Một giải pháp BVTV phù hợp sẽ giúp khôi phục lại hệ sinh thái tự nhiên, đảm bảo ổn định sản xuất cho bà con vùng ĐBSCL.
Thanh Hóa: Duy trì hiệu quả hệ thống thủy lợi
Việc duy trì hiệu quả của hệ thống hạ tầng thủy lợi sẽ góp phần giảm thiểu thiệt hại thiên tai, nâng cao năng lực tưới tiêu, cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất.
Xuân Hào - Anh Toản | 08:15 07/07/2024
Thanh Hóa: Duy trì hiệu quả hệ thống thủy lợi
Thanh Hóa cũng là địa phương có nhiều công trình thủy lợi như hồ đập, trạm bơm... được xây dựng từ hàng chục năm trước. Thưa quý vị, trước tình hình khí hậu trong những năm gần đây có nhiều biến đổi phức tạp, tình trạng xâm nhập mặn ngày càng gay gắt. Do đó việc duy trì hiệu quả của hệ thống hạ tầng thủy lợi sẽ góp phần giảm thiểu thiệt hại thiên tai, nâng cao năng lực tưới tiêu, cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Và để làm rõ nội dung này, Trong chương trình hôm nay, NongnghiepRadio mời quý vị và bà con đến với tọa đàm với chủ đề “Duy trì hiệu quả hệ thống thủy lợi tại Thanh Hóa”.
Chúng tôi xin được trân trọng giới thiệu 2 vị khách mời tham gia chương trình ngày hôm nay:
Đầu tiên, xin trân trọng giới thiệu Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó giám đốc sở NN-PTNT Thánh Hóa
Vị khách mời tiếp theo là Ông Khương Bá Luận, Tổng Giám đốc Công ty TNHH 1 Thành viên Sông Chu Thanh Hóa.
Vâng xin cảm ơn các vị khách mời đã có mặt trong chương trình ngày hôm nay.
Thưa quý vị thính giả, thưa các vị khách mời, như chúng ta đã biết, Thanh Hóa là tỉnh có diện tích rộng và có địa hình đa dạng, hơn nữa sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Do đó Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hệ thống thủy lợi đã được đầu tư từ sớm với hạ tầng phong phú. Và bây giờ chúng ta sẽ cùng khảo sát thực trạng về hệ thống thủy lợi tại Thanh Hóa qua ghi nhận của phóng viên Anh Toản:
Thanh Hóa: Duy trì hiệu quả hệ thống thủy lợi
Thanh Hóa hiện có 2.524 công trình thủy lợi đầu mối; trong đó có 610 hồ chứa, 1.023 đập dâng, 891 trạm bơm. Hệ thống hạ tầng thủy lợi đã và đang phục vụ tưới, tiêu ổn định cho 310.000 ha đất gieo trồng cây hàng năm. Nhiều năm qua, việc quản lý và vận hành các công trình thủy lợi đều được các đơn vị, địa phương thực hiện tốt, cơ bản bảo đảm nguồn nước phục vụ sản xuất trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, đa phần công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh đều đã được xây dựng lâu năm, không đồng bộ, việc đại tu, sửa chữa lại hạn chế, nên nhiều công trình đã xuống cấp.
Việc kiểm tra, đánh giá chất lượng công trình thủy lợi chủ yếu đánh giá trực quan bằng mắt thường, đập nào có nguy cơ mất an toàn cao mới đưa vào danh mục hồ mất an toàn. Tuy nhiên, trên thực tế một số hồ vận hành bình thường nhưng khi đánh giá, đối chiếu với TCVN 11699:2023 Công trình thủy lợi - Đánh giá an toàn đập thì hồ được xếp mức C - đập có nguy cơ mất an toàn, nên sẽ ảnh hưởng đến việc theo dõi, chỉ đạo, quản lý vận hành công trình.
Thanh Hóa: Duy trì hiệu quả hệ thống thủy lợi
Theo thống kê toàn tỉnh có 1.286 công trình thủy lợi bị hư hỏng, cần duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa; 173 hồ chứa; đập dâng là 106 công trình; trạm bơm là 276 công trình; kênh và hệ thống kênh tưới tiêu là 609 công trình; cống tưới, tiêu là 56 công trình; công trình khác là 66 công trình. Toàn tỉnh có 86 hồ chứa bị hư hỏng nặng có nguy cơ mất an toàn. Các công trình thủy lợi xuống cấp đã khiến việc điều tiết, cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp tại địa phương gặp nhiều khó khăn.
Ông Cao Thế Sơn, Giám đốc Chi nhánh thủy lợi Quảng Xương - Công ty Thủy nông Sông Chu cho biết: “Hiện nay chi nhánh thủy lợi Quảng Xương đang quản lý cống tiêu Quảng Châu gồm 4 cửa. Hiện nay giàn vận hành đang bị hoen gỉ. Các giàn bê bông bị nổ khung thép. Do vậy khi vận hành lên xuống thì bị rung lắc mạnh, gây nguy hiểm cho người vận hành. Công ty Sông Chu đã có văn bản gửi UBND tỉnh Thanh Hóa và Sở NN-PTNT để xin kinh phí sửa chữa. Về phía Công ty Sông Chu đang hoàn thiện các thủ tục để sửa chữa công trình này”.
