Tết ở bản mới vùng biên giới Chư Prông

Gặp nhau trên đường, ai đó cũng hỏi nhau về câu chuyện sắm Tết, một không khí Tết thật sự đang rộn ràng ở Pleipai.

Tuấn Anh  | 

Tết ở bản mới vùng biên giới Chư Prông

Tự động

Tái hiện Tết xưa làng cổ ở Thanh Hóa, du khách tha hồ check-inXã biên giới Ia Lâu (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) những ngày đón Tết cổ truyền được trang trí cờ hoa rực rỡ. Khắp các thôn, làng ở xã biên giới này như khoác lên mình bộ áo mới với màu đỏ, sắc vàng của lá cờ Tổ quốc. Những người đồng bào dân tộc Tày, Mường, Thái, Jarai… đang trang hoàng nhà cửa để chuẩn bị đón 1 cái Tết cổ truyền đầm ấm bên gia đình và những người thân quen.

MC: Rời phố núi Pleiku từ lúc 5 giờ sáng, chúng tôi di chuyển trên quãng đường hơn 80km để đến thôn Cao Lạng (xã Ia Lâu huyện Chư Prông). Nơi đây tập trung chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số di cư từ vùng Tây Bắc như Tày, Mường, Thái… đến sinh sống và lập nghiệp. Dạo bước trên khắp thôn làng, nhà nhà, người người tất bật sửa sang, dọn dẹp nhà cửa để đón Tết.

Đối với Tết cổ truyền nơi đây, bên cạnh những món ăn truyền thống, người Tày, Mường, Thái… còn đem đến nét văn hóa đặc trưng của vùng núi rừng Tây Bắc với  nhiều trò chơi dân gian như: đánh cò le, đánh cù, đi cà kheo, kéo co, đẩy gậy, bắn nỏ, ném còn, đánh đu… Không khí của ngày Tết cổ truyền kéo dài từ ngày này sang ngày khác trong không khí vui nhộn của các lễ hội, đượm tình đoàn kết. Không chỉ có người trẻ mà người trung niên, người già cũng tham gia các điệu múa, trò chơi dân gian.

Còn nhớ cách đây khoảng 20 năm về trước, thôn Cao Lạng hoang sơ lắm. Người dân thưa thớt, kinh tế chính chủ yếu dựa vào cây lúa nước, khoai mì, cao su và một số loại cây nông nghiệp ngắn ngày khác. Trước đây, bà con không mạnh dạn làm nông nghiệp mà chỉ sống dựa vào núi rừng. Nhưng từ khi hồ thủy lợi Pleipai được hình thành và đi vào hoạt động thì nông nghiệp nơi đã khoác lên mình một màu xanh với nhiều cây ăn trái mang lại giá trị kinh tế cao.

Gia đình ông Nguyễn Hữu Ngạn, Trưởng thôn Cao Lạng (người dân tộc Tày) vào vùng đất Ia Lâu lập nghiệp từ những năm 2002. Trong ký ức của mình, ông Ngạn cho biết, thôn Cao Lạng lúc bấy giờ chỉ khoảng hơn chục hộ dân là người đồng bào dân tộc phía bắc di cư vào đây lập nghiệp.  Đến nay, vùng đất này đã có 114 hộ gia đình sinh sống với hơn 1.015 nhân khẩu.

Cũng như nhiều hộ gia đình khác, mảnh đất vùng biên giới này đã đem đến cho gia đình ông Ngạn và nhiều hộ dân khác một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Tuy đã 80 tuổi, nhưng ông Ngạn vẫn cùng con cháu trong gia đình phát triển cây lúa nước và chăn nuôi. Những ngày qua, ông đã bán được 6 con heo nái và 1 con trâu thu về gần 50 triệu đồng để cùng gia đình đón Tết đầm ấm, sung túc.

Băng 1: Ông Nguyễn Hữu Ngạn, Trưởng thôn Cao Lạng xã Ia Lâu, huyện Chư Prông:

Bây giờ thu nhập chính muôn hình muôn vẻ, có anh thì tập trung vào cây điều, nhà thì cây lúa, nhà thì cây mì. Chuẩn bị ngày tết thì bà con mua cá, thịt heo, gà, rau bắp cải. Cái tập quán của dân tộc mình ngày mùng 1 thì sang nhà , nhưng bên mình thì cứ tập trung ở chỗ kia thì đỡ phải va chạm nhau. Trò chơi thì thời cha ông tôi đã có rồi, nhưng khi vào đây thì mang theo vào như nhảy dây, ném còn,... còn những cái gì xấu thì cương quyết bỏ đi như đánh bạc này. Dân mình ở đây cũng nghỉ theo lịch nhà nước, dân mải làm lắm, đến 24-25 mới bắt đầu gói bánh, làm bánh khảo, nghỉ Tết đến mùng 4, mùng 5 thì việc anh anh đi, việc tôi tôi đi.

