Thị phần cà phê Việt Nam sụt giảm
Thị phần cà phê Việt Nam sụt giảm; Cà Mau công bố tình huống khẩn cấp hạn hán cấp độ 2; Nông dân thu hoạch lạc với niềm vui năng suất cao.
Quỳnh Anh | 10:50 19/04/2024
Thị phần cà phê Việt Nam sụt giảm
- Thị phần cà phê Việt Nam sụt giảm
Thưa quý vị và bà con, Quý I năm nay, cà phê tiếp tục là mặt hàng nông sản có giá trị xuất khẩu nằm trong tốp đầu của ngành Nông nghiệp. Dù chỉ tăng gần 5% về lượng, song giá trị xuất khẩu cà phê Việt Nam tăng tới hơn 57%, tương đương hơn 1,9 tỷ USD. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho rằng, Việt Nam hiện là quốc gia sản xuất và xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới. Hằng năm, Việt Nam sản xuất từ 27 đến 30 triệu bao cà phê Robusta, đóng góp khoảng 40% tổng sản lượng toàn cầu. Tuy nhiên, kể từ sau niên vụ 2021-2022, thị phần cà phê của Việt Nam liên tục sụt giảm, từ việc chiếm 40% tổng sản lượng toàn cầu, giảm xuống còn 36% trong niên vụ hiện tại. Đây là thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững của ngành hàng cà phê Việt Nam ở những năm tiếp theo.
- Cà Mau công bố tình huống khẩn cấp hạn hán cấp độ 2
Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa có quyết định về việc công bố tình huống khẩn cấp hạn hán cấp độ 2 trên địa bàn huyện Trần Văn Thời và U Minh. Theo kết quả quan trắc vào đầu tháng 4, hạn hán kéo dài đã khiến mực nước dưới các kênh, rạch trong vùng ngọt huyện U Minh xuống mức thấp. Hầu hết các tuyến kênh, rạch trong vùng ngọt của huyện Trần Văn Thời đã khô cạn. Ứng phó trước tình hình khô hạn khốc liệt, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau yêu cầu ngành chuyên môn và chính quyền địa phương tiếp tục thiết lập các điểm cấp nước tập trung, hỗ trợ dụng cụ chứa, bồn chứa, hoá chất xử lý nước, vận chuyển nước ngọt từ nơi khác đến. Đồng thời, mở rộng mạng đường ống cấp nước các công trình hiện có. Trong trường hợp cấp thiết, cần huy động lực lượng, phương tiện vận chuyển nước, tuyệt đối không để người dân thiếu nước sinh hoạt.
- Bà Rịa - Vũng Tàu đặt mục tiêu giải quyết việc làm cho 13.000 lao động
Theo kế hoạch phát triển ngành nghề nông thôn của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tỉnh đề ra mục tiêu đến năm 2025 giải quyết việc làm cho 13.000 - 13.500 lao động nông thôn, hỗ trợ phát triển nghề truyền thống; triển khai các Dự án phát triển ngành nghề nông thôn trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ, xử lý môi trường… Để thực hiện các mục tiêu này, tỉnh triển khai một số giải pháp về cơ chế chính sách hỗ trợ như: mặt bằng sản xuất; xúc tiến thương mại; đào tạo nguồn nhân lực; hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn; hỗ trợ nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất; tập huấn chuyển giao công nghệ, xây dựng sản phẩm OCOP; xây dựng hệ thống xử lý môi trường, cơ sở vật chất ngành nghề nông thôn; khoa học công nghệ; lồng ghép phát triển du lịch nông nghiệp, ngành nghề nông thôn và huy động nguồn vốn, đầu tư tín dụng.
- 10 tỷ đồng cho trồng mới, cải tạo cam
Trong vài năm qua, bệnh vàng lá, thối rễ đã làm hơn 1000 ha cam của huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái bị chết, sản lượng vùng cây ăn quả sụt giảm mạnh. Với mục tiêu khôi phục diện tích cây cam trên địa bàn huyện và nâng cao chất lượng vùng cây ăn quả có múi, năm 2024, huyện Văn Chấn xây dựng kế hoạch trồng mới, trồng cải tạo 100 ha cam, quýt tại 9 xã, thị trấn. Dự kiến kinh phí thực hiện gần 10 tỷ đồng. Phương thức hỗ trợ 30 nghìn đồng/1 cây giống, mật độ 525 cây/ha, diện tích thực hiện từ 0,5ha trở lên, ưu tiên cho các diện tích đất liền khoảnh, có điều kiện về đất đai, nhân công lao động, đảm bảo nguồn vốn đối ứng.
