Từng giọt mồ hôi trên cánh đồng, từng câu chuyện chúng ta kể với nông dân, từng bước đi của hệ thống khuyến nông đều góp phần làm nên một nền nông nghiệp bền vững.
Thị trường xuất khẩu rộng mở cho nông sản hữu cơ
Thanh - Nghệ - Tĩnh chủ động ứng phó với mưa lũ; Hơn 1.300 cây chè Shan tuyết Hà Giang được công nhận là Cây Di sản; ĐBSCL chuyển đổi cây trồng do áp lực chi phí sản xuất; Hơn 4.000 nhân khẩu bị cô lập do sạt lở đất.
Xuân Hào | 07:07 30/09/2022
Thực phẩm hữu cơ và cơ hội xuất khẩu theo xu thế tiêu dùng
-
Thanh - Nghệ - Tĩnh chủ động ứng phó với mưa lũ
Thưa quý vị và bà con, theo dự báo, đến hôm nay vẫn tiếp tục có mưa lớn tại các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt. Do đó, từ hôm qua, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai đã có công điện gửi các tỉnh này và các Bộ, ban, ngành liên quan, yêu cầu triển khai biện pháp chủ động ứng phó với mưa lũ. Ban Chỉ đạo đề nghị các tỉnh và cơ quan theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, thông tin kịp thời, đầy đủ đến các cấp chính quyền, người dân để chủ động phòng tránh; sơ tán dân khỏi vùng nguy hiểm; kiểm soát, hướng dẫn giao thông; vận hành công trình tiêu úng, bảo vệ sản xuất, khu công nghiệp.
Phạm Hiếu
- Hơn 1.300 cây chè Shan tuyết Hà Giang được công nhận là Cây Di sản
Cũng trong ngày hôm qua tại huyện vùng cao Hoàng Su Phì, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Sở NN-PTNT tỉnh Hà Giang đã tổ chức lễ công bố “Cây chè di sản Việt Nam đối với quần thể Chè Shan tuyết Hà Giang”. Tại chương trình, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam đã trao quyết định công nhận 1.324 cây chè Shan tuyết của các huyện Bắc Quang, Hoàng Shu Phì, Vị Xuyên và Xín Mần là Cây Di sản Việt Nam. Như vậy, Hà Giang đã có hơn 1600 cây Chè Shan tuyết được công nhận là Cây Di sản Việt Nam. Chè Shan tuyết cổ thụ là những “báu vật” đối với người trồng chè ở Hà Giang, được công nhận là Cây Di sản sẽ giúp địa phương nâng cao công tác bảo tồn và phát triển giống chè quý hiếm này cũng như mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân.
Quỳnh Anh
- ĐBSCL chuyển đổi cây trồng do áp lực chi phí sản xuất
Trước áp lực chi phí sản xuất lúa tăng cao trong khi lợi nhuận thu được chưa như kỳ vọng, nông dân ở nhiều địa phương khu vực ĐBSCL như Tiền Giang, Long An, Đồng Tháp, Hậu Giang, Vĩnh Long đã chuyển đổi sang trồng cây ăn trái trên nền đất lúa. Trong đó, sầu riêng và
Nông nghiệp hữu cơ: Trách nhiệm xã hội là những loại cây được nông dân chọn trồng khá nhiều. Theo số liệu của Cục Trồng trọt, năm nay, tổng diện tích đất sản xuất lúa ở khu vực Nam bộ chuyển đổi sang các loại cây trồng khác khoảng hơn 78.000 ha, trong đó, riêng khu vực ĐBSCL ước đạt hơn 73.500 ha.
