Triển khai 'Tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường đợt 1/2024'

Triển khai 'Tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường đợt 1/2024'; Liên kết ‘4 nhà’ giúp người dân yên tâm sản xuất khoai tây; Chuẩn bị điều kiện tái đàn chăn nuôi.

Quỳnh Anh  | 07:43 26/02/2024

Triển khai 'Tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường đợt 1/2024'

Tự động

  • Triển khai “Tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường đợt 1/2024”

Thưa quý vị và bà con, Bộ NN-PTNT vừa có Văn bản chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc triển khai Tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường đợt 1/2024, thời gian từ ngày 1-31/3. Theo báo cáo của các Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương, từ đầu năm đến ngày 19/2/2024, cả nước đã xảy ra 4 ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1 tại 4 tỉnh Bắc Ninh, Ninh Bình, Long An và Tiền Giang với số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy bắt buộc là hơn 6.660 con; 69 ổ dịch tả lợn Châu Phi tại 18 tỉnh với tổng số lợn tiêu hủy là hơn 2.500 con; 7 ổ dịch bệnh viêm da nổi cục tại 2 tỉnh Quảng Ngãi và Tiền Giang với tổng số 8 con trâu, bò mắc bệnh và 1 con bị chết phải tiêu hủy, 3 ổ dịch lở mồm long móng tại 2 tỉnh Cao Bằng và Hòa Bình, số chết và tiêu hủy là 53 con.

  • Lúa đông xuân vào vụ thu hoạch rộ, giá sụt giảm

Sau Tết Nguyên đán, lúa đông xuân 2023 - 2024 bước vào giai đoạn thu hoạch rộ, nhưng giá lúa lại đang sụt giảm khá mạnh. Tại TP. Cần Thơ, vụ lúa đông xuân 2023 - 2024, toàn TP xuống giống gần 73.000ha. Thời điểm này, khoảng hơn 1.400ha đang bước vào giai đoạn thu hoạch, với năng suất đạt khá cao, từ 1 - 1,2 tấn/công tầm lớn, tương đương khoảng 1.300m2. Theo chia sẻ của một số nông dân và thương lái, giá lúa hiện dao động từ 7.500 - 7.900 đồng/kg, tùy giống lúa. Tuy nhiên, mức giá này đã giảm khá mạnh so với vài tuần trước.

  • Liên kết ‘4 nhà’ giúp người dân yên tâm sản xuất khoai tây

Những ngày đầu năm mới, nhiều hộ dân tại thôn Nà Bấc, xã Đông Hải, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh đã xuống đồng thu hoạch khoai tây Atlantic. Đây là năm thứ 2 giống khoai tây này được triển khai trồng tại Tiên Yên và được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm sau thu hoạch. Đông Hải là một trong những xã có diện tích trồng khoai tây Atlantic lớn nhất huyện Tiên Yên với trên 22,8ha. Đặc biệt, để tạo thuận lợi trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, huyện Tiên Yên đã triển khai hiệu quả mô hình liên kết “4 nhà” với sự vào cuộc của nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nông dân. Từ đó, người dân không còn phải lo về chất lượng cũng như đầu ra của sản phẩm. Dự kiến trong đợt thu hoạch này, toàn xã đạt năng suất bình quân 18 tấn/ha, với giá bán khoảng 8.000 đồng/kg, trừ chi phí sẽ cho lãi khoảng 40 triệu đồng/ha.

  • Chuẩn bị tốt các điều kiện để tái đàn gia súc, gia cầm

Năm nay, tỉnh Thanh Hóa đề ra mục tiêu tổng đàn gia súc, gia cầm đạt trên 27,4 triệu con; sản lượng thịt hơi các loại đạt 300 nghìn tấn và sản lượng trứng đạt 310 triệu quả... Tuy nhiên, ngành nông nghiệp dự báo đây sẽ là năm có nhiều khó khăn do giá thức ăn và chi phí sản xuất vẫn đang ở mức cao, tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm vẫn diễn biến phức tạp, nhất là nguy cơ lây lan dịch bệnh Tả lợn châu Phi... Do vậy, để đạt mục tiêu này, trước khi thực hiện tái đàn, tăng quy mô chăn nuôi, ngành nông nghiệp khuyến cáo người chăn nuôi cần tìm hiểu thông tin về dự báo và diễn biến thị trường để đầu tư số lượng đàn sao cho phù hợp với điều kiện sản xuất, nhất là, chú trọng thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường chăn nuôi.

  • Lào Cai phấn đấu 100% diện tích chuối hàng hóa được cấp mã vùng trồng

Hiện, tỉnh Lào Cai có diện tích chuối 2.355ha, sản lượng cả năm đạt trên 60.000 tấn, trong đó sản lượng chuối phục vụ xuất khẩu đạt 40.000 tấn, giá trị bình quân 150 triệu/ha/năm. Năm nay, các địa phương trong tỉnh có kế hoạch thực hiện trồng mới 700ha chuối, nâng diện tích vùng sản xuất chuối hàng hóa đạt 2.285ha. Về thời vụ: Thực hiện trồng chuối vào 2 vụ chính là vụ xuân, từ tháng 2 - 4 và vụ thu, từ tháng 8 - 10. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào độ ẩm và khả năng cung cấp nước tưới, có thể bố trí trồng quanh năm. Địa phương đặt mục tiêu xây dựng vùng sản xuất tập trung theo hướng VietGAP, phấn đấu 100% diện tích chuối hàng hóa được cấp mã vùng trồng. Tăng cường ứng dụng công nghệ trong sản xuất chuối giống; tổ chức khảo nghiệm, lựa chọn giống có năng suất, chất lượng cao.

