Thể chế hoàn thiện tạo điều kiện cho chăn nuôi mở rộng quy mô

Thể chế hoàn thiện tạo điều kiện cho chăn nuôi mở rộng quy mô; Trồng thay thế hơn 1.800ha rừng thực hiện dự án hồ chứa nước Ka Pét.

Quỳnh Anh  | 08:56 02/12/2024

Thể chế hoàn thiện tạo điều kiện cho chăn nuôi mở rộng quy mô

Tự động

Thể chế hoàn thiện tạo điều kiện cho chăn nuôi mở rộng quy mô

  Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã đến với bản tin Nông Nghiệp Tuần Qua của Kênh Nông Nghiệp radio. Bây giờ sẽ là những nội dung chính sẽ có trong bản tin ngày hôm nay.

Headline ( 45 giây)

  • Thể chế hoàn thiện tạo điều kiện cho chăn nuôi mở rộng quy mô
  • Trồng thay thế hơn 1.800ha rừng thực hiện dự án hồ chứa nước Ka Pét
  • Nghiêm cấm bán chạy, vứt xác vật nuôi mắc bệnh lở mồm long móng
  • Cà Mau phát hiện, xử phạt gần 200 vụ vi phạm khai thác thủy sản
  • Gia Lai phát hiện vụ phá rừng tự nhiên
  • Thiếu cảng cá, chi phí mỗi chuyến biển tăng cao
  • Nạo vét thủy lợi đông xuân
  • Hà Tĩnh có hơn 180 tổ khuyến nông cộng đồng

Sau đây là nội dung chi tiết:

  • Thể chế hoàn thiện tạo điều kiện cho chăn nuôi mở rộng quy mô

Tại hội nghị phổ biến quy định, cơ chế chính sách, sản xuất, đầu tư, thương mại sản phẩm chăn nuôi phục vụ chiến lược phát triển chăn nuôi bền vững mới đây, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, sau hơn 4 năm thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045, ngành chăn nuôi đã và đang duy trì đà tăng trưởng ổn định. Năm 2023, ngành chăn nuôi duy trì tăng trưởng 5,7%; đạt doanh thu trên 33 tỷ USD toàn ngành, đóng góp 26% vào GDP nông nghiệp và trên 5% GDP của nước ta. Trong 10 tháng năm 2024, dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, thắt chặt nhập khẩu, tăng cường phòng chống nhập lậu, thúc đẩy xuất khẩu, giá sản phẩm chăn nuôi duy trì ở mức cao hơn giá thành sản xuất, thu hút tái đàn nên tổng đàn lợn và đàn gia cầm của nước ta duy trì đà tăng trưởng so với cùng kỳ. Cụ thể hơn về nội dung này, Nông nghiệp Radio sẽ tiếp tục gửi tới quý vị trong phần sau của chương trình.

  • Trồng thay thế hơn 1.800ha rừng thực hiện dự án hồ chứa nước Ka Pét

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án hồ chứa nước Ka Pét. Dự án được thực hiện tại xã Mỹ Thạnh và xã Hàm Cần, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận. Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất lâm nghiệp sang mục đích khác là trên 600 ha rừng tự nhiên, trong đó hơn 136 ha rừng đặc dụng. Dự án cũng đã có phương án trồng rừng thay thế trên tổng diện tích trồng 1.845 ha. Quyết định cũng nêu rõ, chỉ được phép triển khai thực hiện dự án sau khi cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng rừng theo đúng các quy định pháp luật; thực hiện nộp tiền trồng rừng thay thế vào Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Bình Thuận để trồng bù tối thiểu 1.845 ha rừng theo đúng quy định của pháp luật.