MC: Trên đường làng, trong không khí sắc xuân, bà Nguyễn Thị Hợp tay đang ôm 2 con gà bước đi với vẻ mặt hớn hở, vui tươi. Bà hợp cho biết, đôi gà trống này bà mua về để cúng Tết, nhà chỉ có hai mẹ con, nhưng vẫn phải sắm sửa đầy đủ mọi thứ.

Băng 2: Bà Nguyễn Thị Hợp, Thôn Cao Lạng xã Ia Lâu, huyện Chư Prông:

Mình mua để sắm tết mà, thấy người ta bán thì mình phải mua ngay, người ta mang từ chòi ra gà đẹp mà. Tết này mình sắm nhiều đồ lắm nhưng sắm sau. Còn mấy ngày nữa mình mới lau nhà, mua sắm đồ, hoa quả các thức mua lên thờ chứ. Năm nay sắm nhiều hơn năm kia, mua nhiều hơn. Mình mua nhiều hơn thì phải làm ra tiền nhiều hơn.

MC: Trưởng thôn Cao Lạng ông Nguyễn Hữu Ngạn dẫn chúng tôi đến vài căn nhà nữa như muốn khoe về không khí Tết ở nơi đây. Nhà nào cũng đã chuẩn bị xong lá gói bánh, gạo nếp, thịt heo, gà. Với những nhà có con cháu đi làm, đi học xa thì chưa tiến hành gói, còn nhà nào con cháu làm nông nghiệp, làm công nhân cao su ở trên địa bàn xã thì đã tiến hành gói bánh để nấu trước ngày 23 tháng chạp.

Băng 3: Anh Nông Văn Bình, Thôn Cao Lạng, xã Ia Lâu huyện Chư Prông chia sẻ:

Nói về Tết lễ thì đồ tết rất nhiều, heo gác bếp thì 27, 28 phải có 1 con. Như nhà mình thì ông già phải làm một con trên tạ. Nếu mà bò gác bếp với lòng bò gấc bếp thì ngon thôi rồi. Trò chơi thì có nhiều, đánh yến, đánh cồn này. Cắt ống tre, rồi lông gà cắm vào anh đá qua chị đá lại, hồi xưa gọi là đánh yến, bây giờ văn minh thì gọi là đánh cầu lông. Ngoài ra còn đối đáp bằng văn thơ, gọi là hà lều (cười)

MC: Trong năm qua, xã Ia Lâu đã tăng cường vận động, hướng dẫn các hộ nghèo phát huy các nguồn đầu tư từ cấp trên và vốn vay để tập trung đầu tư vào sản xuất có hiệu quả. Đặc biệt quan tâm chú trọng đến các hộ đăng ký thoát nghèo từ đầu năm để từng bước các hộ này thoát nghèo bền vững. Tiến hành sửa chữa gần 500m kênh mương đáp ứng kịp thời nhu cầu tưới tiêu của người dân. Tiếp tục đầu tư làm mới nhiều con đường nông thôn trong các thôn. Việc phát triển kinh tế - xã hội trong xã đã có nhiều chuyển biến tích cực. Huy động các ban, ngành đoàn thể tiếp tục phát triển, công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Nhờ đó, tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội luôn bảo đảm ổn định và giữ vững.

MC: Thưa quý vị và bà con! Giờ đây, tất cả mọi thứ ở thôn Cao Lạng nói riêng và xã Ia Lâu nói chung đều mang hơi thở của mùa Xuân. Gặp nhau trên đường, ai đó cũng hỏi nhau về câu chuyện sắm Tết, một không khí Tết thật sự đang rộn ràng ở Pleipai.

Tuấn Anh

Tự động

Tết ở bản mới vùng biên giới Chư Prông

Gặp nhau trên đường, ai đó cũng hỏi nhau về câu chuyện sắm Tết, một không khí Tết thật sự đang rộn ràng ở Pleipai.

Tuấn Anh

Các chương trình

Bản tin Lâm nghiệp ngày 20/5/2024: Phạt doanh nghiệp phá hơn 2,6ha rừng tự nhiên
Thời sự

Phạt doanh nghiệp phá hơn 2,6ha rừng tự nhiên; Doanh nghiệp ngành gỗ cần nâng cao năng lực trước biện pháp phòng vệ thương mại; Lạng Sơn thu hơn 4.000 tỷ đồng từ rừng.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 20/5/2024: Phạt doanh nghiệp phá hơn 2,6ha rừng tự nhiên
Bản tin Thủy sản ngày 20/5/2024: Thủ tướng yêu cầu xử lý vi phạm về VMS
Thời sự

Thủ tướng yêu cầu tập trung xử lý vi phạm về VMS; Gần 800 tàu cá mất kết nối thiết bị giám sát hành trình; Giá cá lóc tăng cao nhất từ đầu năm.

Bản tin Thủy sản ngày 20/5/2024: Thủ tướng yêu cầu xử lý vi phạm về VMS