Tìm lại hào quang cho cây có múi Hiếu Liêm
Sớm nhận thức nhu cầu thực phẩm sạch, nhờ sản xuất theo chuẩn VietGAP và chiến lược truyền thông bài bản, C-Farm đang từng bước tìm lại hào quang cho cây có múi Hiếu Liêm.
Trần Trung - Trần Phi | 12:20 15/03/2024
Nông nghiệp hữu cơ: C-Farm tìm lại hào quang cho cây có múi Hiếu Liêm
Sapo/ Sớm nhận thức nhu cầu thực phẩm sạch, nhờ sản xuất theo chuẩn VietGap và chiến lược truyền thông bài bản C-Farm đang từng bước tìm lại hào quang cho cây có múi Hiếu Liêm.
MC1/
Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quya trở lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình Nông nghiệp hữu cơ.
Thưa quý vị và bà con, Được bồi đắp phù sa bởi sông Đồng Nai và sông Bé, xã Hiếu Liêm nổi tiếng là vùng chuyên canh cây ăn trái có múi lớn nhất của tỉnh Bình Dương. Đặc sản cam, quýt, bưởi nơi đây đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp nhãn hiệu tập thể và đã trở thành “linh hồn” của nền nông nghiệp nơi đây. Tuy nhiên, sau đại dịch Covid-19, giá thành các sản phẩm cây có múi tuột dóc không phanh, khiến không ít nhà vườn lâm vào cảnh lao đao. Sớm nhận thức nhu cầu thực phẩm sạch, nhờ sản xuất theo chuẩn VietGap và chiến lược truyền thông bài bản C-Farm đang từng bước tìm lại hào quang cho cây có múi Hiếu Liêm, Bình Dương nói chung và đây là chiến lược phát triển cây có múi bền vững mà ngành nông nghiệp tỉnh Bình Dương đã và đang triển khai thực hiện
MC2/
Nhắc đến trang trại C-Farm chuyên canh cây có múi ở xã Hiếu Liêm ai cũng biết bởi trong bối cảnh người trồng cây có múi cả nước nói chung, Bình Dương nói riêng đang phải dỡ khóc dỡ cười khi giá cả cam, quýt bán ra thị trường dưới 10.000 đồng/kg, thậm chí không bằng một bó rau thì hàng tấn cam-quýt của C-Farm vẫn đều đặn tung ra thị trường và có mặt ở hầu khắp các cửa hàng thực thẩm sạch từ Nam ra Bắc với giá ổn định trên 30 ngàn đồng/kg nhưng vẫn được người tiêu dùng thông thái nồng nhiệt đón nhận.
Dù tiết trời tháng 3 khá oi bức, nhưng đến vườn quýt bạt ngàn xanh tốt của C-Farm toạ lạc xã Hiếu Liêm, được “mục sở thị” thực tế quy trình chăm sóc cam quýt theo chuẩn VietGap của chị Lâm Thị Mỹ Tiên chúng tôi không khởi cảm thán. Đứng trên triền dốc, phóng tầm mắt bao phủ vườn cây cam, quýt rộng hơn 50 ha cảnh quả sum suê, uốn luộn theo dòng sông Bé, từng tóp công nhân mỗi người một việc, người lo chuyện nước tưới kết hợp châm phân hữu cơ tự động, người tỉa cành tạo tán, người làm cỏ thủ công, người thu hoạch rộn ràng cả vùng quê. Điều đặc biệt, chị Mỹ Tiên thuộc thế hệ Gen Z, với đầu óc nhạy bén của sức trẻ đã tạo ra một Famr cây ăn quả vạn người mê.
Cầm trên tay quả quýt căn mọng, nước da ngâm đen, nụ cưởi toả nắng mời chúng tôi thưởng thức quýt sạch ngay tại vườn do C-Farm làm ra, chị Lâm Thị Mỹ Tiên hồ hỏi nói …..
---Băng----
Trước đây nhà của tôi cũng sản xuất theo phương thức truyền thống, cho nên là để chứng kiến rất là nhiều cảnh mà xịt thuốc cận ngày mà thu hoạch, thậm chí là bản thân gia đình tôi cũng không dám ăn trái quýt đó hoặc là trái cam. Nhưng mà bây giờ khi mà từ khi mình chuyển đổi sang phương thức hữu cơ thì tôi rất là tự tin, có thể ăn quýt ngay tại vườn luôn.