  • Chuyển đổi đất lúa, lợi nhuận cao gấp 2,5 - 4 lần

Theo Sở NN-PTNT Kiên Giang, năm 2023, nông dân trong tỉnh đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất chuyên trồng lúa với tổng diện tích là 6.850ha, đạt hơn 89% so với kế hoạch được Bộ NN-PTNT giao trong năm. Trong đó, diện tích chuyển đổi đất lúa sang trồng cây hàng năm là hơn 1.200ha, chuyển đổi sang trồng cây lâu năm gần 370ha. Riêng diện tích đất chuyên trồng lúa chuyển đổi sang đất trồng lúa kết hợp nuôi thủy sản đạt hơn 5.260ha. Qua khảo sát, đánh giá của đơn vị chuyên môn, hầu hết diện tích sau khi chuyển đổi đạt hiệu quả kinh tế cao hơn gấp 2,5 đến 4 lần. Đặc biệt, chuyển đổi từ chuyên trồng lúa sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản ở những khu vực có điều kiện phù hợp giúp tăng thêm lợi nhuận bình quân 85 triệu đồng/ha/năm.

  • Lợi ích từ liên kết sản xuất lúa đặc sản

Năm 2023, toàn huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu gieo cấy hơn 4.800ha lúa 2 vụ, sản lượng hơn 25.800 tấn. Trong đó, duy trì hơn 1.500ha sản xuất lúa hàng hóa tập trung, tăng cường sử dụng giống lúa thuần chất lượng cao, năng suất ổn định. Đặc biệt, huyện đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, thu mua, chế biến lúa gạo với các hộ dân, thúc đẩy việc duy trì và phát triển nhãn hiệu gạo đặc sản. Một số Công ty đã xây dựng chuỗi liên kết sản xuất lúa đặc sản với các hộ dân theo hình thức doanh nghiệp cung cấp, cho trả chậm giống, vật tư đầu vào và thu mua toàn bộ đầu ra với giá cao hơn 1 - 2 giá so với thị trường. Ngược lại, các hộ tham gia liên kết cam kết sản xuất theo những yêu cầu, kỹ thuật và hướng dẫn của doanh nghiệp.

  • Trồng ngô ngọt trên đất bãi ven sông thu lãi cao

Huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An có hơn 2.000 ha đất bãi ven sông, hằng năm được bồi đắp lượng phù sa màu mỡ, là điều kiện để sản xuất cây nông nghiệp ngắn ngày. Vụ đông năm 2023, huyện Tân Kỳ tiếp tục liên kết với doanh nghiệp thực hiện mô hình trồng ngô ngọt trên đất bãi bồi ven sông. Kết quả, năng suất đạt 12 - 15 tấn/ha. Theo đó, mô hình được hỗ trợ 50% giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Sau gần 3 tháng trồng và chăm sóc, đến nay đã cho thu hoạch. Phía doanh nghiệp thu mua với giá 5.000 đồng/kg, bà con thu về từ 60 - 70 triệu đồng/ha, trừ chi phí còn lãi khoảng 40%.

Nhạc cắt

Đối thoại

Thưa quý vị và bà con, nghề nuôi tôm của tỉnh Bạc Liêu nói riêng và của cả nước nói chung ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp tôm như hiện nay, thách thức lớn đặt ra là “bài toán” về môi trường, dịch bệnh, thiếu hụt nguồn nguyên liệu và thị trường còn khó khăn. Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ nuôi tôm nước lợ năm 2024 vừa diễn ra tại Bạc Liêu, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến chia sẻ về mục tiêu phát triển nuôi tôm nước lợ năm nay và đứng trước những thách thức đã được nhận định, Thứ trưởng đề nghị, để nâng cao hơn nữa giá trị từ con tôm và định hướng phát triển ngành tôm bền vững, các địa phương cần chú ý liên kết trong chuỗi sản phẩm từ giống, sản xuất đến tiêu thụ.

Băng

Văn Vũ

Nhạc

Nội dung vừa rồi cũng kết thúc bản tin Nông nghiệp hôm nay. Chương trình do BTV Xuân Hào biên soạn,  Quý vị và bà con có thể liên hệ với chương trình qua số hotline:   0912.145.266                               

 Xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau!

Tự động

Triển khai 'Tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường đợt 1/2024'

Triển khai 'Tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường đợt 1/2024'; Liên kết ‘4 nhà’ giúp người dân yên tâm sản xuất khoai tây; Chuẩn bị điều kiện tái đàn chăn nuôi.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Tập trung công tác dự phòng để chủ động ứng phó thiên tai
Thời sự

Tập trung công tác dự phòng để chủ động ứng phó thiên tai; ĐBSCL chưa bắt đầu vào mùa khô; Gấp rút xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch.

Tập trung công tác dự phòng để chủ động ứng phó thiên tai
Thời tiết nông vụ ngày 24/12/2024: Đêm miền Bắc rét buốt, vùng cao có sương muối
Thời sự

Về đêm, nền nhiệt tại Bắc bộ có thể xuống mức rét đậm. Bà con cần giữ ấm cơ thể, đặc biệt vào sáng sớm và tối muộn để đảm bảo sức khỏe.

Thời tiết nông vụ ngày 24/12/2024: Đêm miền Bắc rét buốt, vùng cao có sương muối