  • Nghiêm cấm bán chạy, vứt xác vật nuôi mắc bệnh lở mồm long móng

Theo Cục Thú y, Bộ NN-PTNT, trong 6 tháng đầu năm, cả nước phát sinh 44 ổ dịch lở mồm long móng. Trong các tháng 8, 9, 10, dịch diễn biến phức tạp, lây lan nhanh tại nhiều đại phương. Trước tình hình đó, để bảo vệ đàn vật nuôi, hạn chế thiệt hại, đảm bảo nguồn cung dịp cuối năm, Cục Thú y yêu cầu các địa phương tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để người chăn nuôi hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng, tác hại và cách phòng chống bệnh lở mồm long móng. Thực hiện tốt công tác vệ sinh thú y, tiêm phòng. Khi phát hiện gia súc mắc bệnh, nghi ngờ mắc bệnh lở mồm long móng phải nhanh chóng cách ly, không cho vật nuôi nghi mắc bệnh tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với gia súc khoẻ mạnh. Nghiêm cấm bán chạy, vứt xác vật nuôi mắc bệnh ra môi trường.

  • Cà Mau phát hiện, xử phạt gần 200 vụ vi phạm khai thác thủy sản

Theo NN&PTNT Cà Mau, từ đầu năm đến nay, lực lượng chức năng tỉnh đã phát hiện, xử phạt gần 200 vụ vi phạm về khai thác thuỷ sản với số tiền 7,5 tỷ đồng. Trong đó, xử phạt vi phạm IUU hơn 100 vụ, với hơn 6 tỷ đồng. Thời gian qua, tỉnh Cà Mau phối hợp chặt chẽ với các tỉnh ven biển và các lực lượng chấp pháp trên biển để quản lý, kiểm soát hoạt động của tàu cá trên biển hoặc hoạt động ngoài tỉnh, nhằm kịp thời trao đổi, cung cấp thông tin ngăn chặn, xử lý tàu cá của Cà Mau có hành vi khai thác IUU. Ðồng thời, các ngành chức năng và địa phương trong tỉnh cũng đã có sự phối hợp chặt chẽ trong quản lý tàu cá, nhất là công tác số hoá IUU.

  • Gia Lai phát hiện vụ phá rừng tự nhiên

UBND huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai mới đây cho biết, huyện đang yêu cầu các đơn vị chức năng tiến hành kiểm tra xác minh một vụ phá rừng tại khu vực xã Ia Grăng. Trước đó, Hạt kiểm lâm huyện Ia Grai trong quá trình kiểm tra đã phát hiện diện tích rừng sản xuất bị thiệt hại gần 0,7ha, thuộc xã Ia Grăng. Lâm tặc đã dùng cưa máy, rìu phát dọn trống cả khu vực. Các cây này có đường kính từ 12 cm đến 65 cm với các chủng loại như: thành ngạnh, SP6, vừng, móng bò... Trạng thái rừng là rừng gỗ tự nhiên, thuộc loại trung bình và được phân loại là rừng sản xuất. Tính từ đầu năm đến nay, cơ quan chức năng huyện Ia Grai phát hiện, xử lý 6 vụ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp, trong đó có 5 vụ đã khởi tố, còn lại đang điều tra.

  • Thiếu cảng cá, chi phí mỗi chuyến biển tăng cao

Tỉnh Quảng Bình có 2 cảng cá loại 2 là cảng cá Sông Gianh và cảng cá Nhật Lệ phục vụ cho gần 1.170 tàu cá dài trên 15m vào bốc dỡ hàng hóa. Tuy nhiên, từ đầu năm 2022, cảng cá Sông Gianh đã đóng cửa để cải tạo, nâng cấp thành cảng cá loại 1. Do vậy, cảng cá Nhật Lệ đã phải hoạt động suốt ngày đêm để tiếp nhận, làm thủ tục cho tàu cá vào bốc dỡ hàng hóa và xuất bến. Do cảng cá Sông Gianh thi công kéo dài nên ngư dân Quảng Bình thiếu cảng cá để cập tàu. Trung bình mỗi chuyến khơi, nhiều tàu cá ngư dân phải tăng chi phí lên hơn 10 triệu đồng để tìm bến. Nhiều tàu cá khác đã cập bến bốc dỡ hàng hóa ở nơi trái quy định, làm cho việc quản lý tàu cá, lượng hàng hóa qua cảng của cơ quân chức năng cũng gặp nhiều khó khăn.