Chị Mỹ Tiên cho biết thêm, để tạo nên vườn cây có múi chuẩn VietGap đẹp như trong tranh hôm nay bên cạnh yếu tố thiên thời, địa lợi, thì Chị được sự hậu thuẫn rất tốt từ gia đình, chính quyền địa phương cũng như sự ham học hỏi, yêu sáng tạo của bản thân. Dẫn chúng tôi thăm vườn cam quýt thẳng cánh cò bay, chị Mỹ Tiên chia sẻ, vốn gia đình 4 đời trồng cây có múi, sau khi được gia đình cho du học tại Hà Lan được tiếp cận với nền sản xuất nông nghiệp tiên tiến của các nước phát triển, cùng lúc đó, dịch Covid-19 bùng phát, sức khoẻ được xem là điều đáng trân quý, từ đó, đã bồi đắp thêm quyết tâm làm sản phâm sạch và nông nghiệp hữu cơ là mục tiêu Mỹ Tiên hướng đến. Từ 50 ha cam quýt gia đình, bước đầu Mỹ Tiên đã chuyển hơn 20 ha sang sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap và gặt hái nhiều thành công.
Chia sẻ bí quyết làm nông nghiệp hữu cơ chị Lâm Thị Mỹ Tiên nói
---Băng----
Sau dịch Covid-19 thì nhu cầu mà thực phẩm sạch của người dân ngày càng tăng cao. Cho nên tôi quyết định trồng theo hướng hữu cơ, về thuận lợi và khó khăn thì thuận lợi. Thứ nhất là cái đầu ra của mình rất là dễ dàng, bởi vì những cái cửa hàng nông sản sạch bây giờ họ rất cần thực phẩm sạch để đưa vào cửa hàng, cho nên giá thành không phải là vấn đề của người tiêu dùng. Thứ hai về khó khăn theo tôi nhận thấy là cái năng suất, mà để trồng theo hướng hữu cơ thì không có. Cho nên đây rào cản rất là lớn đối với người nông dân.
Sau khi thành công trong việc sản xuất, chị Mỹ Tiên cho rằng, để tiếp cận thị trường, việc cố gắng giải thích khó lòng thuyết phục mọi người hiểu được tâm tư, định hướng của trang trại. Bên cạnh nỗ lực sản xuất theo đúng tiêu chuẩn VietGap, chị Mỹ tăng cường tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, Chị Mỹ Tiên là một trong những nhà nông đầu tiên tại địa phương đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử và các nền tảng mạng xã hội. Tiêng lành đồn xa, hiện các sản phẩm của C-Farm đã lấy được lòng tin của người tiêu dùng và có chổ đứng vững chắc trên thị trường.
---Băng----
Hiện tại mạng xã hội rất phát triển. Cho nên cách tôi làm hiện tại là tôi sử dụng cái nền tảng online để quảng bá và truyền thông được vùng đất mà mình đang trồng. Đồng thời có thể truyền được kiến thức cho người tiêu dùng hiểu được cái thật sự là sản phẩm hữu cơ là như thế nào. Từ đó người ta sẽ thấy được những giá trị mà sản phẩm hữu cơ đem lại cho sức khỏe người, cho họ và để chi trả một cái số tiền rất là hợp lý. Và khi mà mình có một thị trường đã tin dùng sản phẩm của mình rồi, thì việc đầu ra cũng không phải là quá khó.
Với diện tích trồng cây có múi gần 2.000 ha, Bắc Tân Uyên đang là một trong những địa phương dẫn đầu về năng suất, chất lượng cây ăn trái có múi của tỉnh Bình Dương. Từ năm 2014 đến nay, huyện Bắc Tân Uyên đã triển khai 5 dự án về điện, trên 10 dự án về thủy lợi và hàng chục dự án về giao thông với số vốn lớn nhằm phục vụ cho phát triển nông nghiệp nói chung và phát triển vùng chuyên canh cây ăn trái nói riêng. Bên cạnh đó, công tác khuyến nông, ứng dụng khoa học - kỹ thuật và đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển nông nghiệp hữu cơ cũng được huyện quan tâm đầu tư. Tính đến nay, toàn huyện có hơn 1300 ha cây có múi cho thu hoạch, trong đó có hơn 250 ha đã được chứng nhận VietGAP. Quả cam, bưởi, quýt không chỉ mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người nông dân trong tỉnh những năm qua, mà nó còn là sản phẩm nông nghiệp nổi tiếng ngon, ngọt, sạch và an toàn của vùng đất Bình Dương. Trong đó, C-Farm là một trong những trang trại điển hình.
Ông Hoàng Quốc Việt Trưởng phòng Kinh tế huyện Bắc Tân Uyên khẳng định
---Băng----
Về các sản phẩm theo nông nghiệp hữu cơ thì xu thế tất yếu có nghĩa là để đảm bảo được cái nông sản của mình sản sản sẽ xuất đi được các nước và tạo điều kiện để sản phẩm của mình tiếp cận các cái thị trường lớn không còn. Hiện nay theo như kế hoạch, chương trình của tỉnh cũng như là của huyện là đang định hướng để cho người dân sản xuất theo nông nghiệp hữu cơ.
