Trồng dừa hữu cơ, các bên cùng lợi

Do phụ thuộc nhiều vào thị trường xuất khẩu, giá dừa ở Bến Tre nói riêng và ĐBSCL nói chung thường không ổn định, lúc tăng cao, khi giảm xuống thấp. Trong bối cảnh ấy, những hộ trồng dừa hữu cơ nơi đây vẫn yên tâm sản xuất vì đã được doanh nghiệp bao tiêu đầu ra với giá ổn định và luôn cao hơn so với giá trên thị trường.

Thanh Sơn  | 

Trồng dừa hữu cơ, các bên cùng lợi

Tự động

Nông dân - Doanh nghiệp cùng phát triển dừa hữu cơ

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình Nông nghiệp hữu cơ.

Thưa quý vị và bà con! Nhắc tới cây dừa, ai cũng nghĩ ngay tới tỉnh Bến Tre, bởi đây chính là thủ phủ của dừa Việt Nam, khi chiếm hơn 40 phần trăm diện tích dừa cả nước. Trong nhiều năm qua, cây dừa đã đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế ở tỉnh Bến Tre, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân.

Trước những yêu cầu ngày càng cao từ thị trường thế giới cũng như chủ trương phát triển bền vững ngành nông nghiệp, sản xuất dừa hữu cơ đang được đẩy mạnh trên toàn tỉnh Bến Tre và ngày càng được nhiều nông dân hưởng ứng do những hiệu quả thiết thực mà cây dừa hữu cơ mang lại.

Do phụ thuộc nhiều vào thị trường xuất khẩu, giá dừa ở Bến Tre nói riêng và Đồng bằng sông Cửu Long nói chung thường không ổn định, lúc tăng cao, khi giảm xuống thấp. Giá lên thì nông dân vui. Nhưng khi giá xuống thấp, nông dân lại lo lắng, mất ăn mất ngủ. Có những thời điểm giá xuống quá thấp còn gây lo ngại cho cả ngành dừa khi nhiều nông dân chặt bỏ dừa chuyển sang cây trồng khác.

Trong bối cảnh ấy, những hộ trồng dừa hữu cơ ở Bến Tre và các tỉnh khác vẫn yên tâm sản xuất vì đã được doanh nghiệp bao tiêu đầu ra với giá ổn định và luôn cao hơn so với giá trên thị trường, như thông tin của ông Phan Lê Tùng, Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Thới Thạnh, xã Thới Thạnh, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre.

[Băng 1 - ông Phan Lê Tùng]

Hiện nay, tổng diện tích dừa hữu cơ trên địa bàn xã Thới Thạnh là khoảng 150 hecta. Hàng tháng,.hợp tác xã giao về Công ty dừa Lương Quới từ 120 ngàn tới 150 ngàn trái. Chính sách hữu cơ mà công ty đang hỗ trợ cho người dân cao hơn thị trường. Nếu giá dừa thị trường trên 50 ngàn thì giá dừa hữu cơ sẽ cao hơn thị trường 15 phần trăm. Còn nếu mà dưới 50 ngàn thì giá dừa hữu cơ sẽ cao hơn thị trường 20 phần trăm.

Như vậy, liên kết trồng dừa hữu cơ với doanh nghiệp đang mang lại lợi ích kinh tế rõ rệt cho nông dân Bến Tre. Ngoài giá bán luôn ổn định và cao hơn thị trường, người trồng dừa hữu cơ còn nhận được những lợi ích khác như năng suất tăng, chi phí giảm, đất đai không còn bị thoái hóa như khi còn dùng phân thuốc hóa học.

Còn doanh nghiệp thì sao? Với các công ty đang liên kết với nông dân để xây dựng các vùng dừa hữu cơ nguyên liệu, dừa hữu cơ sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng khả năng thâm nhập vào những thị trường khó tính. Đó là trường hợp của Công ty TNHH Chế biến dừa Lương Quới ở tỉnh Bến Tre. Công ty này đã đưa được sản phẩm từ dừa hữu cơ vào thị trường EU từ năm 2015. Ông Nguyễn Trường Thịnh, Phó Tổng giám đốc công ty, chia sẻ:

[Băng 2 – ông Nguyễn Trường Thịnh]

Bước đầu chúng tôi đã đạt được kết quả đánh giá là khả quan, đặc biệt là sau khi Việt Nam ký với Liên minh Châu Âu Hiệp định thương mại tự do EVFTA. Từ thời điềm đó tới giờ, doanh thu không những mặt hàng hữu cơ mà các mặt hàng khác của Lương Quới vào thị trường châu Âu cũng tăng. Tới thời điểm hiện tại, doanh thu xuất khẩu của Lương Quới đối với thị trường châu Âu chiếm khoảng 20 phần trăm tổng doanh thu của toàn công ty. Cơ hội mở ra đối với thị trường châu Âu là rất lớn.

