| Hotline: 0983.970.780

Tái hiện Tết xưa làng cổ ở Thanh Hóa, du khách tha hồ check-in

Thứ Ba 17/01/2023 , 16:35 (GMT+7)

Chương trình được diễn ra từ ngày 17/1 đến 26/1 (tức ngày 26 tháng Chạp đến hết ngày mùng 5 Tết Nguyên đán Quý Mão) với nhiều hoạt động phong phú tại Thanh Hóa.

Đây là lần đầu tiên Chương trình “Tết xưa làng cổ” được UBND phường Hàm Rồng (Thanh Hóa) tổ chức tại làng cổ Đông Sơn - 1 trong 10 ngôi làng cổ đẹp nhất Việt Nam, với chuỗi hoạt động gồm: Giới thiệu, bán sản phẩm tại chợ quê; tổ chức các trò chơi, trò diễn dân gian; tổ chức các hoạt động ẩm thực, mua sắm tại; tham quan, chụp ảnh check-in tại các điểm di tích lịch sử, các ngõ trong làng cổ…

Ngay trong ngày đầu khai trương “Tết xưa làng cổ”, đã có hàng trăm lượt du khách ghé thăm và thưởng lãm vẻ đẹp của các gian hàng, không gian phiên chợ Tết xưa của người Việt. Một số gian hàng còn trưng bày các sản phẩm đặc sản, sản phẩm OCOP của TP. Thanh Hóa, qua đó, thúc đẩy các hoạt động thương mại, đáp ứng nhu cầu mua sắm của nhân dân, góp phần thúc đẩy sản xuất nông sản, thực phẩm an toàn của địa phương tới du khách trong nước và quốc tế.

Đến với "Tết xưa làng cổ", du khách còn được tham gia những trò chơi, trò diễn dân gian hấp dẫn mang đậm không khí Tết cổ truyền dân tộc; thưởng thức ẩm thực hương vị quê hương; tham quan, vãn cảnh các điểm di tích lịch sử trên địa bàn phường Hàm Rồng... Chương trình còn là dịp để tuyên truyền, giáo dục con em địa phương trong việc giữ gìn phong tục truyền thống, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị của làng cổ Đông Sơn.

Cũng trong buổi khai mạc chương trình “Tết xưa làng cổ”, đại diện Hội Lữ hành TP. Thanh Hóa đã trao 24 suất quà, mỗi suất trị giá 500 nghìn đồng cho các hộ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn phường Hàm Rồng.

Dưới đây là một số hình ảnh “Tết xưa làng cổ” được phóng viên ghi lại sáng 17/1.

Làng cổ Đông Sơn.

Làng cổ Đông Sơn.

Ông Đồ cho chữ ngày cuối năm tại Làng cổ Đông Sơn. Ảnh: Quốc Toản.

Ông Đồ cho chữ ngày cuối năm tại Làng cổ Đông Sơn. Ảnh: Quốc Toản.

Xin chữ đầu năm là nét đẹp truyền thống của người dân Việt Nam để cầu mong may mắn, bình an và phúc lộc thọ cho bản thân và gia đình. Ảnh: Quốc Toản.

Xin chữ đầu năm là nét đẹp truyền thống của người dân Việt Nam để cầu mong may mắn, bình an và phúc lộc thọ cho bản thân và gia đình. Ảnh: Quốc Toản.

Bánh cuốn làng cổ Đông Sơn. Ảnh: Quốc Toản.

Bánh cuốn làng cổ Đông Sơn. Ảnh: Quốc Toản.

 
 
 
 
 
Du khách du xuân được tham quan các gian hàng, không gian phiên chợ tết xưa của người Việt, hòa mình vào khung cảnh tươi vui, hối hả, rực rỡ sắc màu của không gian chợ Tết. Ảnh: Quốc Toản.

Du khách du xuân được tham quan các gian hàng, không gian phiên chợ tết xưa của người Việt, hòa mình vào khung cảnh tươi vui, hối hả, rực rỡ sắc màu của không gian chợ Tết. Ảnh: Quốc Toản.

Hình ảnh Bác Hồ được khắc họa điêu luyện trên quả Dưa hấu. Ảnh: Quốc Toản.

Hình ảnh Bác Hồ được khắc họa điêu luyện trên quả Dưa hấu. Ảnh: Quốc Toản.

 
Không gian trưng bày các sản phẩm đặc sản, sản phẩm OCOP. Ảnh: Quốc Toản.

Không gian trưng bày các sản phẩm đặc sản, sản phẩm OCOP. Ảnh: Quốc Toản.

 
Du khách Check-in tại làng cổ Đông Sơn. Ảnh: Quốc Toản.

Du khách Check-in tại làng cổ Đông Sơn. Ảnh: Quốc Toản.

Xem thêm
Đề xuất tăng chi ngân sách cho giáo dục, y tế

Nếu thực hiện tự chủ, các bệnh viện và trường đại học công lập có thể tăng viện phí hoặc học phí lên cao, khiến người bệnh, người học phải chi trả nhiều tiền hơn.

Tìm nguyên nhân khiến ngành chè 'ngại đổi mới'

'Cây chè là cây truyền thống và từng được bao cấp một cách triệt để về doanh nghiệp và đầu ra. Như vậy, đây có phải là nguyên nhân khiến ngành chè ngại đổi mới?' - nguyên Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trăn trở.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.