Thị trường Trung Quốc đã mở nhưng sẽ khó

Tạo động lực cho sản phẩm mỹ nghệ Việt vươn xa; Thực hiện tốt yêu cầu kỹ thuật, vượt thách thức từ bạn hàng Trung Quốc; Diện tích có nước phục vụ gieo cấy vụ Đông Xuân đạt gần 96%; Xuất khẩu giảm, giá lúa vẫn tăng.

Xuân Hào  | 

Thị trường Trung Quốc đã mở nhưng sẽ khó

Tự động

trong tuần qua, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cùng đoàn công tác đã đến thăm cánh đồng trồng cói tại huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa và thăm cơ sở sản xuất đồ gia dụng bằng cói, lục bình… tại huyện Kim Sơn, Ninh Bình. Tại chuyến thăm, Bộ trưởng Lê Minh Hoan chia sẻ, nước ta hiện có rất nhiều mô hình doanh nghiệp, HTX mây tre đan hoạt động hiệu quả nhờ tận dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ, thân thiện với môi trường. Do đó, Bộ trưởng đề nghị vận động thành lập hiệp hội làng nghề chuyên ngành để kết nối những lao động thủ công với HTX ngành nghề, doanh nghiệp. Đồng thời nghiên cứu, đề xuất chính sách hỗ trợ để đưa các sản phẩm mỹ nghệ thuần Việt vươn xa.

Quang Dũng

  • Thực hiện tốt yêu cầu kỹ thuật, vượt thách thức từ bạn hàng Trung Quốc

Cũng trong tuần qua, Tổ Điều hành Diễn đàn kết nối nông sản 970 - Bộ NN-PTNT đã tổ chức diễn đàn trực tuyến “Thúc đẩy giao thương nông sản, thực phẩm giữa Việt Nam và tỉnh Vân Nam - Trung Quốc” . Phát biểu tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam nhấn mạnh, Trung Quốc và Việt Nam luôn xác định là những đối tác thương mại lớn nhất của nhau. Việc Trung Quốc mở cửa thị trường từ ngày 8/1 vừa qua là tin mừng cũng là thách thức với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Tiêu chuẩn, quy chuẩn của nước bạn ngày càng cao, song, Trung Quốc là một thị trường lớn, còn nhiều dư địa để khai thác, doanh nghiệp Việt Nam cần thực hiện theo đúng yêu cầu kỹ thuật; vùng nguyên liệu; mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói… để đáp ứng yêu cầu phía bạn. Cụ thể về nội dung này, Nông nghiệp Radio sẽ tiếp tục thông tin đến quý vị trong phần sau của chương trình.

Quỳnh Anh

  • Diện tích có nước phục vụ gieo cấy vụ Đông Xuân đạt gần 96%

Trong tuần qua, các địa phương vùng Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ đã kết thúc đợt lấy nước đổ ải đợt 2 phục vụ gieo cấy lúa vụ đông xuân 2022 - 2023. Theo Cục Thủy lợi, tính đến hết đợt 2, tổng diện tích đã lấy được nước là trên 476.000 ha, đạt 95,6% diện tích gieo cấy theo kế hoạch. Ngoài ra, kết thúc ngày cuối cùng của đợt 2 lấy nước, Tập đoàn điện lực Việt Nam đã xả tổng cộng 3,62 tỷ m3, phục vụ đắc lực cho các địa phương khu vực chuẩn bị gieo cấy. Nhìn chung, công tác phối hợp, chỉ đạo, điều hành các đợt lấy nước được thực hiện sâu sát, quyết liệt. Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã tổ chức vận hành tối đa công suất phát điện để nâng mực nước cao nhất cho hạ du, đồng thời bảo đảm cung cấp đủ điện cho các trạm bơm hoạt động.

Phạm Hiếu

  • Xuất khẩu giảm, giá lúa vẫn tăng

Xuất khẩu gạo tháng đầu năm nay giảm hai con số cả về lượng lẫn giá trị so với cùng kỳ năm trước, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam hiện cũng thấp hơn gạo Thái Lan. Tuy nhiên, ở trong nước, giá lúa tại DBSCL có xu hướng tăng đầu vụ thu hoạch lúa Đông Xuân. Lúa Đông Xuân hiện được bà con bán tại ruộng dao động từ 6.600- 7.500 đồng/kg (tùy giống), tăng bình quân từ 500- 1.000 đồng/kg so với vụ Đông Xuân trước. Theo đại diện một số doanh nghiệp, nguyên nhân giá lúa tăng là do một số hợp đồng của năm 2022 còn tồn đọng lại, các doanh nghiệp tranh thủ mua để giao cho khách hàng. Mặt khác, hiện tồn kho trong nước còn ít nên doanh nghiệp mua vào để có nguồn dự trữ, hơn nữa, vụ Đông Xuân là vụ lúa có chất lượng tốt, dẫn đến đẩy giá lúa lên.