Công ty Cổ phẩn Xuất nhập khẩu Bến Tre (Betrimex) cũng đang gặt hái được thành quả từ việc liên kết với nông dân để xây dựng vùng dừa hữu cơ nguyên liệu ở Bến Tre và đầu tư vào các sản phẩm chế biến sâu, áp dụng công nghệ cao. Betrimex hiện đang đẩy mạnh sản xuất dừa hữu cơ với diện tích hàng ngàn hecta. Bà Nguyễn Thị Trúc Liên, Giám đốc Khối nguyên liệu của Betrimex cho biết

[Băng 3 – Nguyễn Thị Trúc Liên]

Thương hiệu Cocoxim đã có mặt trên 60 quốc gia. Sản phẩm của Betrimex đã chinh phục được một số thị trường khó tính, phải nói là cực kỳ khó tính, đặc biệt là thị trường Nhật và Đức. Sản phẩm của mình về tiềm năng khá là lớn, cũng rất là lớn, đặc biệt là những sản phẩm chế biến sâu, công nghệ cao, đi theo hướng hữu cơ, nó phù hợp với xu thế của sống xanh, sạch, khỏe.

Với hiệu quả rõ rệt từ sản xuất tới chế biến, xuất khẩu các sản phẩm từ dừa hữu cơ, một số doanh nghiệp ngành dừa ở Bến Tre đang có kế hoạch tiếp tục liên kết với nông dân để mở rộng vùng dừa hữu cơ nguyên liệu trong thời gian tới. Như với Betrimex, công ty đang có kế hoạch nâng diện tích dừa hữu cơ lên 10 ngàn hecta vào năm 2025, đồng thời tăng dần tỷ trọng sản phẩm hữu cơ (organic) trong các dòng sản phẩm dừa xuất khẩu, như chia sẻ của bà Nguyễn Thị Trúc Liên.

[Băng 4 – Nguyễn Thị Trúc Liên]

Bên mình vẫn có 2 dòng sản phẩm và cơ cấu tăng trưởng hàng năm. Dòng sản phẩm thứ nhất là dòng sản phẩm organic với cái diện ti1hc mình có là 8008 hecta. Cái dòng sản phẩm còn lại là non – organic. Thì bắt đầu mình sẽ nâng dần tỷ lệ của organic của bà con lên để hướng dần bà con canh tác, chuyển đổi dần qua organic. Làm organic nói khó nhưng thật sự không khó, chỉ cần chúng ta đồng hành với người nông dân, kiên nhẫn với họ trong các buổi tập huấn, buổi viếng thăm cũng như khâu thu mua toàn bộ sản lượng của bà con nông dân.

Thưa quý vị và bà con, nông nghiệp hữu cơ đang phát triển mạnh trong những năm qua. Trong đó, với đặc thù sản xuất riêng, ngành dừa đang là một trong những ngành có diện tích hữu cơ lớn nhất.

Tuy vậy, diện tích dừa hữu cơ vẫn còn thấp so với tổng diện tích dừa. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng các sản phẩm dừa hữu cơ đang ngày càng tăng trên thị trường thế giới và cả ở thị trường trong nước.

Hy vọng với lợi ích kinh tế mà dừa hữu cơ mang lại cùng với sự liên kết ngày càng chặt chẽ hơn giữa doanh nghiệp và nông dân, diện tích cũng như sản lượng dừa hữu cơ Bến Tre nói riêng và cả nước nói chung sẽ tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới.

TIN

Bây giờ, mời quý vị và bà con cùng đến với một số tin vắn về Nông nghiệp hữu cơ trên cả nước.