  • Nạo vét thủy lợi đông xuân

Sở NN-PTNT Hưng Yên vừa có tờ trình UBND tỉnh về tổng hợp khối lượng, kinh phí đề nghị hỗ trợ nạo vét thủy lợi đông xuân và đắp đê Bắc Hưng Hải năm 2024 – ¬2025. Theo đó, tổng khối lượng nạo vét thủy lợi đông xuân và đắp đê Bắc Hưng Hải, đắp bờ kênh trục chính năm 2024 – 2025 là hơn 880 nghìn m3. Thời điểm này, ở nhiều địa phương đã chủ động triển khai thực hiện các công trình tiểu thủy lợi nội đồng, các đơn vị khai thác công trình thủy lợi tích cực tổ chức rút nước trên các sông trục để thuận lợi cho việc nạo vét. Sau khi có kế hoạch của tỉnh, các chủ đầu tư căn cứ vào kế hoạch được giao để lựa chọn, ưu tiên thi công các công trình khó khăn về nguồn nước.

  • Hà Tĩnh có hơn 180 tổ khuyến nông cộng đồng

Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh, sau 2 năm triển khai thực hiện Đề án thí điểm “Nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông trên cơ sở kiện toàn mô hình tổ khuyến nông cộng đồng”, trong giai đoạn 2022-2024, Hà Tĩnh đã thành lập được hơn 180 tổ khuyến nông cộng đồng với gần 2.400 thành viên tham gia. Các tổ được thành lập theo quyết định của UBND xã/phường/thị trấn. Cùng đó, Trung tâm cũng tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực cho các tổ khuyến nông cộng đồng. Các học viên đã được tập huấn, nâng cao nhận thức về tư vấn, phát triển thị trường; phương án sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã; ứng dụng chuyển đổi số trong tư vấn, liên kết tiêu thụ nông sản; chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, phòng trừ bệnh hại.

Nhạc cắt

Đối thoại

Thưa quý vị và bà con, được nghiên cứu xây dựng từ những ngày đầu lập nước và tiếp tục hoàn thiện trong nhiều giai đoạn phát triển, đến thời điểm này, ngành chăn nuôi đã có hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế chính sách, một thể chế khá hoàn thiện, tương đồng, hội nhập khu vực và quốc tế với chiến lược, định hướng phát triển rõ ràng. Nguồn lực từ 5 đề án ưu tiên thực hiện chiến lược, từ Nghị định chính sách và tư liệu sản xuất là đất đai đã sẵn sàng, thời điểm và cơ hội vàng để chuyển đổi ngành theo hướng phát triển bền vững hơn đang đến. Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, dựa trên những thể chế đã có, ngành chăn nuôiViệt Nam đang tập trung phát triển theo 3 trụ cột chính để tăng tốc xuất khẩu, mở rộng quy mô.

Băng

Đinh Phương Chi

Nhạc

Nội dung vừa rồi cũng kết thúc bản tin Nông nghiệp hôm nay. Xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau!

Tự động

Thể chế hoàn thiện tạo điều kiện cho chăn nuôi mở rộng quy mô

Thể chế hoàn thiện tạo điều kiện cho chăn nuôi mở rộng quy mô; Trồng thay thế hơn 1.800ha rừng thực hiện dự án hồ chứa nước Ka Pét.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Thư Bộ trưởng Lê Minh Hoan gửi hệ thống khuyến nông
Thời sự

Từng giọt mồ hôi trên cánh đồng, từng câu chuyện chúng ta kể với nông dân, từng bước đi của hệ thống khuyến nông đều góp phần làm nên một nền nông nghiệp bền vững.

Thư Bộ trưởng Lê Minh Hoan gửi hệ thống khuyến nông
Nhiều nghề truyền thống được khôi phục và phát triển
Thời sự

Nhiều nghề truyền thống được khôi phục và phát triển; Hơn 40 vụ ngộ độc thực phẩm liên quan tới độc tố tự nhiên; Giá dừa khô nguyên liệu tăng gấp đôi năm ngoái.

Nhiều nghề truyền thống được khôi phục và phát triển