Tập trung công tác dự phòng để chủ động ứng phó thiên tai; ĐBSCL chưa bắt đầu vào mùa khô; Gấp rút xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch.
Tăng dư địa chuyển đổi số trong kinh tế nông nghiệp
Phải xác định, chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp là một hành trình, một cuộc tìm kiếm và áp dụng không bao giờ có điểm dừng.
Xuân Hào | 11:30 07/11/2022
Nghề nông chuyên nghiệp có thể sớm thành hiện thựccuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã làm cho tốc độ thay đổi của nền kinh tế nói chung và ngành nông nghiệp Việt Nam nói riêng trở nên nhanh hơn, liên tục hơn. Nền kinh tế tri thức dẫn đến dòng chảy những thiết bị thông minh tích hợp đa tính năng len lỏi vào mọi ngõ ngách đời sống kinh tế – xã hội, đòi hỏi người dân phải thực hiện tốt việc ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất. “Phát triển và ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ để nâng cao năng suất, giá trị, chất lượng, khả năng thích nghị, hiệu quả sản xuất, giảm tổn thất… Phát triển nông nghiệp thông minh, nông nghiệp chính xác, ứng dụng công nghệ số,…” cũng là một trong những giải pháp chính được đề cập tới trong Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào đầu năm nay.
Điều này cho thấy tính cấp thiết và sự quan tâm của Chính phủ trong vấn đề ứng dụng công nghệ số, công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp nhằm đạt được mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một trong những nước có nền nông nghiệp hàng đầu thế giới với ngành công nghiệp chế biến nông sản hiện đại, hiệu quả, thân thiện với môi trường.
Để kết nối thông tin cung cầu, thúc đẩy ứng dụng công nghệ số, công nghệ cao trong cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) và nông dân. Đồng thời, hỗ trợ xử lý các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, HTX và nông dân trong việc tiếp cận, ứng dụng công nghệ số, công nghệ cao trong sản xuất, kinh doanh, ngày 4/11, Tổ điều hành Diễn đàn Kết nối nông sản 970 (Diễn đàn 970) của Bộ NN-PTNT đã chủ trì tổ chức “Diễn đàn kết nối ứng dụng công nghệ số, công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp”.
Bây giờ, mời quý vị và bà con cùng đến với câu chuyện của diễn đàn Kết nối nông sản lần này!
#Nhạc
MC:
Thưa quý vị và bà con, Diễn đàn 970 lần này nhận được sự quan tâm của Sở NN-PTNT các địa phương; Đại diện các hiệp hội; Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm và giải pháp ứng công nghệ số, công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp cùng các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, cơ sở sản xuất nông sản. Phát biểu khai mạc Diễn đàn, ông Lê Trọng Đảm, Phó Tổng biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam, thành viên Tổ Điều hành Diễn đàn Kết nối Nông sản 970 cho biết, những cụm từ như “chuyển đổi số”, “áp dụng công nghệ cao”, “công nghệ thông minh” gần đây đã trở nên quen thuộc và xuất hiện ngày càng nhiều. Chuyển đổi số cũng được Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan coi là phương tiện để ngành nông nghiệp thoát khỏi hố đen của sự mù mờ. Công cuộc chuyển đổi số của nước ta đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, nhưng vẫn còn đó những hạn chế. Phải xác định, chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp là một hành trình, một cuộc tìm kiếm và áp dụng không bao giờ có điểm dừng.
[Băng ông Lê Trọng Đảm] (6:13 – 7:18)
“Thời gian gần đây… Bộ trưởng cho rằng Chuyển đổi số là phương tiện tìm ra giá trị của sản xuất nông nghiệp”
MC
Đề án chuyển đổi số trong nông nghiệp và ứng dụng công nghệ số tại Việt Nam đang được Bộ NN-PTNT triển khai đã đề ra được mục tiêu, lộ trình và hướng đi của nông nghiệp Việt Nam trở thành nền kinh tế thực thụ. Trong đó, đảm bảo các thành phần như: tri thức, công nghệ, lực lượng lao động, phương tiện lao động, thị trường,… được liên kết chặt chẽ bởi “Chuỗi Liên kết” minh bạch, bình đẳng và cùng có chung một mục đích là tạo ra những sản phẩm nông nghiệp có giá trị thương phẩm cao nhờ ứng dụng công nghệ số. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Đức Tùng, Tổng thư ký Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam (VIDA), dù đã có lộ trình và hướng đi cụ thể, nhưng cộng đồng doanh nghiệp, HTX và nông dân ứng dụng công nghệ số, công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp vẫn gặp phải nhiều khó khăn, vướng mắc.
