Trả lại màu xanh cho những cánh rừng chiến khu

Để bảo vệ tốt những cánh rừng chiến khu Tân Trào, người dân Tuyên Quang đã cùng chung sức, đồng lòng với chính quyền địa phương, bảo vệ rừng nghiêm ngặt. Chính vì thế, những cánh rừng cách mạng ngày càng trù phú, màu xanh trải tít tắp trên dãy núi Hồng.

Đào Thanh  | 

Trả lại màu xanh cho những cánh rừng chiến khu

Tự động

Trả lại màu xanh cho những cánh rừng chiến khu

MC1: Thưa quý vị và bà con. Để bảo vệ tốt những cánh rừng chiến khu Tân Trào, lực lượng kiểm lâm và chính quyền địa phương của tỉnh Tuyên Quang luôn tìm cách gần dân, sát dân để tuyên truyền, vận động cho dân nghe, dân hiểu được rằng chính những cánh rừng ngay cạnh chân làng trước đây trong những năm kháng chiến đã biết bảo vệ Bác Hồ, bảo vệ cách mạng. Khi người dân cùng chung sức, đồng lòng cùng chính quyền giữ rừng thì rừng được bảo vệ nghiêm ngặt. Do đó, màu xanh của những cánh rừng đặc dụng cứ mải mải chài tít tắp trên dẫy núi Hồng.

  MC2: Hơn 20 năm nay, anh Nguyễn Mạnh Thường luôn là người năng nổ nhất trong công cuộc bảo vệ những cánh rừng đặc dụng ATK Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Anh Thường bảo với tôi rằng: “Tôi sinh năm Mậu thân 1968, tuổi khỉ. Khỉ phải sống ở trong rừng, phải gắn bó với rừng. Xưa mình lỡ phá rừng, nay mình sẽ tự nguyện dùng chính đôi bàn tay và sức lực của mình để trả nợ cho rừng. Nhìn những cánh rừng xanh tốt, tôi như thấy được mình sống lại.”

Vào những năm 2001-2002, khi Nhà nước có chủ trương triển khai Dự án 661 theo chương trình 5 triệu ha rừng, anh Thường là người đầu tiên trong xã nhận trồng. Anh Thường bảo rằng, đây là cơ hội lần thứ hai trong đời được nhận tiền từ rừng anh phải nắm lấy. Lần này, tiền nhận được ít hơn những lần trước, nhưng hợp pháp, đó là tiền của Nhà nước chi trả. Đây cũng là cơ hội để anh trả nợ rừng.

Sau bao nhiêu bữa cơm nắm với muối trắng ăn giữa rừng, rừng nuốt bao nhiêu lưỡi cuốc, lưỡi dao thì cũng là lúc những mầm cây non dần trồi lên và vươn mình chịu được nắng gió. Cứ thế, từ mùa xuân này nối qua mùa xuân khác, khi đôi bàn tay anh chai lại không còn cơ hội cho những cán cuốc, cán dao làm phòng rộp thì anh đã có những cánh rừng xanh tốt. 10 năm rồi 20 năm, từng ấy năm cũng đủ để đám trẻ mới sinh ra trở thành người lớn thì những cây rừng được người dân vùng này trồng cũng khép tán, xanh tốt. Có cây đường vanh một người ôm không hết. Đầu năm 2020, khi tỉnh Tuyên Quang có chủ trương giao khoán cho các hộ dân tham gia bảo vệ rừng, gia đình anh Thường tiếp tục nhận bảo vệ 30ha.

Trích băng anh Nguyễn Mạnh Thường

MC2: Thôn Mỏ Ché, xã Tân Trào, huyện Sơn Dương nằm trong vùng rừng chiến khu ATK Tân Trào. Thôn có 60 hộ người Nùng sinh sống. Giữ rừng, kiểm lâm tham mưu cho chính quyền địa phương mỗi thôn thành lập một tổ bảo vệ rừng nhưng không có kinh phí, Trưởng thôn Hoàng Văn Hò khi ấy đã hăng hái tham gia.

Ông Hò tâm sự, những người làng Mỏ Ché ở núi rừng chiến khu năm xưa tham gia phá rừng nay đều đã già. Chính ông cũng có lần tham gia phá rừng, nhưng cũng chính ông của gần 20 năm về trước đã tham gia trồng rừng, bảo vệ rừng. Những cây rừng non tay ông trồng năm xưa nay cũng đã hàng chục đến vài chục năm tuổi. Đã phủ xanh kín những cánh rừng đặc dụng. Từ năm 2020 đến nay, thôn Mỏ Ché có 8 hộ tham gia quản lý bảo vệ rừng theo chính sách giao khoán của nhà nước. Trung bình mỗi hộ được nhận khoảng 18 đến 30ha rừng đặc dụng.

Trích băng ông Hoàng Văn Hò

MC2: Ban quản lý Rừng đặc dụng Tân Trào được thành lập từ năm 2019 và được giao quản lý khoảng 4.000ha rừng, gồm rừng đặc dụng, rừng trồng và rừng tự nhiên.

