Lưu ý trong xây dựng cơ sở chế biến rau quả; Hơn 2.000 Hợp tác xã có sản phẩm OCOP; Chỉ đạo điều tra, xử lý nghiêm các vụ cháy rừng tại Sóc Sơn.
Thủy lợi nhỏ, hiệu quả lớn trên những cánh đồng xứ Tuyên
Toàn tỉnh Tuyên Quang hiện có hơn 2.800 công trình thủy lợi, chủ yếu là các công trình vừa và nhỏ. Thời gian qua, việc phân cấp quản lý, khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đề ra.
Xuân Hào | 10:45 10/11/2023
Thủy lợi nhỏ hiệu quả lớn trên những cánh đồng xứ Tuyên
Thưa quý vị và bà con, Tuyên Quang là địa phương có địa hình đồi núi dốc, cánh đồng nhỏ lẻ kèm ruộng bậc thang nên việc phát triển các công trình thủy lợi nhỏ vừa đảm bảo nguồn cung ứng nước cho những xứ đồng vừa giảm kinh phí đầu tư trên các công trình thủy lợi.
Hiện nay toàn tỉnh Tuyên Quang có hơn 2.800 công trình thủy lợi lớn nhỏ. Chủ yếu là các công trình vừa và nhỏ. Bên cạnh những thuận lợi thì việc bảo vệ, phát huy giá trị các công trình thủy lợi cũng có những khó khăn nhất định. Vậy làm thế nào để các công trình thủy lợi nhỏ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang vừa phát huy được ưu thế của mình, vừa đảm bảo sự bền vững của công trình? Trong chương trình hôm nay, NongnghiepRadio mời quý vị và bà con đến với tọa đàm “Thủy lợi nhỏ, hiệu quả lớn trên những cánh đồng xứ Tuyên” để tìm hiểu rõ hơn về vấn đền này.
Chúng tôi xin được trân trọng giới thiệu 3 vị khách mời tham gia chương trình tọa đàm ngày hôm nay: 1. Ông Nguyễn Công Hàm, Phó giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Tuyên Quang. 2. Ông Hoàng Đức Trưởng, Phó Giám đốc Ban Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh Tuyên Quang.
Trước hết xin cảm ơn các vị khách mời đã nhận lời tham gia buổi tọa đàm của Nongnghiepradio.
MC dẫn :
Hệ thống thủy lợi ngày càng kiên cố giúp tỷ lệ tưới chắc trên các xứ đồng của tỉnh Tuyên Quang ngày càng được nâng lên. Năng suất, sản lượng lúa, ngô hằng năm cũng ổn định và phát triển. Ngay sau đây chúng tôi xin mời quý vị và bà con cùng các vị khách mời lắng nghe một phóng sự ngắn của NongnghiepRadio.
Phóng sự 1:
Hiện nay, toàn tỉnh Tuyên Quang có hơn 2.880 đầu điểm các công trình thủy lợi, trong đó có 26 công trình lớn, 52 công trình vừa và khoảng 2.800 công trình nhỏ. Các công trình thủy lợi đang ngày càng được duy tu, bảo dưỡng để phát huy giá trị bền vững.
Việc phân cấp quản lý, khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đề ra trong công tác quản lý, khai thác; phù hợp với thực trạng và địa giới hành chính liên quan đến công trình, đảm bảo mỗi hệ thống công trình đều có chủ quản lý khai thác và bảo vệ; gắn được trách nhiệm của người trực tiếp hưởng lợi tham gia quản lý, khai thác và bảo vệ công trình.
Chị Đào Thị Yến, thôn Thanh Sơn, xã Hợp Hòa, huyện Sơn Dương cho biết,
Trích băng chị Đào Thị Yến
Bên cạnh những thuận lợi thì ngành thủy lợi của tỉnh Tuyên Quang cũng còn những khó khăn tồn tại nhất định. Như tại một số địa phương hệ thống thủy lợi chưa đảm bảo tưới chắc cho các xứ đồng. Nhiều công trình được xây dựng lâu năm đã xuống cấp cần được duy tu bảo dưỡng. Hay hiện nay tại một số địa phương có tình trạng người dân sâm lấn vào phạm vi các công trình thủy lợi, gây ra khó khăn trong công tác quản lý vận hành.
Ông Nguyễn Văn Lợi, Chủ tịch UBND xã Hợp Hòa, huyện Sơn Dương cho biết, đến nay các công trình thủy lợi trên địa bàn xã về cơ bản đáp ứng nhu cầu tưới tiêu sản xuất. Tuy nhiên, có 2 công trình đang bị xuống cấp cần được duy tu bảo dưỡng là công trình đập Cây Trâm 1 và phai tràn tại thôn Cầu Đá.