Kim Sơ

  • Trà Vinh xuất hiện đỉnh mặn vượt 4‰

Theo Chi cục Thủy lợi tỉnh Trà Vinh, những ngày đầu 2/2023, tại địa phương đã xuất hiện đỉnh mặn trên 4‰ và xuất hiện xâm nhập sâu về phía thượng nguồn.  Để chủ động ứng phó xâm nhập mặn Chi cục Thủy lợi đã thường xuyên triển khai nhiều biện pháp như: theo dõi tình và kịp thời thông báo đến người dân biết để có kế hoạch sử dụng nước phù hợp. Đóng kín các cửa cống khi độ mặn lớn hơn và bằng 1 ‰ xuất hiện tại các cống đầu mối; khuyến cáo người dân xuống giống đúng lịch thời vụ, không sản xuất lúa ở những nơi không chủ động được nguồn nước…. Nhờ đó, việc sản xuất của người dân không bị ảnh hưởng.

Hồ Thảo

  • Xây dựng thành phố không thịt động vật hoang dã

UBND thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam vừa ban hành Kế hoạch triển khai chương trình “Tam Kỳ - Thành phố không thịt động vật hoang dã” giai đoạn 2023 - 2030. Kế hoạch được xây dựng với các mục tiêu giảm triệt để các hành vi buôn bán, vận chuyển, kinh doanh, sử dụng động vật hoang dã và các sản phẩm từ động vật hoang dã đến mức thấp nhất và tiến tới chấm dứt hoàn toàn vào năm 2030. Các cơ quan đơn vị thuộc thành phố và các cơ quan đơn vị hoạt động trên địa bàn thành phố cam kết không tiêu thụ động vật hoang dã và các sản phẩm từ động vật hoang dã. 100% các nhà hàng, cơ sở kinh doanh ăn uống trên địa bàn thành phố cam kết không buôn bán trái phép động vật hoang dã và các sản phẩm từ động vật hoang dã.

Tùng Đinh

  • Ngư dân Phú Yên mở biển “săn” cá ngừ đại dương

Sau thời gian nghỉ Tết, ngư dân tỉnh Phú Yên nhộn nhịp mở chuyến biển đầu năm. Từ ngày 16 tháng Giêng, tại các cảng cá trong tỉnh, tàu cá của ngư dân nối đuôi nhau ra biển khai thác cá ngừ đại dương. Năm nay, do thời tiết bất lợi, tàu câu cá ngừ đại dương của Phú Yên mở biển chậm hơn so với mọi năm. Nhưng hàng trăm tàu chuyên câu cá ngừ đại dương ở Phú Yên vẫn hướng ra biển khơi hy vọng mùa đánh bắt bội thu. Ban Quản lý Cảng cá tỉnh Phú Yên cho biết, tính đến ngày 10/2, hơn 200 tàu khai thác cá ngừ đại dương của ngư dân tỉnh Phú Yên đã mở biển. Đến cuối tháng Giêng, hơn 400 tàu câu cá câu ngừ đại dương còn lại trong tỉnh sẽ tiếp tục vươn khơi.

Trọng Linh

  • Cà rốt Hải Dương tiêu thụ thuận lợi

Nhờ việc Hàn Quốc mở cửa trở lại với cà rốt Việt Nam vào hồi đầu năm, cùng thời điểm vụ thu hoạch nên đầu ra cho cà rốt Hải Dương hiện đang tương đối thuận lợi.  Hiện nay, hầu hết cà rốt tại địa bàn tỉnh Hải Dương đều được các doanh nghiệp, HTX liên kết thu mua xuất khẩu với giá 5.000 đồng/kg, sau khi sơ chế có giá lên tới 7.000 đồng/kg. Bên cạnh các thành tựu đã đạt được, lãnh đạo ngành nông nghiệp Hải Dương cũng lưu ý các doanh nghiệp khi thu mua, phân loại, đóng gói sản phẩm phải đảm bảo chất lượng để giữ uy tín cho cà rốt của Hải Dương trong quá trình chinh phục các thị trường quốc tế.

