Thủy lợi dẫn dắt vụ đông xuân đi đến thắng lợi
Thủy lợi dẫn dắt vụ đông xuân đi đến thắng lợi; Cam sành đứng giá 5.000đ/kg trở xuống, người trồng thua lỗ; Hợp tác xã ở Tứ Kỳ xóa ruộng hoang.
Quỳnh Anh | 09:25 27/06/2024
Thủy lợi dẫn dắt vụ đông xuân đi đến thắng lợi
Sapo: “Nông nghiệp 24H” của NongnghiepRadio ngày 27/6 sẽ có những nội dung chính sau:
Phần này KO đọc. Đây là tít và sapo của Bài phát thanh)
Xin kính chào quý vị và bà con, chào mừng quý vị và bà con đến với bản tin “Nông nghiệp 24h” ngày 27/6/2024 của Kênh phát thanh Nông nghiệp Radio.
Logo Nong nghiệp 24h
Trước tiên sẽ là những tin vắn về hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành và hoạt động sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ nông sản đã diễn ra trong 24h qua.
-
Thủy lợi dẫn dắt vụ đông xuân đi đến thắng lợi
Thưa quý vị và bà con, Hôm qua, Cục Thủy lợi tổ chức hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và thảo luận nhiệm vụ cho những tháng cuối năm 2024. Sau khi nắm bắt thông tin hoạt động qua báo cáo tóm tắt của Cục, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp đánh giá, ngành thủy lợi trong thời gian qua đã có những tiến bộ, hiệu quả trong hoạt động nhưng vẫn cần có thêm sự chủ động. Trong những thành quả đã đạt được 6 tháng đầu năm, Thứ trưởng biểu dương công tác điều hành thủy lợi trong vụ sản xuất đông xuân vừa qua. Bằng việc phối hợp với Tập đoàn điện lực Việt Nam - EVN cùng nhiều đơn vị liên quan và các giải pháp chủ động như tích nước, phát điện hợp lý, ngành thủy lợi vừa tiết kiệm được nước trong vụ đông xuân vừa giúp đảm bảo nguồn phát điện. Thông tin thêm về nội dung này, Nông nghiệp Radio sẽ tiếp tục gửi tới quý vị trong phần sau của chương trình.
- Cam sành đứng giá 5.000đ/kg trở xuống, người trồng thua lỗ
Cam sành là cây ăn trái có tốc độ phát triển nhanh nhất trong thời gian qua ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long do có thời điểm lợi nhuận từ cây ăn quả này mang lại khá hấp dẫn, bình quân từ 400 - 600 triệu đồng/ha/năm. Từ đó nhiều người đã đổ xô trồng, dẫn đến tình trạng cung vượt cầu nên giá cam sành hiện nay giảm mạnh. Theo người dân địa phương, từ đầu năm đến nay, cam sành đứng giá từ 5.000 đồng/kg trở xuống. Các lái buôn cam thường ưu tiên thu mua những vườn có quả đẹp và gần đường lớn để dễ vận chuyển, thậm chí những vườn trái nhỏ, nằm xa mặt lộ cũng khó tìm người mua. Còn Phòng NN-PTNT huyện Trà Ôn thông tin, hiện địa phương có khoảng 10.400ha đất trồng cam sành, trong đó khoảng 1/3 diện tích là nông dân thuê đất ruộng để canh tác. Bên cạnh người trồng cam thua lỗ, người cho thuê đất cũng rơi vào hoàn cảnh không mấy khả quan.
- Không để phát sinh điểm nóng về môi trường trong chăn nuôi
Hiện toàn tỉnh Bình Thuận có hơn 200 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung. Trong đó 63 cơ sở chăn nuôi theo mô hình chăn nuôi trang trại quy mô lớn và gần 30.000 hộ chăn nuôi gia đình nhỏ lẻ. Trước tình trạng người dân nhiều lần phản ánh một số trang trại chăn nuôi heo trên địa bàn xử lý mùi hôi từ nước thải chăn nuôi chưa hiệu quả gây ảnh hưởng đến cộng đồng cư dân xung quanh, UBND tỉnh Bình Thuận vừa có văn bản gửi các sở, ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác bảo vệ môi trường đối với các trang trại chăn nuôi heo trên địa bàn. Trong đó, giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định, không để phát sinh điểm nóng về môi trường trong lĩnh vực chăn nuôi.