Công Điền
- Hơn 4.000 nhân khẩu bị cô lập do sạt lở đất
Mưa lớn những ngày qua đã gây thiệt hại, ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân Huyện Đắk Glei, tỉnh Kon Tum, nhất là tình trạng sạt lở đất đá gây tắc nghẽn giao thông ở một số tuyến đường. Theo ghi nhận, đến sáng hôm qua, tuyến đường từ xã Đắk Plô ra xã Đắk Nhoong vẫn bị tắc, khiến trên 4.000 nhân khẩu tại 2 địa phương này bị cô lập. Hiện, ngành chức năng địa phương đã chỉ đạo huy động máy móc để san ủi giúp thông xe sớm nhất. Ngoài ra, ngay từ trước bão, huyện đã chỉ đạo UBND các xã tích trữ lương thực nên khi bị cô lập, lương thực vẫn đủ cung cấp cho người dân.
Trần Đăng Lâm
- Đắk Lắk với mục tiêu 4.000ha mắc ca vào năm 2030
UBND tỉnh Đắk Lắk vừa có Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển bền vững mắc ca giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh. Theo đó, Đắk Lắk phấn đấu đến năm 2030 phát triển vùng nguyên liệu mắc ca đạt 4.000ha. Để thực hiện mục tiêu, Đắk Lắk khuyến khích các doanh nghiệp liên kết với nông dân thông qua cầu nối HTX và tổ hợp tác, xây dựng vùng trồng mắc ca tập trung, hình thành chuỗi liên kết từ trồng đến tiêu thụ. Đối với các hộ gia đình, cần liên kết với doanh nghiệp để xây dựng vùng trồng tập trung, thiết lập mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc và tiêu thụ sản phẩm. Theo UBND tỉnh Đắk Lắk, cái khó của địa phương hiện nay là thiếu các cơ sở chế biến sâu. Trong đề án, địa phương sẽ chú trọng việc nâng cao năng suất của các cơ sở chế biến.
Minh Quý
Nhạc chuyển
Thưa quý vị và bà con, để tạo dựng nền nông nghiệp hữu cơ bền vững thì các doanh nghiệp, nhà vườn cần nắm bắt được các xu thế tiêu dùng nói chung và xu thế tiêu dùng sản phẩm hữu cơ nói riêng như sự chuyển dịch sang mua sắm tại nhà hay gia tăng số lượng các tiêu chuẩn bền vững. Bên cạnh đó là quy trình ghi nhãn mác sản phẩm về kiểm dịch động thực vật hướng tới mục tiêu bảo vệ sức khỏe công đồng. Để rõ hơn về nội dung này, ông nguyễn Minh Tiến - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại nông nghiệp đã có những chia sẻ với Nông nghiệp radio.
Xuân Hào
Bây giờ sẽ là những thông tin hoạt động chỉ đạo, điều hành về nông nghiệp sẽ diễn ra trong ngày hôm nay, 30/09/2022.
Hôm nay, Bộ trưởng Lê Minh Hoan và Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cùng dự Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 – 2030. Sau đó, Họp Ban cán sự Đảng.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến có chuyến công tác tại tỉnh Đắk Nông.
Thứ trưởng Trần Thanh Nam Dự Triển lãm sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.
Trong khi đó, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp dự Hội nghị cán bộ chủ chốt Ban chấp hành đảng bộ Khối. Họp Ban cán sự Đảng. Sau đó, Họp Ban Thường vụ đảng ủy Bộ tháng 9.
Thị trường xuất khẩu rộng mở cho nông sản hữu cơ
Thanh - Nghệ - Tĩnh chủ động ứng phó với mưa lũ; Hơn 1.300 cây chè Shan tuyết Hà Giang được công nhận là Cây Di sản; ĐBSCL chuyển đổi cây trồng do áp lực chi phí sản xuất; Hơn 4.000 nhân khẩu bị cô lập do sạt lở đất.
Xuân Hào
Các chương trình
Nhiều nghề truyền thống được khôi phục và phát triển; Hơn 40 vụ ngộ độc thực phẩm liên quan tới độc tố tự nhiên; Giá dừa khô nguyên liệu tăng gấp đôi năm ngoái.