MC1 Thực tế thấy, không phải địa phương nào, mô hình VietGAP nào cũng thành công nếu chỉ làm theo phong trào và không hiểu rõ quy trình. Là xã được quy hoạch vùng chuyên canh cây ăn trái có múi, lại nằm cạnh 2 dòng sông Bé và sông Đồng Nai, Hiếu Liêm đã tận dụng được lợi thế địa phương để phát triển kinh tế trang trại. Hiệu quả trồng trọt theo hướng VietGAP đã giúp uy tín và thương hiệu của trang trại được nâng tầm.
MC 2: Bây giờ, mời quý vị và bà con cùng đến với một số tin vắn về lĩnh vực Nông nghiệp hữu cơ.
MC 1 tin 1
Thưa quý vị và bà con,
Nông nghiệp hữu cơ đang là xu thế chung của nông nghiệp toàn cầu, hướng đến những giá trị bền vững, an toàn, thân thiện với môi trường sống. Đối với huyện vùng cao như Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, đặc biệt là thói quen canh tác truyền thống rất phù hợp để chuyển đổi theo hướng hữu cơ. Có thể nói đây là thế mạnh, tiềm năng trong phát triển nông nghiệp của huyện. Đến hết năm 2023, toàn huyện có trên 3.388ha (gồm chè và quế) đạt chứng nhận hữu cơ. Sản xuất nông nghiệp hữu cơ của Bắc Hà đã từng bước hình thành, gắn với sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn. Địa phương đặt mục tiêu đến năm 2025, chuyển đổi diện tích canh tác thông thường sang sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên 5.000ha bao gồm quế, chè, dược liệu tự nhiên, cây ăn quả ôn đới và rau..
MC 2: tin 2
Còn tại vùng đất Tây Nguyên, Nông nghiệp Radio được biết thời thành công từ mô hình cà phê hữu cơ của Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Vương Thành Công ở Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk. Giữ trong mình niềm đam mê với cây cà phê, ông Lê Văn Vương, Giám đốc Công ty Vương Thành Công vừa kết thúc năm 2023 với nhiều niềm vui nhờ loại nông sản này mang lại. Các sản phẩm từ cà phê đã giúp Công ty có 4 nguồn thu trong năm 2023. Chuyển đổi trồng cà phê vô cơ sang hữu cơ từ năm 2017, đến nay, Công ty đã phục vụ nguyên liệu chế biến ra đa dạng sản phẩm. Vương Thành Công đã có sản phẩm đạt OCOP 4 sao được chế biến bằng thiết bị rang xay hiện đại. Ngoài đạt 4 sao OCOP, sản phẩm của Công ty còn đạt các chứng nhận, danh hiệu như: Giấy chứng nhận hữu cơ, chứng nhận ISO 22000:2018, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh…
Mc 1: tin 3
Hiện nay, để kéo dài chu kỳ khai thác cây cam sành, nông dân tỉnh Vĩnh Long đã áp dụng các kỹ thuật chăm sóc theo hướng hữu cơ, an toàn. Bà con đặc biệt chú trọng sử dụng cân đối phân bón hữu cơ kết hợp với vô cơ, chọn sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật ít độc, thuốc sinh học. Tại một số vùng trồng cam của địa phương, bà con trồng cam sành khẳng định hầu hết nông dân trồng thâm canh cây cam sành đều sử dụng phân bón hữu cơ kết hợp với vô cơ, điều này có thể giúp kéo dài tuổi thọ cây đến cả chục năm. Sở NN-PTNT tỉnh Vĩnh Long cũng cho biết, nhờ áp dụng nhiều giải pháp kỹ thuật nên năng suất cam sành của tỉnh những năm qua đã tăng từ 30 - 40 tấn/ha lên gần 70 tấn/ha. Hiện nay, diện tích cam của tỉnh đạt gần 18.000ha, sản lượng gần 1 triệu tấn.
Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình nông nghiệp hữu cơ của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.
Tìm lại hào quang cho cây có múi Hiếu Liêm
Sớm nhận thức nhu cầu thực phẩm sạch, nhờ sản xuất theo chuẩn VietGAP và chiến lược truyền thông bài bản, C-Farm đang từng bước tìm lại hào quang cho cây có múi Hiếu Liêm.
Trần Trung - Trần Phi
Tin liên quan
Các chương trình
Sản xuất lúa hữu cơ không chỉ bảo vệ được người trực tiếp sản xuất, bảo vệ môi trường, cải tạo đất mà còn mang lại lợi ích kinh tế.
Những mô hình chuyển đổi được xem là nền tảng vững chắc để ngành nông nghiệp Ninh Bình phát triển theo hướng chất lượng, xanh, bền vững, giảm phát thải trong tương lai.