Từ năm 2020 trở lại đây, tỉnh Tuyên Quang có chính sách phát triển lâm nghiệp bền vững, Ban Quản lý rừng đặc dụng Tân Trào đã triển khai việc khoán rừng cho 192 người tham gia bảo vệ. Hộ ít nhất được giao khoán là 16ha, hộ nhiều là 30ha và thực hiện phân lô theo khu vực. Những hộ giao phải sống gần rừng và tâm huyết với rừng thì Ban mới thực hiện giao khoán.

Anh Nguyễn Công Phương là Hạt phó Hạt Kiểm lâm Sơn Dương gắn bó với nghề kiểm lâm gần 20 năm nay. Cũng bằng ấy năm anh gắn bó với rừng đặc dụng Tân Trào và những cánh rừng ở Sơn Dương. Trong khoảng 10 năm trở lại đây, việc phá rừng ở khu rừng đặc dụng Tân Trào gần như không xảy ra. Nhất là từ khi phong trào trồng sắn trên đồi nương không còn. Người dân bỏ sắn đi làm công nhân tại các khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh có thu nhập khá cao. Nhiều người đã biết mở dịch vụ du lịch dựa trên di tích lịch sử và những cánh rừng tuyệt đẹp nơi chiến khu nên có thu nhập ổn định.

Trích băng anh Nguyễn Công Phương

MC1:

Thưa quý vị và bà con. Sau hơn 20 năm nỗ lực bảo vệ những cánh rừng đặc dụng của chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm. Những cánh rừng nơi đây đã ngày càng trù phú, xanh mải miết. Điều cốt lõi của vấn đề nay đó là ý thức của người dân cùng chung sức đồng lòng với cơ quan chức năng bảo vệ những cánh rừng cách mạng. Nhiều người đã biết nghĩ xa, nghĩ cho mấy đời sau nữa. Biết nghĩ rằng, ngày trước mình phá rừng khác gì phá chính cái tổ của mình thì nay mình có trách nhiệm phải xây lại. Xây lại rừng không giống xây ngôi nhà một năm, hai năm đã xong mà có khi cả đời người mới có được một cây rừng đủ xanh, tán đủ xòe mát che cho con người, rễ đủ khỏe để hút nước giúp cân bằng sinh thái, đủ giữ đất cho núi đồi xanh tốt.

Nhạc chuyển: Đối thoại

Đưa Tuyên Quang trở thành trung tâm chế biến gỗ lớn của cả nước

MC 2: Thưa quý vị và bà con, Tuyên Quang là địa phương đứng thứ 3 cả nước về độ che phủ rừng, với tỷ lệ che phủ rừng lên tới 65%. Cùng với rừng tự nhiên, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ thì những năm qua tỉnh Tuyên Quang cũng thực hiện tốt việc mở rộng phát triển rừng sản xuất, mang lại cuộc sống ấm no cho người dân địa phương.

Một trong những dấu ấn trong phát triển kinh tế lâm nghiệp đó là tỉnh Tuyên Quang đã triển khai thành công Nghị quyết 03 ngày 25/7/2017 của HĐND tỉnh Tuyên Quang về hỗ trợ giống cây lâm nghiệp chất lượng cao. Sau 6 năm triển khai, nhiều cánh rừng ở Tuyên Quang đã phát triển xanh tốt, gỗ sinh khối lớn là tiền đề quan trọng để Tuyên Quang phát triển rừng gỗ lớn, rừng cấp chứng chỉ FSC.

Vậy những năm tiếp theo tỉnh Tuyên Quang có tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ cây giống chất lượng cao để nâng cao chất lượng rừng hay không? Và khó khăn tồn tại gì khi triển khai thực hiện chính sách này, trong chương trình ngày hôm nay, nongnghiep Radio có cuộc trao đổi với bà Mai Thị Hoàn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Tuyên Quang để làm rõ vấn đề này?

Bà Hoàn Trả lời:

MC: Thưa bà sau 6 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 03 về hỗ trợ trồng rừng gỗ lớn đã làm thay đổi bức tranh kinh tế lâm nghiệp của Tuyên Quang như thế nào?

Bà Hoàn Trả lời:

MC: Theo bà, từ Nghị quyết này người dân Tuyên Quang đã được gì và ngành kinh tế lâm nghiệp của Tuyên Quang đã được gì?

Bà Hoàn Trả lời:

MC: Được biết Tuyên Quang đang triển khai nhiều chính sách về phát triển kinh tế lâm nghiệp như cấp chứng chỉ rừng FSC, phát triển rừng gỗ lớn, cấp tín chỉ các bon rừng vậy đâu sẽ là những việc tỉnh ưu tiên trong giai đoạn tới.

Bà Hoàn Trả lời:

MC: Nhìn lại tổng thể chặng đường 6 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 03 theo bà đâu là điểm cần khắc phục của Nghị quyết này và định hướng chiến lược trong thời gian tới là gì để kinh tế rừng của Tuyên Quang phát triển bền vững?

