Thủy lợi nội đồng tạo chuyển biến tích cực cho Đồng Tháp Mười
Nằm trong vùng Đồng Tháp Mười, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp vốn là vùng đất hoang hóa, phèn chua nặng. Song, nhờ được chú trọng đầu tư phát triển thủy lợi, Tam Nông giờ đây đã có một diện mạo hoàn toàn mới, trở nên trù phú hơn, mang lại mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, phát triển cho bà con.
Lê Hoàng Vũ | 07:06 03/08/2023
Thủy lợi nội đồng tạo chuyển biến tích cực cho Đồng Tháp Mười
MC 1:
Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio rong chương trình Thủy lợi và phát triển.
Thưa quý vị và bà con, huyện Tam Nông tỉnh Đồng Tháp nằm trong vùng Đồng Tháp Mười, trước đây là vùng hoang hóa, phèn chua nặng nên gây khó khăn trong canh tác nông nghiệp nhất là khâu nước tưới cho sản xuất nông nghiệp. Nhưng giờ đây, khi công tác thủy lợi được trú trọng đầu tư, điều kiện canh tác đã có nhiều đổi thay. Tạo nên một diện mạo mới cho nghề nông ở xứ bưng biền này. Ghi nhận của phóng viên Hoàng Vũ.
MC 2:
Hơn 10 năm trước, mỗi năm, nông dân tại Tam Nông chủ yếu sản xuất lúa chỉ 1-2 vụ vì điều kiện canh tác phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên. Nhưng 10 năm gần đây, Tam Nông được nhà nước quan tâm và đầu tư các công trình thủy lợi trong điểm kịp thời để thuận lợn giúp nông dân canh tác nông nghiệp ngày càng thuận lợi và tăng sản xuất lên 3 vụ lúa trong năm, từ đó đã góp phần giúp nông dân xây dựng được những mô hình sản xuất đạt hiệu quả. Nhờ thủy lợi phát triển, người dân nơi đây còn sản xuất cây ăn trái và nuôi thủy sản quy mô lớn. Ông Nguyễn Thanh Hồng, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp chia sẻ.
Băng 1- Ông Nguyễn Thanh Hồng, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Tam Nông.
MC 2:
Nhờ thi công kịp thời các công trình thủy lợi tạo nguồn kết hợp làm đê bao, cống, trạm bơm điện đã góp phần giúp nông dân xây dựng được những mô hình sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao. Vụ lúa hè thu 2023, nông dân trong huyện xuống giống trên 28 ngàn ha gồm các giống lúa chủ lực OM 18, OM 5451, OM 7347, Nếp. Ông Huỳnh Văn Hữu Anh, xã viên của HTX Bình Phước, ở xã Hòa Bình, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp chia sẻ.
Băng 2:
MC 2:
Theo Phòng NN-PTNT huyện Tam Nông, khi thủy lợi đã phát triển đưa vào vận hành đã giúp cho việc canh tác lúa thuận lợi và tăng năng suất, bên cạnh đó có rất nhiều doanh nghiệp, HTX đến Tam Nông liên kết tiêu thụ lúa với nông dân. Ông Lê Văn Chiếm, Chủ nhiệm Phú Tâm Hội quán cho biết:
Băng 3:
MC 1
Vâng thưa quý vị, qua những chia sẻ vừa rồi có thể thấy rằng, công tác thủy lợi đã trở thành chìa khóa cho phát triển nông nghiệp của người dân Tam Nông. Những cánh đồng hoang hóa, phèn chua nặng ngày nào giờ đã trở nên trù phú, mang tới một nguồn năng lượng tươi mới cho vùng quê nơi Đồng Tháp Mười và ngày càng khẳng định giá trị của mình, mang lại mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, phát triển cho bà con.
Nhạc cắt:
MC 2:
Bây giờ, mời quý vị cùng đến với một số tin vắn về lĩnh vực Thủy lợi
MC 1:
Thưa quý vị và bà con, tình trạng nắng nóng, thiếu nước thời gian qua đã gây thiệt hại lớn đến sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng tới đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Qua thống kê, chỉ riêng trong tháng 6, tổng diện tích cây trồng bị thiệt hại do nắng nóng, thiếu nước của địa phương này là hơn 11.500ha, với tổng giá trị thiệt hại gần 752 tỷ đồng. Theo UBND tỉnh Lào Cai, để giảm bớt một phần khó khăn cho người dân, bù đắp một phần công lao động, các chi phí vật tư, giúp người dân có một phần kinh phí để khôi phục sản xuất, đảm bảo sinh kế, từng bước ổn định đời sống, UBND tỉnh cũng đã ban hành Phương án hỗ trợ diện tích cây trồng bị thiệt hại do nắng nóng, thiếu nước trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
MC 2:
Tương tự tại Hà Tĩnh, gần đây, một số nơi trên địa bàn tỉnh đã có mưa, nhưng mực nước ở nhiều công trình hồ đập vẫn rất thấp, thậm chí có hồ còn 'trơ đáy'. Hồ đập cạn nước, ảnh hưởng rất lớn đến việc tưới cho cây trồng và đời sống, sinh hoạt của người dân. Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Thủy lợi Bắc Hà Tĩnh Nguyễn Thế Hùng cho biết, đơn vị hiện quản lý 26 công trình hồ đập. Năm nay nắng nóng diễn ra sớm, kéo dài, lượng mưa ít và thấp so với trung bình nhiều năm nên ở thời kỳ cao điểm nắng nóng dung tích tại các hồ chứa chỉ đạt khoảng từ 40-60% thiết kế. Trong đó, các hồ đập tại một số huyện như: Hương Khê, Vũ Quang, Hương Sơn, Kỳ Anh chịu ảnh hưởng của hạn hán nặng nề nhất.
MC 1:
Theo báo cáo của UBND tỉnh Hòa Bình, toàn tỉnh hiện có 544 hồ chứa thủy lợi các loại nhưng có tới 134 hồ bị hư hỏng, xuống cấp cần được sửa chữa. Bước vào mùa mưa lũ năm nay, Chi cục Thủy lợi đã phối hợp với các huyện rà soát toàn bộ hệ thống hồ chứa, phối hợp cùng Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Hòa Bình kiểm tra, rà soát, gia cố những hạng mục xuống cấp để có biện pháp xử lý kịp thời khi mùa mưa bão tới. Đồng thời, chủ động các giải pháp bảo vệ công trình thủy lợi, ứng phó thiên tai. Thực hiện nghiêm túc việc cảnh báo sớm cho người dân vùng hạ du trước khi hồ chứa xả lũ và khi có nguy cơ xảy ra sự cố, tổ chức trực ban 24/24 giờ trong thời gian có mưa, lũ...
Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình thủy lợi và phát triển của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.
Lê Hoàng Vũ (thực hiện)
Thủy lợi nội đồng tạo chuyển biến tích cực cho Đồng Tháp Mười
Nằm trong vùng Đồng Tháp Mười, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp vốn là vùng đất hoang hóa, phèn chua nặng. Song, nhờ được chú trọng đầu tư phát triển thủy lợi, Tam Nông giờ đây đã có một diện mạo hoàn toàn mới, trở nên trù phú hơn, mang lại mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, phát triển cho bà con.
Lê Hoàng Vũ
Tin liên quan
Các chương trình
Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực nòng cốt ứng dụng IPHM; Phát hiện 850 lượt tàu vi phạm trong năm 2024; Giá nông sản tăng, người dân phá rừng mở rộng diện tích.
Không khí lạnh tiếp tục tăng cường xuống các tỉnh Bắc bộ, Trung bộ và khuếch tán yếu xuống Nam bộ.