-
Nông dân thu hoạch lạc với niềm vui năng suất cao
Vụ xuân năm nay, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An gieo trồng 2.200 ha lạc. Sau gần 4 tháng gieo trồng, hiện bà con nông dân đã bắt đầu bước vào thu hoạch. Trong số 2.200 ha lạc xuân của huyện Diễn Châu có khoảng 1.000 ha được bà con thu hoạch bán củ tươi, tương đương gần 7.000 tấn. Bà con bán tươi tại ruộng cho cho thị trường nhiều tỉnh trong nước và xuất khẩu sang Trung Quốc. Với năng suất đạt cao từ 3,5 - 4 tạ/sào lạc tươi, thu về bình quân 5 triệu đồng/sào. Thu hoạch lạc bán tươi thường rút ngắn được thời gian nửa tháng nên tạo điều kiện thuận lợi để bà con gieo sớm 1.900 ha vừng hè thu.
Nhạc
Thưa quý vị và bà con, mới đây, Bộ NN-PTNT đã ban hành quyết định phê duyệt Đề án “Phát triển bền vững ngành ong đến năm 2030” với mục tiêu phát triển bền vững, nâng cao sức cạnh tranh của ngành ong, xây dựng và bảo vệ thương hiệu sản phẩm ong Việt Nam. Trong đó, sẽ duy trì số lượng từ 1,3 đến 1,5 triệu đàn ong được di chuyển theo nguồn hoa, nguồn mật, đạt năng suất mật bình quân cả nước trên 42 kg/đàn/năm đối với ong ngoại và trên 18 kg/đàn/năm đối với ong nội; tổng sản lượng mật ong ổn định 55-60 nghìn tấn/năm. Để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của ngành ong, việc ứng dụng những tiến bộ về khoa học công nghệ là giải pháp quan trọng, trong đó có mô hình nuôi ong lấy mật áp dụng công nghệ 4.0. PGS. TS Phạm Hồng Thái, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ong và Nuôi ong Nhiệt đới thuộc Học viện Nông nghiệp Việt Nam - đơn vị đầu tiên của Việt Nam ứng dụng thành công mô hình này chia sẻ:
Băng:
Thanh Thủy
Bây giờ sẽ là những thông tin hoạt động chỉ đạo, điều hành về nông nghiệp sẽ diễn ra trong ngày hôm nay, 19/4/2024.
Hôm nay, Bộ trưởng Lê Minh Hoan Nghe tiến độ xây dựng Nghị định quy định chi tiết đất trồng lúa. Sau đó, họp với Bộ trưởng Bộ Khoa học công nghệ.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến Nghe báo cáo một số nội dung chưa hoàn thiện thuộc lĩnh vực Chăn nuôi gồm Nghị định, Đề án, Chuyển đổi nhiệm vụ theo Thông tư 01/2024 và Sách về ngành chăn nuôi.
Thứ trưởng Trần Thanh Nam Khảo sát mô hình thí điểm 01 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp tiếp tục chuyến công tác nước ngoài.
Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị Họp theo giáy mời của Văn phòng Trung ương Đảng.
Trong khi đó, Thứ trưởng Hoàng Trung cùng Bộ trưởng nghe tiến độ xây dựng Nghị định quy định chi tiết đất trồng lúa. Sau đó, Dự Hội nghị Hợp tác kinh tế Nam Ninh - Trung Quốc.
Quỳnh Anh
$ Nội dung vừa rồi cũng kết thúc Bản tin Nông nghiệp 24h của kênh phát thanh Nông nghiệp Radio hôm nay, bản tin do BTV Xuân Hào biên soạn và thực hiện, xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau.
Thị phần cà phê Việt Nam sụt giảm
Thị phần cà phê Việt Nam sụt giảm; Cà Mau công bố tình huống khẩn cấp hạn hán cấp độ 2; Nông dân thu hoạch lạc với niềm vui năng suất cao.
Quỳnh Anh
Tin liên quan
Các chương trình
Quy mô chăn nuôi bò thịt giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng; Liên kết chuỗi là giải pháp để ngành tôm phát triển; Cấm đánh bắt thủy sản tại hồ Dầu Tiếng 30 ngày.
Đông Bắc bộ và Bắc Trung bộ đêm và sáng trời rét, ngày trời lạnh. Từ Thanh Hóa đến Phú Yên tiếp tục có mưa lớn diện rộng.