP 4 sao.
Sầu riêng: Chớ vội bán non, đòn đau nhớ đời
Sầu riêng gần đến vụ, tại Đắk Lắk xuất hiện tình trạng nhiều thương lái vào tận vườn, gạ gẫm bán sầu non dù chủ vườn không muốn bán. Một chủ vườn, để tránh bị làm phiền đã treo hẳn bảng thông báo: 'Sầu còn non, chưa bán được'.
Bảo Thắng | 13:41 24/08/2023
Khi thời gian dịch về cuối tháng 8 cũng là lúc vụ thu hoạch sầu riêng chuyển dần lên khu vực Tây Nguyên. Nơi đây, dưới bóng sầu riêng là niềm hy vọng của bà con nông dân về một vụ mùa bội thu, nhất là khi "vua của các loại trái cây” tận dụng ngày một tốt hơn Nghị định thư đã ký với Trung Quốc.
Tuy nhiên, từ 1 tháng nay, những vựa sầu riêng lớn tại Đắk Lắk xuất hiện tình trạng nhiều thương lái vào tận vườn, gạ gẫm bán sầu non dù chủ vườn không muốn bán. Một số người, để tránh bị làm phiền đã treo hẳn bảng thông báo: "Sầu còn non, chưa bán được".
Trao đổi với phóng viên Báo nông nghiệp Việt Nam, các chủ vườn tại Đắk Lắk chia sẻ.
Băng 1
“Nó vào nó trả cứ như bất động sản vậy. Nó thấy mình đi ngang qua là nó hú nó kêu”.
“Nó trả 80 ngàn 1 ký, mình thấy như vậy thì rủi ro rất là nhiều. Nếu nó trả 5 chục, 6 chục thì rủi ro đỡ hơn, nó không đáng là bao nhiêu”
Năm ngoái khi lần đầu triển khai Nghị định thư với Trung Quốc, nhiều chủ vườn còn e dè với khả năng xuất khẩu sầu riêng. Giá bán xô tại vườn dao động từ 40.000 - 45.000 đồng/kg, với giá này nhà vườn cũng đã có lãi.
Tuy nhiên, năm nay do Trung Quốc tăng cường nhập khẩu nên cơn sốt về loại quả này ngày càng tăng, nhất là khi vụ thu hoạch chính tại Tây Nguyên đến gần. Một số nơi, thương lái đã đề nghị bà con mức giá sát 100.000 đ/kg.
Vì giá tăng phi mã, trước vụ thu hoạch cả tháng đã có thương lái đến xin chốt giá, cọc tiền. Tâm lý chung của chủ vườn là bán non có cái lợi là cầm được tiền cọc nên yên tâm. Thị trường thường gọi là "mua non hay bán non".
Hệ quả, sau khi thương lái chốt cọc xong, chủ vườn sẽ tăng cường phân, thuốc để sầu riêng đạt năng suất cao. Điều này có thể dẫn đến việc giảm chất lượng sầu riêng thành phẩm và tuổi thọ cây.
Trước tình hình này, Sầu riêng loạn giá, Hiệp hội Sầu riêng Đắk Lắk nói gì? khuyến cáo vùng trồng và cơ sở đóng gói tuân thủ chặt chẽ những cam kết trong Nghị định thư, tránh ảnh hưởng đến thương hiệu và uy tín của cả ngành hàng.
Ông Ngô Xuân Nam, Phó giám đóc văn phòng SPS Việt Nam cho biết
Băng 2
“Đối với trái sầu riêng, độ tuổi cắt phải đảm bảo đủ độ tuổi. Chúng ta cũng không nên cắt non.
Nếu chúng ta cắt non thì cái quá trình mà chúng ta từ nhà vườn về cơ sở đóng gói đến vận chuyển sang đến người tiêu dùng thì có thể là chưa đảm bảo, đến khi đến tay người tiêu dùng nó chưa đảm bảo chín, đương nhiên là chất lượng sẽ không đảm bảo. Hoặc nếu chúng ta cắt quá non thì có thể là nó sẽ không chín được”.
