Tiếp tục nâng hạn ngạch xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Nâng hạn ngạch xuất khẩu gạo sang Trung Quốc; Nông nghiệp hữu cơ còn tồn tại nhiều vấn đề; Rừng trồng tập trung tại Kon Tum bị chết hàng loạt; Hơn 120ha mía bị nhiễm sâu đục thân.

Xuân Hào  | 

Tiếp tục nâng hạn ngạch xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Tự động

Thêm nhiều trái cây Việt hiên ngang xuất ngoạiThưa quý vị và bà con, hôm qua, tại TP.HCM, Bộ NN-PTNT đã tổ chức “Diễn đàn Xúc tiến thương mại sản phẩm nông nghiệp hữu cơ theo chuỗi giá trị”.  Tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam cho rằng, Thực tế, nông nghiệp hữu cơ trong nước vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần khắc phục để phát triển tương xứng nhu cầu thị trường. Từ cơ chế chính sách, người sản xuất cho đến người dùng sản phẩm nông nghiệp hữu cơ đều phải tiếp tục hoàn thiện, và thay đổi. Theo đó, các cơ chế, chính sách hỗ trợ nông nghiệp hữu cơ sẽ tiếp tục bổ sung, hoàn thiện sau khi ghi nhận đầy đủ ý kiến từ các đơn vị quản lý, và các địa phương đang trực tiếp triển khai.

Trần Trung

  • Rừng trồng tập trung tại Kon Tum bị chết hàng loạt

Năm 2021, có 250 hộ dân và 7 cộng đồng thuộc huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum đăng ký trồng rừng tập trung với diện tích 249ha, gồm: Thông ba lá và Sơn tra - một loại cây dược liệu mang giá trị cao. Những người tham gia trồng rừng được nhà nước hỗ trợ tiền thông qua cây giống. Khi thành rừng, người dân được hưởng tiền dịch vụ môi trường rừng và nguồn thu từ cây trồng rừng. Tuy nhiên, rừng trồng bị chết hàng loạt. Theo UBND huyện Tu Mơ Rông, qua kiểm tra, rừng trồng năm 2021 trên địa bàn có tỷ lệ cây sống chỉ đạt 30-90%, tùy loại cây, rừng trồng chết do bị gia súc phá hoại, người dân dùng thuốc diệt cỏ, bị mối ăn… Năm 2022, địa bàn trồng 380 ha diện tích rừng và chưa phát hiện cây chết.

Tuấn Anh

  • Hơn 120ha mía bị nhiễm sâu đục thân

Thông tin từ Sở NN-PTNT Thanh Hóa cho biết, toàn tỉnh hiện có 120,5 ha mía bị nhiễm sâu đục thân nhẹ. Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, đây là loại dịch hại thông thường, gây hại suốt trong quá trình sinh trưởng của cây mía từ giai đoạn mầm, tất cả các giống mía đều có khả năng bị nhiễm. Khi mía bị sâu đục thân tấn công sẽ khiến mía bị héo nõn, ảnh hưởng đến chất lượng, trữ lượng đường. Để phòng trừ sâu đục thân hại mía hiệu quả, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật khuyến cáo người trồng cần theo dõi ruộng mía và phát hiện sớm sâu tuổi nhỏ. Sau đó, dùng các loại thuốc được chuyên môn khuyến cáo để phòng trừ, xử lý. Nếu diện tích mía có dấu hiệu nhiễm sâu đục thân nặng thì phải chặt bỏ và tiêu diệt hết ổ sâu tránh lây lan ra diện rộng.

Quỳnh Anh

  • “Thủ phủ” tôm giống chuyển đổi mô hình nuôi trồng để tồn tại

Sở hữu đường bờ biển dài với điều kiện tự nhiên thuận lợi nên Bình Thuận nhiều lợi thế sản xuất tôm giống nước lợ. Tuy nhiên, trước sức ép cạnh tranh từ các vùng nuôi tôm giống khác, địa phương này đang đứng trước áp lực phải chuyển đổi mô hình nuôi trồng để tồn tại. Theo Chi cục Thủy sản tỉnh Bình Thuận, đến nay, Bình Thuận có 133 cơ sở sản xuất, ương nuôi giống thủy sản. Riêng sản lượng tôm giống toàn tỉnh hàng năm đạt bình quân hơn 25 tỷ con. Thời gian tới, địa phương khuyến khích các doanh nghiệp tôm giống ứng dụng công nghệ mới, công nghệ cao trong hoạt động sản xuất tôm giống, như xử lý nước biển, kiểm soát chất lượng tôm giống bằng phương pháp PCR, nuôi cấy tảo tươi dùng làm thức ăn cho tôm giống.