Minh Phúc

Nhạc cắt

Thưa quý vị và bà con, thời gian trước đây, vùng Nam tỉnh Bình Định đã được Nhà nước đầu tư nhiều công trình thủy lợi lớn, như hồ chứa nước Định Bình, đập dâng Văn Phong, hồ chứa nước Núi Một. Hệ thống thủy lợi Tân An-Đập Đá cũng được tu sửa, nâng cấp để phát huy năng lực. Trong khi đó, ở phía Bắc tỉnh này lại có hạ tầng thủy lợi hạn chế, dẫn đến sản xuất nông nghiệp thường xuyên bị thất bát bởi hạn hán, thiếu nước tưới, ảnh hưởng lớn đến năng suất. Để tháo gỡ khó khăn trong sản xuất nông nghiệp của vùng Bắc Bình Định, Bộ NN-PTNT đã cho phép đầu tư xây dựng hồ chứa nước Đồng Mít (huyện An Lão) bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ trung hạn 2016-2020 và ngân sách địa phương.

Vừa qua, Bộ NN-PTNT đã phối hợp với UBND tỉnh Bình Định tổ chức Lễ khánh thành hồ chứa nước Đồng Mít. Tham dự và phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, Bắc Bình Định là vùng đất khắc nghiệt, mùa nắng thì hạn hán, mùa mưa thì lũ lụt uy hiếp. Nhà nước rất chia sẻ với những khó khăn của bà con tại đây. Do đó, Chính phủ quyết định đầu tư xây dựng hồ Đồng Mít, giao Bộ NN-PTNT làm chủ đầu tư, UBND tỉnh Bình Định thực hiện công tác giải phóng mặt bằng để xây dựng 1 công trình thủy lợi đa mục tiêu, vừa chống hạn, vừa cắt lũ. Sau hơn 4 năm triển khai, với sự nỗ lực của các đơn vị thực hiện, công trình đã hoàn thành và đáp ứng được mục tiêu đề ra.

Băng

Công trình Hồ Đồng Mít được hoàn thành không chỉ giúp giải quyết được nỗi lo về nước tưới cho 4 huyện, thị phía Bắc tỉnh Bình Định mà góp phần cắt giảm lũ cho vùng hạ du. Thành công của công trình này là sự kết hợp giữa nỗ lực của các Bộ, ngành, đơn vị thi công, chính quyền địa phương và cả sự đồng thuận của người dân trong vùng dự án. Chắc chắn rằng, những bài học kinh nghiệm từ Dự án Hồ Đồng Mít sẽ giúp cho việc thi công, thực hiện các công trình trong thời gian tới đạt được hiệu quả cao hơn.

Lê Khánh

Đối thoại

Thưa quý vị và bà con, ngày 8/1 vừa qua, Trung Quốc mở cửa thị trường trở lại, khơi thông các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa sau thời gian dài chững lại vì dịch Covid-19. Đây là tin vui với các doanh nghiệp của Việt Nam khi Trung Quốc vốn là đối tác thương mại lớn và là thị trường còn nhiều dư địa cho xuất khẩu nông sản. Song, việc quốc gia đông dân nhất thế giới mở cửa trở lại cũng là thách thức không hề nhỏ bởi đây không còn là thị trường dễ tính, các yêu cầu đối với hàng hóa nhập khẩu đang ngày càng khắt khe hơn. Nhận thấy rõ khó khăn ở hiện tại và trong thời gian tới, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT đã có những gợi mở cho doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Cụ thể về nội dung này, mời quý vị cùng đến với những chia sẻ của Thứ trưởng Trần Thanh Nam.

Băng

Quỳnh Anh

Tự động

Thị trường Trung Quốc đã mở nhưng sẽ khó

Tạo động lực cho sản phẩm mỹ nghệ Việt vươn xa; Thực hiện tốt yêu cầu kỹ thuật, vượt thách thức từ bạn hàng Trung Quốc; Diện tích có nước phục vụ gieo cấy vụ Đông Xuân đạt gần 96%; Xuất khẩu giảm, giá lúa vẫn tăng.

Xuân Hào

Các chương trình

Bản tin Thủy sản ngày 17/5/2024: Tiêu hủy 444.000 con tôm giống chưa qua kiểm dịch
Thời sự

Tiêu hủy 444.000 con tôm giống chưa qua kiểm dịch; Năng nóng giảm, người nuôi tôm đồng loạt thả giống; Chủ động nguồn giống, phát triển thương hiệu cá Bỗng Hà Giang.

Bản tin Thủy sản ngày 17/5/2024: Tiêu hủy 444.000 con tôm giống chưa qua kiểm dịch
4 vấn đề then chốt ngành nông nghiệp cần trợ lực của khoa học, công nghệ
Thời sự

4 vấn đề then chốt ngành nông nghiệp cần trợ lực của khoa học, công nghệ; Nhiều loại sâu bệnh có thể phát sinh gây hại lúa xuân.

4 vấn đề then chốt ngành nông nghiệp cần trợ lực của khoa học, công nghệ