Tin 1 TRần Trung

Thưa quý vị và bà con,

Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh vừa tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Ngày hữu cơ Việt Nam 19/9. Phát biểu tại buổi lễ, ông Hà Phúc Mịch, Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam cho biết, tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp hữu cơ tính đến hết năm 2021 hơn 119.100ha. Tuy nhiên, kết quả mà nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam đạt được còn rất khiêm tốn so với tiềm năng phát triển. Kim ngạch xuất khẩu nông sản hữu cơ của Việt Nam đạt hơn 335 triệu USD/năm, trong khi giá trị thị trường hữu cơ thế giới năm 2022 là khoảng 183 tỷ USD. Cùng với đó, mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp hiện tại còn yếu, chi phí đầu tư để sản xuất nông nghiệp hữu cơ cao hơn nhiều so với nông nghiệp thông thường.

Tin 2 – Văn Vũ

Tại Hội thảo “Đánh giá kết quả chọn tạo các giống Bạc Liêu, định hướng phát triển giống lúa BL9” vừa diễn ra, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu Lưu Hoàng Ly chia sẻ, để giúp nông dân thích ứng với những khó khăn trong canh tác lúa, tỉnh Bạc Liêu định hướng phát triển giống lúa BL9 – một giống lúa vừa được Cục Trồng trọt, Bộ NN-PTNT công nhận lưu hành đặc cách phát triển theo hướng sản xuất hữu cơ, thích ứng với biến đổi khí hậu. Theo đó, qua khảo nghiệm, Gạo BL9 thơm nhẹ, hạt thon dài, đẹp, hạt cơm bóng dẻo, có vị ngọt để nguội cơm không khô, tỉ lệ gạo nguyên từ 52 – 57%. Đặc biệt, theo kết quả khảo nghiệm tại nhà lưới của đơn vị, giống BL9 có khả năng chịu mặn ở nồng độ nước trên 4‰.

Tin 3 – Tùng Đinh

Thực hiện Đề án về phát triển nông nghiệp hàng hóa theo hướng hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, đảm bảo an toàn thực phẩm và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện giai đoạn 2022- 2025, huyện Yên Mô tỉnh Ninh Bình đã tập trung hỗ trợ 40% kinh phí xây dựng một số mô hình nhà màng, nhà lưới trồng dưa và rau sạch, cho một số địa phương, hỗ trợ 50% chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho 200 ha lúa sản xuất theo phương pháp hữu cơ và hỗ trợ 50% chi phí mua máy ép tách phân. Từ khi triển khai thực hiện đến nay, đã có 6 hộ sản xuất được nhận hỗ trợ lắp đặt nhà màng cùng hệ thống tưới tiết kiệm. Các hộ sản xuất đều xây dựng thành công mô hình ứng dụng nhà màng trồng các cây trồng có giá trị kinh tế cao như dưa vân lưới, dưa lê Hàn Quốc, dưa Thái Kim...

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Nông nghiệp hữu cơ của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Trồng dừa hữu cơ, các bên cùng lợi

Do phụ thuộc nhiều vào thị trường xuất khẩu, giá dừa ở Bến Tre nói riêng và ĐBSCL nói chung thường không ổn định, lúc tăng cao, khi giảm xuống thấp. Trong bối cảnh ấy, những hộ trồng dừa hữu cơ nơi đây vẫn yên tâm sản xuất vì đã được doanh nghiệp bao tiêu đầu ra với giá ổn định và luôn cao hơn so với giá trên thị trường.

Thanh Sơn

Tin liên quan

Các chương trình

Bản tin Thủy sản ngày 6/5/2024: Vớt khoảng 200 tấn cá chết trên hồ Sông Mây
Thời sự

Hoàn thành việc vớt khoảng 200 tấn cá chết trên hồ Sông Mây; Việt Nam vươn lên là đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ 5 vào Singapore; Biện pháp chống nóng cho tôm.

Bản tin Thủy sản ngày 6/5/2024: Vớt khoảng 200 tấn cá chết trên hồ Sông Mây
Sức mạnh chuyển đổi số nằm ở sự chuyển đổi phương thức hoạt động
Thời sự

Sức mạnh chuyển đổi số nằm ở sự chuyển đổi phương thức hoạt động; Xuất khẩu hồ tiêu thu về hơn 350 triệu USD; Hơn 23.000ha lúa xuân của Bắc Ninh nhiễm sâu bệnh.

Sức mạnh chuyển đổi số nằm ở sự chuyển đổi phương thức hoạt động