Công Điền

  • Củ cải được mùa, được giá, nông dân phấn khởi mở rộng diện tích

Những ngày này, củ cải vùng đất cát ven biển đang vào mùa thu hoạch chính với giá bán cao, các vùng sản xuất tập trung ở Hà Tĩnh đang đẩy mạnh sản xuất, vừa chăm sóc và mở rộng diện tích đáp ứng nhu cầu thị trường. Theo người dân địa phương, đầu vụ, củ cải bán với giá 15.000 đồng/kg, bây giờ, giá xuống còn 8.000 đồng/kg nhưng vẫn cao hơn 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo thống kê của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Tĩnh, vụ đông năm 2022, toàn tỉnh gieo trồng gần 30 ha diện tích củ cải. Theo đánh giá bước đầu, củ cải năm nay cho năng suất cao và được giá. Bình quân 1 ha, người dân thu hoạch đạt sản lượng 10-15 tấn. Với giá bán trung bình đạt 8.000 đồng/kg, bà con nông dân Hà Tĩnh thu về khoảng 80 - 120 triệu đồng/ha.

Thanh Nga

Nhạc chuyển

Thưa quý vị và bà con, ĐBSCL là một trong những đồng bằng châu thổ rộng và phì nhiêu ở Đông Nam Á cũng như trên thế giới, là vùng sản xuất lương thực, nuôi trồng và đánh bắt thủy, hải sản và vùng cây ăn trái nhiệt đới rộng lớn. Với những lợi thế được thiên nhiên ban tặng, ĐBSCL trở thành vùng kinh tế trọng điểm số 1 của cả nước và có đóng góp quan trọng cho ngành hàng xuất khẩu lúa gạo. Trong bối cảnh giá gạo xuất khẩu của nước ta đang tăng cao, chúng ta cần nắm chắc cơ hội để xuất khẩu lúa gạo đạt được những con số ấn tượng. Để thực hiện được mục tiêu này, ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản, Bộ NN-PTNT cho rằng các doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm tới Trung Quốc. Đây vốn là thị trường lớn và tiềm năng của nông sản Việt cả trong quá khứ lẫn hiện tại.

[Băng] 2:53:00 – 2:55:35

Xuân Hào

“Liên quan đến vấn đề thị trường… đây là những cái chúng ta cần có định huống vợi thị trường Trung Quốc.”

Bây giờ sẽ là những thông tin hoạt động chỉ đạo, điều hành về nông nghiệp sẽ diễn ra trong ngày hôm nay, 22/11/2022.

  Hôm nay, Bộ trưởng Lê Minh Hoan Tham gia Đoàn Công tác của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước

  Thứ trưởng Phùng Đức Tiến Đi công tác địa phương. Sau đó, dự Hội nghị triển khai Nghị định thư về xuất khẩu tổ yến sang Trung Quốc.

  Thứ trưởng Trần Thanh Nam dự Hội nghị triển khai thực hiện Đề án nâng cao năng lực HTX nông nghiệp thích ứng với BĐKH vùng ĐBSCL giai đoạn 2021-2025.

  Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp Họp Ban Thường vụ đảng Bộ tháng 11/2022. Tiếp và làm việc với Giám đốc khu vực Châu Á của Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa kỳ. Sau đó, Tiếp xã giao ông Ralph Bean - Tân Tham tán Nông nghiệp Hoa kỳ.

  Trong khi đó, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị Nghe Báo cáo về Cải cách hành chính. Sau đó, nghe BC về công tác Thi đua, khen thưởng.

Quỳnh Anh

Tự động

Tiếp tục nâng hạn ngạch xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Nâng hạn ngạch xuất khẩu gạo sang Trung Quốc; Nông nghiệp hữu cơ còn tồn tại nhiều vấn đề; Rừng trồng tập trung tại Kon Tum bị chết hàng loạt; Hơn 120ha mía bị nhiễm sâu đục thân.

Xuân Hào

Các chương trình

Bản tin Lâm nghiệp ngày 6/5/2024: Sớm ban hành đề án về thị trường carbon
Thời sự

Sớm ban hành đề án về thị trường carbon; Cháy lớn gây thiệt hại hơn 10ha rừng phòng hộ ven biển; Xã hội hóa trồng rừng: Thúc đẩy kinh tế lâm nghiệp.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 6/5/2024: Sớm ban hành đề án về thị trường carbon
Bản tin Thủy sản ngày 6/5/2024: Vớt khoảng 200 tấn cá chết trên hồ Sông Mây
Thời sự

Hoàn thành việc vớt khoảng 200 tấn cá chết trên hồ Sông Mây; Việt Nam vươn lên là đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ 5 vào Singapore; Biện pháp chống nóng cho tôm.

Bản tin Thủy sản ngày 6/5/2024: Vớt khoảng 200 tấn cá chết trên hồ Sông Mây