Trích băng ông Nguyễn Văn Lợi
Vâng qua phóng sự vừa rồi, quý vị và bà con cùng các vị khách mời có thể hiểu được phần nào bức tranh thủy lợi của tỉnh Tuyên Quang. Câu hỏi đầu tiên chúng tôi xin được đặt ra với ông Nguyễn Công Hàm, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Tuyên Quang. Thưa ông, ông có thể giới thiệu rõ hơn về bức tranh thủy lợi của tỉnh Tuyên Quang và những năm qua ngành thủy lợi Tuyên Quang đã có những thay đổi như thế nào để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất nông nghiệp của người dân tại địa phương?
Trả lời: Lãnh đạo Sở NN-PTNT tỉnh Tuyên Quang
MC dẫn:
Thưa ông Hoàng Đức Trưởng, Phó Giám đốc BQL công trình thủy lợi, hiện nay trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có không ít những công trình thủy lợi đã được đầu tư xây dựng lâu năm, vậy đây có phải là một trong những khó khăn, thách thức trong việc duy trì và phát triển các công trình thủy lợi?
Trả lời: BQL các công trình thủy lợi Tuyên Quang
MC dẫn
Thưa quý vị và bà con, với sự thay đổi không ngừng, ngành thủy lợi của tỉnh Tuyên Quang đang ngày càng đổi mới và phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản xuất và tưới tiêu của người nông dân. Ngành thủy lợi Tuyên Quang phần lớn là những công trình vừa và nhỏ, tuy nhiên cũng có những công trình trọng điểm, tạo bước ngoặt cho ngành nông nghiệp của Tuyên Quang. Xin được hỏi ông Nguyễn Công Hàm, những năm qua tỉnh đã có những chính sách gì để bảo vệ các công trình được coi là trọng điểm có ý nghĩa lớn với ngành thủy lợi của xứ Tuyên?
Trả lời: Ông Nguyễn Công Hàm, PGĐ Sở NN Tuyên Quang
MC dẫn:
Thưa ông Hoàng Đức Trưởng để bảo vệ bền vững các công trình thủy lợi, Ban quản lý đã có những chính sách quản lý, duy tu bảo dưỡng như thế nào? Hiện nay tại một số địa phương có tình trạng người dân sâm lấn vào phạm vi các công trình thủy lợi, vậy đây có phải là một trong những khó khăn trong công tác quản lý bảo vệ không?
Trả lời: BQL công tình thủy lợi tỉnh Tuyên Quang
Hiện nay cùng với phát huy hiệu quả các công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu sản xuất nông nghiệp, các địa phương của tỉnh Tuyên Quang cũng phát huy đa giá trị các công trình thủy lợi như phát triển thủy lợi gắn với nuôi trồng thủy sản; du lịch nông thôn gắn với thủy lợi…
Trước khi dành những câu hỏi tiếp theo cho các vị khách mời, chúng ta sẽ đến với một phóng sự ngắn mà Nông nghiệp Radio vừa thực hiện:
Phóng sự 2: Hồ thủy lợi Ngòi Là
Với diện tích lưu vực rộng hơn 16 km2, hồ thủy lợi Ngòi Là là công trình hồ thủy lợi lớn và nhiều tuổi bậc nhất của tỉnh Tuyên Quang.
Công trình hồ thủy lợi Ngòi Là nằm trên địa bàn xã Trung Môn của huyện Yên Sơn, được hoàn thiện và đưa vào sử dụng từ năm 1975, có dung tích hữu ích là 3,24 triệu m3; mực nước dâng bình thường là 41,5m; lưu lượng xả thiết kế là 66,9 m3/s... Hồ thủy lợi Ngòi Là đảm bảo cung cấp tưới tiêu cho trên 680ha đất lúa tại các xã Chân Sơn, Trung Môn, huyện Yên Sơn; các phường Ỷ La, Tân Hà, Hưng Thành của thành phố Tuyên Quang.
Anh Ngô Quyền, Đội trưởng Đội Quản lý khai thác công trình thuỷ lợi Ngòi Là cho biết,
Trích băng anh Ngô Quyền
Thôn Một, xã Trung Môn, huyện Yên Sơn có 40ha lúa. Nhiều năm nay diện tích này luôn được công trình thủy lợi hồ Ngòi Là đảm bảo tưới chắc cho ruộng 2 vụ của bà con nông dân. Đặc biệt từ ngày hệ thống thân đập, cống lấy nước, tràn xả lũ, mặt đập mặt đập được sửa chữa nâng cấp thì công trình càng được bảo vệ và phát huy hiệu quả tốt hơn.