Vâng, rõ ràng là có khá nhiều công trình cần được duy tu bảo dưỡng phải không ạ? Và trước khi đi vào nội dung này, có lẽ xin được đặt câu hỏi với ông Nguyễn Hoài Nam-Phó giám đóc Sở NN - PTNT Thanh Hóa ạ.
# Thưa ông, ông có thể giới thiệu rõ hơn về bức tranh thủy lợi của tỉnh Thanh Hóa và những năm qua ngành thủy lợi Thanh Hóa đã có những thay đổi như thế nào để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất nông nghiệp của người dân tại địa phương?
- Ông Nam trả lời:
2/ Thưa Ông Khương Bá Luận, Tổng Giám đốc Công ty TNHH 1 Thành viên Sông Chu Thanh Hóa ạ. Được biết là hiện nay trên địa bàn quản lý của Công ty thì có không ít những công trình thủy lợi đã được đầu tư xây dựng lâu năm, vậy đây có phải là một trong những khó khăn, thách thức trong việc duy trì và vận hành các công trình thủy lợi?
- Ông Luận trả lời:
3/ Vâng thưa ông Nguyễn Hoài Nam, ông có thể cho biết những yếu tố nào đang tạo ra những thách thức cho ngành thủy lợi tại nước ta trong đó có Thanh Hóa ạ?
- Ông Nam trả lời
4/ Và ông Khương Bá Luận, trước thực trạng về hạ tầng thủy lợi mà công ty đang quản lý, Công ty đã có những phương thức quản lý, duy tu bảo dưỡng như thế nào? Hiện nay tại một số địa phương có tình trạng người dân sâm lấn vào phạm vi các công trình thủy lợi, vậy đây có phải là một trong những khó khăn trong công tác quản lý bảo vệ không?
- Ông Luận trả lời:
MC: Vâng thưa quý vị, mùa mưa bão đang đến gần nên việc khắc phục một số yếu tố nguy cơ gây mất an toàn trong hệ thống thủy lợi tại Thanh Hóa là việc làm cấp thiết. Mời quý vị cùng đến với phóng sự ngắn Nông nghiệp radio mới thực hiện:
Thanh Hóa: Duy trì hiệu quả hệ thống thủy lợi
Hiện nay, việc đầu tư phát triển, hoàn thiện hệ thống hạ tầng thủy lợi là một trong những nhiệm vụ quan trọng để nâng cao năng lực tưới tiêu, bảo đảm cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Nhận thức rõ tầm quan trọng đó, từ năm 2016 đến nay, trên địa bàn tỉnh có 301 công trình thủy lợi đầu mối được đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, hoàn thiện; trong đó có 104 công trình hồ chứa nước, 130 đập dâng, 67 trạm bơm. Hiện tại, có 69 công trình thủy lợi đang được thi công; trong đó, hồ chứa 36 công trình, đập dâng 11 công trình, trạm bơm 10 công trình, kênh mương 12 công trình. Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa đang triển khai thi công 109 công trình thủy lợi và 71 công trình thủy lợi chuẩn bị được đầu tư.
Tại hầu hết những vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, hệ thống hạ tầng thủy lợi đều được đầu tư đồng bộ, kiên cố, bảo đảm tưới tiêu cho hơn hầu hết diện tích cây trồng.
Để có nguồn lực đầu tư phát triển, hoàn thiện hạ tầng thủy lợi, ngành nông nghiệp cùng chính quyền các địa phương đã và đang thực hiện lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, chính sách hỗ trợ như: Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo nhanh và bền vững, Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới để đầu tư sửa chữa, xây mới các công trình thủy lợi. Trong đó, các đơn vị luôn ưu tiên nguồn vốn để triển khai nâng cấp, cải tạo hệ thống thủy lợi, nhất là đối với các công trình thủy lợi phục vụ vùng sản xuất tập trung, chuyên canh, quy mô lớn. Cùng với đó, chính quyền các địa phương luôn nỗ lực huy động nguồn vốn từ công tác xã hội hóa, sự đóng góp ngày công, tiền của Nhân dân để xây mới hệ thống kênh mương, kênh dẫn phục vụ công tác tưới, tiêu nội đồng.
Thanh Hóa: Duy trì hiệu quả hệ thống thủy lợi
Việc duy trì hiệu quả của hệ thống hạ tầng thủy lợi sẽ góp phần giảm thiểu thiệt hại thiên tai, nâng cao năng lực tưới tiêu, cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất.
Xuân Hào - Anh Toản
Các chương trình
Việc xây dựng hành trình làm nông nghiệp tốt gắn với phát triển các cây trồng chủ lực đang được ngành NN-PTNT tỉnh Tuyên Quang quan tâm và tạo được những thành tựu đáng kể.