Bản tin Lâm nghiệp ngày 7/3/2024: Chủ động từ sớm bảo vệ rừng U Minh Thượng

Chủ động từ sớm bảo vệ rừng U Minh Thượng; Phá rừng ở Đắk Nông giảm hơn 60%; Xuất khẩu ván bóc giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

Quỳnh Anh  | 

Bản tin Lâm nghiệp ngày 7/3/2024: Chủ động từ sớm bảo vệ rừng U Minh Thượng

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 7/3/2024: Chủ động từ sớm bảo vệ rừng U Minh Thượng

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức liên quan tới lĩnh vực Lâm nghiệp.

  • Chủ động từ sớm bảo vệ rừng U Minh Thượng

Thưa quý vị và bà con, Cục Kiểm lâm, Bộ NN-PTNT vừa làm việc với tỉnh Kiên Giang về tình hình bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô năm 2024, kiểm tra thực địa tại Vườn quốc gia U Minh Thượng. Ông Hà Hải Bình, Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm đánh giá, tỉnh Kiên Giang đã vào cuộc, chủ động từ lãnh đạo tỉnh, Sở NN-PTNT, Chi cục Kiểm lâm và các chủ rừng trong công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô năm nay. Đặc biệt, theo dự báo của cơ quan khí tượng thủy văn, năm nay thời tiết diễn biến rất bất thường, thiếu hụt nguồn nước ngọt, xâm nhập mặn xảy ra sớm và lấn sâu vào nội đồng, tỉnh Kiên Giang đã có sự chuẩn bị từ rất sớm các giải pháp, phương án bảo vệ rừng, sẵn sàng bố trí nhân lực, phương tiện theo phương châm "4 tại chỗ".

  • HCM chủ động nguồn nước để đảm bảo phòng chống cháy rừng

Tương tự, Sở NN-PTNT TP.HCM cùng các đơn vị trực thuộc vừa tiến hành kiểm tra công tác vận hành công trình thủy lợi nhằm chủ động nguồn nước để phục vụ phòng chống cháy rừng trong cao điểm mùa khô năm 2024 tại huyện Bình Chánh. Đây là địa phương có diện tích rừng lớn của TP.HCM, với khoảng 250 ha, có nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao. Do đó, việc đảm bảo vận hành các cống thủy lợi là rất quan trọng, giúp giảm thiệt hại đáng kể nếu có xảy ra cháy rừng. Sở NN-PTNT TP.HCM chỉ đạo các đơn vị liên quan không được lơ là trong công tác phòng chống cháy rừng, chủ động phát dọn và làm ẩm thực bì, tạo đường cạn lửa để đảm bảo cho công tác phòng cháy, chữa cháy trong mùa khô năm nay.

  • Phá rừng ở Đắk Nông giảm hơn 60%

Về lĩnh vực phát hiện, xử lý vi phạm Luật Lâm nghiệp, thống kê của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Nông cho thấy, trong tháng 2 năm nay, toàn tỉnh phát hiện 20 vụ vi phạm lâm luật. Trong số này, có 13 vụ phá rừng trái phép, thiệt hại hơn 2,66ha. So với tháng 2 năm ngoái, tổng số vụ vi phạm lâm luật tại Đắk Nông giảm 31 vụ. Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh này, phần lớn diện tích rừng bị phá là lồ ô, tre nứa tái sinh thành rừng. Một số diện tích nằm gần khu dân cư, sát nương rẫy của người dân đang canh tác nên việc phát hiện rất khó khăn. Trong khi công tác quản lý bảo vệ rừng còn nhiều hạn chế thì các đối tượng vi phạm ngày càng manh động, tinh vi, thường xuyên gây khó khăn cho lực lượng chức năng khi xảy ra sự việc.

  • Yên Bái mở rộng diện tích tre măng Bát Độ

Trong lĩnh vựcphát triển kinh tếlâm nghiệp, tại tỉnh Yên Bái, với những giá trị kinh tế từ cây tre măng Bát Độ mang lại cho người dân, những năm gần đây, việc vận động bà con mở rộng diện tích vùng nguyên liệu trở nên dễ dàng. Mỗi năm, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái trồng mới từ 250 – 300 ha. Năm nay, địa phương cũng phấn đấu trồng mới trên 300 ha tre Bát Độ, nâng tổng diện tích lên hơn 4.500 ha. Diện tích trồng mới tập trung ở các xã có nhiều đồi rừng và khu vực có nhiều diện tích đất vườn tạp, cây nguyên liệu giấy kém hiệu quả. Không chỉ Trấn Yên, hiện nay, diện tích tre Bát Độ đang ngày càng được mở rộng ở một số địa phương có tiềm năng và điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp. Đến nay, toàn tỉnh Yên Bái đã có gần 5.900 ha tre Bát Độ.

  • Xuất khẩu ván bóc giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

Thưa quý vị, từ đầu năm đến nay, thị trường ván bóc không quá sôi động song các cơ sở bóc gỗ tại Lào Cai vẫn đều đặn sản xuất mặt hàng này. Mỗi cơ sở sản xuất ván bóc giải quyết việc làm cho 5-10 lao động tại địa phương. Kéo theo ngành hàng này, hàng trăm nhân lực nhàn rỗi có thêm công ăn việc làm nhờ nhận phơi ván bóc. Được biết, mặt hàng ván bóc hiện đang được các đơn vị xuất khẩu tại Lào Cai thu mua tại xưởng sản xuất với giá khoảng 2,2 triệu đồng/khối, tùy thuộc chất lượng. Xuất khẩu ván bóc có thể chưa sôi động trở lại song mặt hiện tương đối ổn định, tạo được công việc làm ở nông thôn và duy trì bạn hàng.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc những tin tức trong lĩnh vực Lâm nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 7/3/2024: Chủ động từ sớm bảo vệ rừng U Minh Thượng

Chủ động từ sớm bảo vệ rừng U Minh Thượng; Phá rừng ở Đắk Nông giảm hơn 60%; Xuất khẩu ván bóc giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Bản tin Lâm nghiệp ngày 26/4/2024: Vốn xã hội hóa bảo vệ rừng chiếm hơn 40%
Thời sự

Nguồn vốn xã hội hóa để bảo vệ, trồng mới rừng chiếm hơn 40%; Quảng Bình lan tỏa mô hình trồng rừng gỗ lớn; Kiểm định chất lượng giống cây lâm nghiệp đạt 100%.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 26/4/2024: Vốn xã hội hóa bảo vệ rừng chiếm hơn 40%
Bản tin Lâm nghiệp ngày 25/4/2024: Mưa dông tàn phá rừng hồi hàng chục năm tuổi
Thời sự

Mưa dông tàn phá cánh rừng hồi hàng chục năm tuổi; Trồng rừng, phục hồi rừng, giảm phát thải khí nhà kính; Người dân Yêu Bái chưa mạnh dạn trong trồng rừng gỗ lớn.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 25/4/2024: Mưa dông tàn phá rừng hồi hàng chục năm tuổi