- Nông dân Nghệ An chống nóng cho dứa
Vụ dứa năm nay, bà con các xã miền núi Quỳnh Châu, Quỳnh Thắng, Tân Thắng huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An phấn khởi vì được mùa, được giá. Năng suất đạt khoảng 35 tấn/ha, cá biệt có những nơi chăm sóc tốt, năng suất đạt trên 40 tấn/ha. Với giá bán 7.500 đồng/kg như hiện nay thì người dân thu về gần 300 triệu đồng/ha/vụ. Để hạn chế thiệt hại do nắng nóng gây ra, nông dân áp dụng nhiều biện pháp chống nóng cho dứa, như thường xuyên tưới nước, sử dụng các vật liệu che chắn trên bề mặt cây dứa. Hiện nay một số bà con sử dụng lá cây hương bài đã thu hoạch mang về phủ lên ngọn dứa. Với cách này, bà con có thể bảo vệ tốt cho cây trồng và mang lại kết quả cao, trong khi đó kinh phí đầu tư không tốn nhiều.
- HXT ở Tứ Kỳ xóa ruộng hoang
Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp thị trấn Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương cho biết thị trấn hiện có hơn 200 ha đất nông nghiệp. Trước đây, chi phí sản xuất quá cao, sâu bệnh, chuột phá hoại, ruộng trũng, úng lại thiếu lao động nên thu nhập từ cấy lúa thấp. Một số hộ dân không thiết tha làm ruộng, đi làm công nhân hoặc làm công việc khác. Năm 2023, vì tiếc “bờ xôi ruộng mật” bị bỏ hoang, hợp tác xã đã đề xuất chính quyền địa phương cho cải tạo ruộng hoang để gieo cấy. Sau một thời gian kiên trì vận động, vụ chiêm xuân 2024, Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp thị trấn Tứ Kỳ đã thuê lại được 10 ha. Hiện nay những diện tích lúa này đã cho thu hoạch, năng suất ước đạt từ 1,7-2 tạ/sào. Những cánh đồng bị bỏ hoang ngập cỏ dại, là nơi trú ngụ của chuột, sâu bệnh trước kia giờ đây là những ruộng lúa cho thu hoạch khá.
Nhạc
Thưa quý vị và bà con, với vai trò quan trọng trong điều hành nguồn nước phục vụ sản xuất và dân sinh, 6 tháng đầu năm nay,Cục Thủy lợi, Bộ NN-PTNT đã thực hiện nhiều nhiệm vụ và có kết quả hoạt động đáng khích lệ. Một trong những thành công của ngành thủy lợi ở 6 tháng đầu năm là việc điều hành các đợt lấy nước phục vụ gieo cấy vụ đông xuân khu vực trung du và đồng bắc Bắc bộ. Theo đó, Cục đã phối hợp với Cục Trồng trọt, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch điều tiết nước các hồ chứa thủy điện linh hoạt, tiết kiệm. Kết quả, vụ đông xuân 2023-2024, các hồ chứa thủy điện xả 2 đợt, tổng cộng 12 ngày với tổng lượng xả gần 2,8 tỷ m3, thấp hơn so với tổng lượng nước xả dự kiến và thấp hơn so với những năm trước. Ông Nguyễn Tùng Phong, Cục trưởng Cục Thủy lợi chia sẻ:
Băng:
Quỳnh Anh
Bây giờ sẽ là những thông tin hoạt động chỉ đạo, điều hành về nông nghiệp sẽ diễn ra trong ngày hôm nay, 27/6/2024.
Hôm nay, Bộ trưởng Lê Minh Hoan tiếp tục Tham gia Đoàn Công tác của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến Kiểm tra tiến độ các dự án ở Nam Du. Sau đó, dự Hội nghị về thực trạng và định hướng phát triển nuôi biển tỉnh Kiên Giang đến năm 2025.
Thứ trưởng Trần Thanh Nam dự Hội thảo Phát triển liên kết chuỗi giá trị và tiêu thụ sản phẩm OCOP tỉnh Nghệ An
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp Họp Ban Thường vụ tháng 6/2024.
Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị Nghe báo cáo về chỉ tiêu biên chế và tự chủ các Vườn quốc gia thuộc Bộ.
Trong khi đó, Thứ trưởng Hoàng Trung dự Hội nghị “Phát triển bền vững ngành hàng sắn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” tại tỉnh Tây Ninh.
Quỳnh Anh
$ Nội dung vừa rồi cũng kết thúc Bản tin Nông nghiệp 24h của kênh phát thanh Nông nghiệp Radio hôm nay, xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau.
Thủy lợi dẫn dắt vụ đông xuân đi đến thắng lợi
Thủy lợi dẫn dắt vụ đông xuân đi đến thắng lợi; Cam sành đứng giá 5.000đ/kg trở xuống, người trồng thua lỗ; Hợp tác xã ở Tứ Kỳ xóa ruộng hoang.
Quỳnh Anh
Tin liên quan
Các chương trình
Quy mô chăn nuôi bò thịt giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng; Liên kết chuỗi là giải pháp để ngành tôm phát triển; Cấm đánh bắt thủy sản tại hồ Dầu Tiếng 30 ngày.
Đông Bắc bộ và Bắc Trung bộ đêm và sáng trời rét, ngày trời lạnh. Từ Thanh Hóa đến Phú Yên tiếp tục có mưa lớn diện rộng.