[Băng Nguyễn Đức Tùng] 16:30 – 18:58
“Những chính sách chưa được đồng bộ… để giúp cho cộng đồng doanh nghiệp chủ động hơn.”
MC:
Xét về thực trạng việc ứng dụng công nghệ số, công nghệ cao tại nước ta trong sản xuất nông nghiệp, bà Hạ Thúy Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, cho biết, Tổ khuyến nông cộng đồng đang được thí điểm ở 13 tỉnh với 26 tổ, số hóa ngay từ khâu đầu chuỗi sản xuất cho bà con nông dân. Trung tâm đang cố gắng kết hợp với các đơn vị liên quan để tài liệu thật dễ hiểu, ngắn gọn. Việt Nam có hai mặt hàng đang ứng dụng mạnh chuyển đổi số là lúa và cà phê.
[Băng bà Hạ Thúy Hạnh] 57: 10 – 58:07
“Về chuyển đổi số đã có nhưng tiếp cận…chuyển đổi số là xu thế tất yếu không những phục vụ sản xuất nông nghiệp mà còn đánh giá qua việc truy xuất nguồn gốc.”
DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG
Thưa quý vị thưa bà con, Đề án chuyển đổi số đã được tuyên truyền và phổ biến rộng rãi tới các địa phương, hiện nay, công tác tác ứng dụng công nghệ số ngày càng được ưu tiên, nhu cầu của thị trường với các sản phẩm dành cho chuyển đổi số ngày càng lớn. Tại Đồng Tháp, hiện nay, toàn tỉnh có 265 sản phẩm OCOP và để có thể tra cứu được sản phẩm này, tỉnh đã xây dựng cơ sở dữ liệu với các mô tả, phân hạng rõ ràng để người dân và các cấp quản lý có thể nắm rõ. Theo ông Lê Quốc Điền, đại diện Sở NN-PTNT Đồng Tháp, vấn đề hiện nay ở địa phương là khó khăn trong tiếp cận công nghệ và chuyển đổi số vẫn còn chậm. Do vậy, sắp tới tỉnh cần có sự tập huấn nhiều hơn.
[Băng ông Lê Quốc Điền] 1:39:39 – 1:40:45
“Hiện nay, sản phẩm OCOP của Đồng Tháp rất lớn… để có sự đồng bộ về dữ liệu số.”
MC:
- Từ Minh Thiện, Hiệu trưởng trường ĐH Văn Hiến - TP.HCM, nguyên Phó ban quản lý Nông nghiệp công nghệ cao TP.HCM cho rằng, dư địa ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp của Việt Nam đang rất lớn, song chúng ta mới chỉ triển khai được 3/10 ứng dụng chính về tiếp cận thị trường và chuỗi giá trị; ứng dụng để tăng năng suất cây trồng vật nuôi; cải thiện tính an toàn sản phẩm và truy xuất nguồn gốc nông sản. Các ứng dụng nhằm quản lý chuỗi cung ứng; tiếp cận dịch vụ tài chính; quản lý rủi ro; quản lý đất đai; cải thiện hệ thống sáng kiến hay hỗ trợ các nông hộ quy mô nhỏ… gần như chúng ta chưa triển khai được. Theo TS. Từ Minh Thiện, tiếp cận công nghệ không khó, điều quan trọng là chúng ta cần áp dụng sao cho hiệu quả.
[Băng TS. Từ Minh Thiện] 1:26:36 – 1:27:37
“Công nghệ không phải là vấn đề khó… không có người dẫn đầu sẽ không thực hiện tốt.”
NGUỒN CUNG SẢN PHẨM, GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ SỐ
MC:
Thưa quý vị và bà con, bắt nhịp xu thế của toàn cầu với quyết tâm không thụt lùi trong sản xuất nông nghiệp, nhiều doanh nghiệp tại nước ta đang nỗ lực trong việc nhập các loại máy móc thiết bị hiện đại, cung cấp cho bà con những công cụ tối ưu nhất cho hoạt động sản xuất đạt hiệu quả cao, đồng thời tiết kiệm thời gian và nhân công lao động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, bà con nông dân vẫn chưa có nhiều điều kiện và cơ hội để tiếp cận với các thiết bị này.
Theo bà Đào Thị Như Hè, Giám đốc Công ty Sài Gòn Kim Hồng - Công ty chuyên nhập các loại máy nông nghiệp từ Hàn Quốc và đang phân phối máy bay không người lái phun thuốc bảo vệ thực vật. Đây là loại máy đơn giản, chất lượng tốt nên đơn vị rất mong muốn các cơ quan chức năng tạo cơ hội để tổ chức các cuộc hội thảo, phổ biến loại máy này đến với bà con nông dân. Đồng thời, thực hiện các biện pháp hỗ trợ để bà con tiếp cận với những loại máy này.