Ông Hà Quốc Huy, Trưởng thôn Một, xã Trung Môn, huyện Yên Sơn cho biết, việc cải tạo, nâng cấp công trình không chỉ đảm bảo an toàn hồ đập, ổn định sản xuất mà còn tăng mỹ quan nông thôn mở ra tiềm năng phát triển du lịch nông thôn tại địa phương.
Trích băng ông Hà Quốc Huy
Cùng với Hồ Ngòi Là, hiện nay theo Đề án quy hoạch xây dựng và phát triển thủy lợi, tỉnh Tuyên Quang đã đề ra mục tiêu chính của các công trình thủy lợi là cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, phòng chống lũ và tiêu thoát nước. Đảm bảo phát triển bền vững, sử dụng và bảo vệ hiệu quả nguồn nước trong tỉnh, đáp ứng nhu cầu nước cho phát triển nông nghiệp và kết hợp phục vụ các ngành kinh tế xã hội theo lộ trình đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035. Đồng thời tỉnh cũng tạo điều kiện để các địa phương phát huy đa giá trị của mỗi công trình, tuy nhiên phải tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật.
MC dẫn:
Qua phóng sự vừa rồi có thể thấy, hiện nay các công trình thủy lợi không chỉ phát huy hiệu quả tưới tiêu phục vụ sản xuất mà còn được kỳ vọng sẽ tích hợp đa giá trị, đa mục tiêu để phát huy hiệu quả hơn nữa. Thưa ông Nguyễn Công Hàm, vậy tỉnh Tuyên Quang đã phát triển tích hợp đa giá trị các công trình thủy lợi như thế nào? Đây có phải là định hướng chiến lược trong giai đoạn tiếp theo của ngành thủy lợi Tuyên Quang hay không?
Trả lời: Lãnh đạo Sở NN Tuyên Quang
MC dẫn: Bên cạnh những thuận lợi thì ngành thủy lợi ở Tuyên Quang còn nhiều khó khăn và rào cản. Nếu có kiến nghị đề xuất, theo ông tỉnh sẽ kiến nghị đề xuất gì với Bộ NN-PTNT và các bộ ngành liên quan để gỡ khó cho ngành thủy lợi Tuyên Quang và thúc đẩy ngành thủy lợi của địa phương này phát triển hơn nữa?
Trả lời: Lãnh đạo Sở NN Tuyên Quang
MC dẫn:
Thưa quý vị và bà con! Hạ tầng thủy lợi được coi là gốc rễ của nền nông nghiệp. Phát huy hiệu quả các công trình thủy lợi, trong thời gian tới, ngành chức năng của tỉnh Tuyên Quang, sẽ tiếp tục bố trí kinh phí đảm bảo cho công tác quản lý vận hành, sửa chữa, nâng cấp, khắc phục những hư hỏng sau thiên tai. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức và trách nhiệm của người dân trong việc sử dụng, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi. Để các công trình không chỉ đảm bảo tưới, tiêu cho việc canh tác mà còn góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
Từ đó sẽ giúp những công trình thủy lợi nhỏ, trên địa hình núi dốc ở địa phương này vẫn phát huy được hiệu quả lớn, tạo nên bức tranh nông nghiệp trù phú tốt tươi, tạo nên những mùa màng bội thu.
Tới đây thì chương trình tọa đàm của chúng tôi cũng xin phép được khép lại. Một lần nữa cảm ơn các vị khách mời đã tham gia buổi tọa đàm của chúng tôi; cảm ơn quý vị bà con đã theo dõi chương trình. Xin kính chào và hẹn gặp lại!
Thủy lợi nhỏ, hiệu quả lớn trên những cánh đồng xứ Tuyên
Toàn tỉnh Tuyên Quang hiện có hơn 2.800 công trình thủy lợi, chủ yếu là các công trình vừa và nhỏ. Thời gian qua, việc phân cấp quản lý, khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đề ra.
Xuân Hào
Các chương trình
Không khí lạnh tăng cường mang theo rét buốt ở nhiều khu vực của miền Bắc. Từ đêm nay 13/12, không khí lạnh được tăng cường thêm và ảnh hưởng đến Nam Trung Bộ.