Trung Quốc nhân bản thành công giống bò được coi là 'báu vật' Tây Tạng
Chương Mộc và A Phái Giáp Táp là hai giống bò quý hiếm có nguồn gốc từ cao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng đã được các nhà khoa học nhân giống thành công.
Hoài Thơ | 16:49 07/03/2024
Trung Quốc nhân bản thành công giống bò được coi là ‘báu vật’ Tây Tạng
Trung Quốc nhân bản thành công giống bò Tây Tạng có nguy cơ tuyệt chủng
Thưa quý vị và bà con, Zhangmu (Chương Mộc) và Apeijiaza (A Phái Giáp Táp) là hai giống bò màu vàng quý hiếm có nguồn gốc từ cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng. Đây cũng là nguồn tài nguyên chiến lược đối với Trung Quốc vì những giống này có thể giúp các nhà nghiên cứu nhân giống các giống thích nghi tốt với môi trường khắc nghiệt ở độ cao hơn bình thường. Và bây giờ hãy cùng Nông nghiệp radio khám phá xem các nhà khoa học tại Trung Quốc đã có những nghiên cứu đột phát nào về hai giống bò quý hiếm này quý vị nhé:
Thưa quý vị, theo Tân Hoa Xã, vào cuối tháng 1 năm năy, các nhà khoa học Trung Quốc công bố đã nhân bản thành công bò Zhangmu (Chương Mộc) và bò Apeijiaza(A Phái Giáp Táp), hai giống bò có nguy cơ tuyệt chủng được tìm thấy ở Khu tự trị Tây Tạng, phía tây nam Trung Quốc.
Kết quả này đánh dấu lần nhân bản thành công đầu tiên trên thế giới về bò đến từ Tây Tạng. Theo báo cáo thì, có bốn con bê đực của mỗi giống đã được sinh ra ở huyện Vân Dương, thành phố Trùng Khánh phía tây nam Trung Quốc.
Theo cuộc khảo sát quốc gia lần thứ ba về nguồn gen gia súc và gia cầm được thực hiện vào năm 2021- 2022 của nhà chức trách Trung Quốc, hiện nay, chỉ có 19 con bò Zhangmu (Chương Mộc) ở Thành phố Shigatse (Khách Tắc) của Tây Tạng và 39 con bò Apeijiaza(A Phái Giáp Táp), ở Thành phố Nyingchi (Lâm Chi Địa) của khu tự trị.
Để khẩn trương đưa những loài động vật này thoát khỏi bờ vực tuyệt chủng, Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc đã cử một nhóm nghiên cứu đến Tây Tạng vào tháng 7 năm 2022 để tiến hành đo đạc cơ thể và thu thập mẫu máu, mô tai của hai loại gia súc này.
Vì hiện tại không có điều kiện thích hợp để nhân bản giống bò ở Tây Tạng nên huyện Vân Dương (Trùng Khánh) là huyện được chọn do khí hậu và địa hình giống với môi trường sống tự nhiên của gia súc cũng như công nghệ chăn nuôi gia súc tốt.
Các nhà khoa học bắt đầu cấy ghép phôi nhân bản tại một trang trại chăn nuôi bò thịt ở huyện Vân Dương vào tháng 2/2023.
Trong phòng thí nghiệm, Yu Dawei (Ư Đại Vĩ), một nhà nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Động vật thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc và các đồng nghiệp đã sử dụng công nghệ chuyển nhân tế bào soma để tạo ra phôi nhân bản.
Ông Ư Đại Vĩ cho biết, phôi nhân bản được cấy vào những con bò thay thế và sau khi mang thai đủ tháng và đã có 8 con bò được nhân bản”.
Từ kết quả nhân bản có được, Hai con bê của mỗi giống sẽ được trả lại cho Tây Tạng vào mùa hè sắp tới, trong khi bốn con còn lại sẽ được nuôi đến tuổi trưởng thành ở huyện Yunyang và tinh dịch của chúng sẽ được thu thập và bảo quản đông lạnh.
Những động vật non sinh ra ở vùng thấp Trùng Khánh sẽ được chuyển dần đến Tây Tạng để giúp chúng thích nghi với độ cao ở đó. Cũng theo Ông Đại Vĩ thì, trong thời gian tới sẽ tiến hành cấy phôi nhân bản của bò Zhangmu ( Chương Mộc) và bò Apeijiaza (A Phái Giáp Táp), ở Tây Tạng, đồng thời kết hợp công nghệ nhân bản với các công nghệ bảo vệ giống thông thường để thiết lập một hệ thống hợp lý nhằm bảo vệ và sử dụng nguồn gen của giống bò quý hiếm này.
Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chuyên mục Kiến thức nhà nông hôm nay, Xin cảm ơn quý vị đã để tâm theo dõi.
Trung Quốc nhân bản thành công giống bò được coi là 'báu vật' Tây Tạng
Chương Mộc và A Phái Giáp Táp là hai giống bò quý hiếm có nguồn gốc từ cao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng đã được các nhà khoa học nhân giống thành công.
Hoài Thơ
Tin liên quan
Các chương trình
Ngoài giá trị môi sinh môi trường, người dân huyện Hương Sơn còn có của ăn của để, thậm chí làm giàu từ mô hình trồng cây dược liệu dưới tán rừng.
Bên cạnh kết quả đạt được, hoạt động nuôi tôm hùm phát sinh một lượng chất thải, điều này làm chất lượng môi trường vùng nuôi biển suy giảm ở các vịnh kín gió.