Bên cạnh vấn đề về độ tuổi cắt, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam cũng lưu ý về vệ sinh an toàn thực phẩm, bắt đầu từ lúc thu hoạch, tới vận chuyển, đóng gói và xuất khẩu.
Ông Nam nói thêm.
Băng 3
“Thứ nhất là vấn đề về quản lý vùng trồng, trước vụ thu hoạch chúng ta phải đảm bảo được hệ thống quản lý chất lượng và truy xuất nguồn gốc. Quản lý chất lượng là quản lý các đối tượng dịch hại, đồng thời áp dụng các biện pháp về Vietgap hoặc là GlobalGAP hoặc tương đương.
Thứ hai là chúng ta áp dụng quy trình quản lý dịch hại tổng hợp, bao gồm cả giám sát dịch bệnh, sinh vật gây hại rồi các biện pháp phòng trừ bằng biện pháp hóa học thì chúng ta phải kiểm soát tốt.
Làm sao trước vụ thu hoạch, chúng ta phải đảm bảo thời gian cách ly. Đây là một điều đặc biệt lưu ý. Một vấn đề nữa là việc đảm bảo về cái hồ sơ ghi chép trong suốt quá trình canh tác, đặc biệt là giai đoạn trước khi thu hoạch, sử dụng thuốc gì, thời gian cách ly là bao lâu, đầy đủ tên loại thuốc, liều lượng sử dụng, thời gian cách ly”.
Trong các chỉ đạo gần đây, Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đã nhiều lần phát đi thông điệp, kêu gọi bà con nông dân sản xuất theo tín hiệu thị trường. Với một ngành cho giá trị cao như sầu riêng, điều này càng trở nên cấp thiết.
Bộ trưởng cũng nhấn mạnh tới vai trò đầu mối thông tin của Văn phòng SPS Việt Nam về hoạt động kiểm dịch thực vật, đáp ứng yêu cầu của thị trường nước xuất khẩu. Ông coi đây là một cách để ngành nông nghiệp Việt Nam chuyển dịch từ tư duy sản xuất đơn giá trị sang đa giá trị, từ sản xuất nông sang xanh.
Băng 4
“Cái chúng ta tạo ra là sản phẩm, cái đến được thị trường là thương phẩm. Muốn được thương phẩm thì phải đạt được những yêu cầu về thị trường.
SPS chính là cửa ngõ, thông qua đó để doanh nghiệp, bà con nông dân biết được thương phẩm muốn đến được với châu Âu, Hoa Kỳ, Trung Quốc…phải đạt được những yếu tố nào.
Đó cũng là cách để tập cho chúng ta quen với thị trường. Chúng ta phải làm quen với việc sản xuất những thứ mà thị trường cần, thị trường yêu cầu. Đó là bản chất của SPS”
Thưa quý vị và bà con,
Là loại cây cho hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều lần so với cây trồng khác, do đó những năm qua sầu riêng liên tục được người nông dân mở rộng diện tích sản xuất.
Từ chỗ trồng xen trong các vườn cà phê tại Tây nguyên, trồng xen trong vườn cây ăn quả, đặc biệt là chuyển đổi một số diện tích lúa sang trồng cây sầu riêng tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, giờ sầu riêng đã từng bước khẳng định được vị thế của cây trồng chủ lực, thông qua giá trị xuất khẩu ngày một tăng.
Hy vọng thông qua những chỉ đạo, điều hành sâu sát, kịp thời của ngành nông nghiệp và các đơn vị, tổ chức liên quan, trái sầu riêng sẽ đầu ra thật sự ổn định, tránh cảnh được mùa mất giá, và để sầu riêng không bao giờ là sầu chung như mong ước của Bộ trưởng Lê Minh Hoan.
Sầu riêng: Chớ vội bán non, đòn đau nhớ đời
Sầu riêng gần đến vụ, tại Đắk Lắk xuất hiện tình trạng nhiều thương lái vào tận vườn, gạ gẫm bán sầu non dù chủ vườn không muốn bán. Một chủ vườn, để tránh bị làm phiền đã treo hẳn bảng thông báo: 'Sầu còn non, chưa bán được'.
Bảo Thắng
Các chương trình
Khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định trong có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 80-180mm, cục bộ có nơi trên 300mm.