Bà Hoàn Trả lời:

  MC: Một lần nữa xin cảm ơn bà đã tham gia buổi phỏng vấn của Nongnghiep Radio.

MC 1:Bây giờ sẽ là những thông tin nổi bật về lĩnh vực lâm nghiệp vừa diễn ra:

MC2: Tin 1:

Thưa quý vị và bà con, Na Hang là huyện có lợi thế về đất lâm nghiệp lớn của tỉnh Tuyên Quang, đời sống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn phụ thuộc chủ yếu vào kinh tế đồi rừng. Chính vì thể, để công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đạt được kết quả tốt nhất, rất cần có sực nỗ lực, chung sức, đồng lòng của các cấp, các ngành, cấp uỷ, chính quyền địa phương và người dân trên địa bàn. Đến nay, những địa bàn từng một thời nóng về tình trạng khai thác, buôn bán và vận chuyển lâm sản trái quy định cũng đã dần ổn định, kiểm soát được tình hình. Tất cả là nhờ ý thức của người dân, vai trò của chính quyền được nâng cao.

Đào Thanh

MC1: Tin 2:

Cũng là những điểm sáng trong công tác bảo vệ, phát triển rừng bền vững tại các tỉnh miền núi phía Bắc, thưa quý vị, Ðiện Biên được đánh giá có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển cây dược liệu dưới tán rừng bởi có diện tích quy hoạch lâm nghiệp và diện tích rừng khá lớn, là khu vực phân bố của nhiều loại dược liệu quý, có giá trị kinh tế cao. Những năm qua, UBND tỉnh đã ban hành những cơ chế, chính sách hỗ trợ các địa phương, người dân phát triển cây dược liệu. Trong đó chú trọng hỗ trợ, hướng dẫn người dân tham gia liên kết sản xuất, thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp phát triển các dự án trồng cây dược liệu trên địa bàn. Theo thống kê của Chi cục Kiểm lâm, hiện nay toàn tỉnh có khoảng 2.181,4ha cây dược liệu. Diện tích cây dược liệu chủ yếu tập trung tại các huyện: Tuần Giáo, Mường Nhé, Nậm Pồ và Mường Chà với các loại chính như: Quế, sa nhân, thảo quả, sơn tra, ba kích, ý dĩ, sâm Ngọc Linh, sâm Lai Châu…

Hoàng Anh

MC2: Tin 3:

Tập huấn nâng cao năng lực, kỹ thuật nghiệp vụ cho lực lượng kiểm lâm là nhiệm vụ luôn được Chi cục Kiểm lâm Hà Nội đặc biệt quan tâm. Hằng năm, thông qua tập huấn, lực lượng kiểm lâm Hà Nội ngày càng được nâng cao kỹ năng, kiến thức về công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng. Nội dung này được thực hiện theo Đề án “Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng cho lực lượng kiểm lâm, cán bộ quản lý các cấp và các chủ rừng, cộng đồng dân cư trên địa bàn thành phố Hà Nội”. Tham gia các chương trình tập huấn, các kiểm lâm viên đánh giá cao nội dung và mỗi học viên đều tiếp thu thêm được nhiều kỹ năng chuyên môn thiết thực.

Quỳnh Anh

MC1: Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Lâm nghiệp và phát triển của Nông nghiệp Radio hôm nay, xin kính chào và hẹn gặp lại:

 

 

Tự động

Trả lại màu xanh cho những cánh rừng chiến khu

Để bảo vệ tốt những cánh rừng chiến khu Tân Trào, người dân Tuyên Quang đã cùng chung sức, đồng lòng với chính quyền địa phương, bảo vệ rừng nghiêm ngặt. Chính vì thế, những cánh rừng cách mạng ngày càng trù phú, màu xanh trải tít tắp trên dãy núi Hồng.

Đào Thanh

Tin liên quan

Các chương trình

Bản tin Lâm nghiệp ngày 8/5/2024: Phát hiện 650 vụ phá rừng trong 4 tháng
Thời sự

Phát hiện 650 vụ phá rừng trong 4 tháng; Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng có 50 tổ phòng chống, chữa cháy rừng; Bắc Tây Nguyên phát triển vùng nguyên liệu gỗ.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 8/5/2024: Phát hiện 650 vụ phá rừng trong 4 tháng
Bản tin Thủy sản ngày 8/5/2024: Xuất khẩu cá tra sang Mỹ có kim ngạch cao nhất kể từ tháng 6/2023
Thời sự

Xuất khẩu cá tra sang Mỹ có kim ngạch cao nhất kể từ tháng 6/2023; Xác định nguyên nhân tôm chết bất thường; Hơn 2.500 tàu cá hết hạn giấy phép khai thác thủy sản.

Bản tin Thủy sản ngày 8/5/2024: Xuất khẩu cá tra sang Mỹ có kim ngạch cao nhất kể từ tháng 6/2023