[Băng bà Đào Thị Như Hè] 1:46:09 – 1:48:34
“Tuy nhiên để sản phẩm máy bay không người lái…. Chia sẻ cách làm thế nào hỗ trợ đi sâu trong bà con nông dân.”
MC:
Cùng tham dự Diễn đàn, TS. Lê Quý Kha, cố vấn Công ty Đại Thành, đã giới thiệu đến các HTX, địa phương những thiết bị công nghệ hiện đại của doanh nghiệp. Theo đó, hiện đơn vị đa áp dụng rất thành công công nghệ máy bay không người lái trong phun thuốc BVTV; sử dụng máy cắt cỏ tự động và trồng trọt bằng phân bón vi sinh…. Đối với những hạn chế của bà con trong quá trình tiếp cận công nghệ hiện đại, Công ty cổ phần Đại Thành sẵn sàng cùng các đơn vị tham gia hỗ trợ, tập huấn cho bà con, đặc biệt là thế hệ trẻ để góp phần tạo nên một nền nông nghiệp thông minh đúng nghĩa.
[Băng TS. Lê Quý Kha] 1:49:56 – 1:51:11
“Theo dõi quá trình từ 2015 đến nay…. Chúng tôi rất sẵn sàng cùng các đơn vị tham gia lớp tập huấn này.”
MC:
Liên quan đến lĩnh vực công nghệ số, ông Nguyễn Minh Tiến, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp chia sẻ, sàn thương mại điện tử là kênh phân phối hiệu quả cho các doanh nghiệp, HTX nhỏ. Việc áp dụng chuyển đổi số ngay từ khâu đăng ký, có thể giúp giám sát đường đi nước bước, truy xuất, cũng như các sản phẩm đã được cải tiến, nâng cao chất lượng như thế nào thông qua thang điểm đánh giá. Áp dụng càng sớm sẽ đem lại hiệu quả càng cao.
[Băng ông Nguyễn Minh Tiến] 2:21:05 – 2:23:45
“Thực tế hiện nay với sản phẩm OCOP… bài toán hoàn toàn khả thi”
THÔNG ĐIỆP 970
MC:
Thưa quý vị và bà con, Diễn đàn được diễn ra trong bối cảnh đầy đủ nội hàm về thể chế như Chiến lược phát triển nông nghiệp Việt Nam , nông thôn bền vững theo Quyết định 150 của Thủ tướng Chính phủ và gần đây nhất Hội nghị TW5 khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 19 về nông nghiệp, nông thôn, nông dân ngày 16/6/2022.. Bên cạnh đó, dưới sự chỉ đạo sâu sắc của đồng chí Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan, Diễn đàn được tổ chức cởi mở, tập trung trí tuệ, trách nhiệm và tổ chức triển khai thực tế từ cơ sở.
Với mục tiêu kết nối thông tin cung cầu, thúc đẩy ứng dụng công nghệ số, công nghệ cao trong cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) và nông dân. Đồng thời, hỗ trợ xử lý các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, HTX và nông dân trong việc tiếp cận, ứng dụng công nghệ số, công nghệ cao trong sản xuất, kinh doanh. Diễn đàn lần này đã đưa ra nhiều thông tin giá trị từ vấn đề kiểm soát mã số vùng trồng, dữ liệu về đất đai, vấn đề giảm chi phí sản xuất để nâng cao lợi nhuận đến ứng dụng máy móc, công nghệ vào sản xuất.
Ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản nhận định, đổi số trong nông nghiệp nói riêng và áp dụng khoa học công nghệ nói chung, là để giải mã, khắc phục những “hố đen” trong sản xuất, trong tư duy. Dư địa trong nông nghiệp thời gian tới sẽ không đến từ điều kiện tự nhiên, ông Toản khẳng định. Đó sẽ là tri thức số, tri thức ngành.
Quỳnh Anh
Tăng dư địa chuyển đổi số trong kinh tế nông nghiệp
Phải xác định, chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp là một hành trình, một cuộc tìm kiếm và áp dụng không bao giờ có điểm dừng.
Xuân Hào
Các chương trình
Về đêm, nền nhiệt tại Bắc bộ có thể xuống mức rét đậm. Bà con cần giữ ấm cơ thể, đặc biệt vào sáng sớm và tối muộn để đảm bảo sức khỏe.