Tuyên Quang: Xanh mãi những tán rừng trồng
Không chỉ đứng đầu các tỉnh miền núi phía Bắc về sản lượng gỗ rừng trồng, Tuyên Quang còn là địa phương có diện tích rừng được cấp Chứng chỉ FSC cao nhất cả nước với trên 35.800ha. Phát huy thế mạnh, địa phương này đã và đang thực hiện nhiều giải pháp phát triển lâm nghiệp bền vững.
Xuân Hào | 19:50 14/11/2023
Tuyên Quang: Xanh mãi những tán rừng trồng
MC1: Thưa quý vị và bà con, Tuyên Quang hiện là tỉnh đứng đầu các tỉnh miền núi phía Bắc về sản lượng gỗ rừng trồng. Toàn tỉnh thực hiện quản lý rừng bền vững và cấp Chứng chỉ rừng theo tiêu chuẩn quốc tế FSC được trên 35.800 ha, cao nhất cả nước, góp phần nâng cao giá trị gỗ rừng trồng lên 15%. Với những giải pháp phát triển lâm nghiệp gắn với tăng cường thu hút đầu tư vào chế biến gỗ đang được tỉnh Tuyên Quang triển khai thực hiện sẽ là nền tảng để tỉnh Tuyên Quang phát triển lâm nghiệp bền vững, nâng cao đời sống nhân dân.
Nhạc buổi sớm...
MC2: Cũng như bao ngày, khi ánh mặt trời chưa làm tan hết làn sương sớm trên những vạt đồi thì chị Bùi thị Miện, công nhân đội lâm nghiệp Tân Hồng. đã cùng các đồng nghiệp của mình đã tất bật với công việc chăm sóc khu rừng keo mà mình nhận khoán.
Dưới tán rừng keo được ngoài ba năm tuổi, chị Hoa thoăn thoắt phát cành, xạc cỏ. Cả khu rừng keo rộng tới gần chục ha, cây nào cũng đều tăm tắp, vươn ngọn lên trời cao như mong muốn đền đáp cho công lao chăm sóc của chủ rừng. Gạt đi những giọt mồ hôi đang lăn đều trên má, chị Miện cho biết, từ ngày nhận hợp đồng trồng rừng với công ty, chị đã chăm sóc khu rừng này như chăm sóc vườn rau ở nhà. Bởi, nó là sinh kế của gia đình chị.
Băng chị Miện
Sau khi được UBND tỉnh Tuyên Quang giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các công ty lâm nghiệp đã xác định được ranh giới đất giữa đơn vị và tổ chức, cá nhân, đặc biệt là với các hộ dân, thuận lợi cho việc xử lý các trường hợp lấn chiếm đất đai, tài nguyên rừng. Việc liên doanh, liên kết trồng rừng sản xuất đã gắn được quyền lợi và trách nhiệm của công ty với người lao động đến sản phẩm cuối cùng. Sản lượng trồng rừng ngày càng được nâng cao, rừng đã có chủ thực sự.
Cũng là đơn vị góp phần vào thành tích trồng rừng tại Tuyên Quang, trong những năm qua Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Yên Sơn luôn là đơn vị hoàn thành và hoàn thành vượt múc kế hoạch trồng rừng hằng năm và là đơn vị tích cực triển khai ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, tạo ra sản phẩm gỗ rừng trồng có chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu khai thác gắn với bảo vệ môi trường, xuất sứ nguồn gốc của sản phẩm. Ông Trần Xuân Quảng, giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Yên Sơn cho biết:
Băng:
Nhạc chuyển:
MC1: Vâng thưa quý vị và bà con, sản xuất lâm nghiệp bền vững của tỉnh Tuyên Quang đã tạo hàng vạn việc làm cho người dân vùng nông thôn và vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Vậy, làm thế nào để thay đổi tư duy nhận thức của nông dân trong việc phát triển kinh tế rừng và những chính sách thu hút đầu tư nổi bật nào để ngành lâm nghiệp Tuyên Quang phát triển bền vững? Nông nghiệp radio đã có cuộc trao đổi với bà Mai Thị Hoàn, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tuyên Quang.
1/ Vâng, trước tiên xin cảm ơn bà Mai Thị Hoàn đã tham gia chương trình ngày hôm nay ạ. Đầu tiên, bà có thể phác thảo một bức tranh về rừng tại Tuyên Quang được không ạ?
- Bà Mai Thị Hoàn trả lời:
2/ Vốn rừng hiện có là điều kiện thuận lợi để Tuyên Quang thu hút đầu tư vào các lĩnh vực như công nghiệp chế biến gỗ. Vậy đâu là những chính sách nổi bật để thu hút các nguồn lực đầu từ, thưa bà?
- Bà Mai Thị Hoàn trả lời:
3/ Vâng, rõ ràng Tuyên Quang đang có nhiều lợi thế từ rừng, nhưng để trong thời gian tới ngành Lâm nghiệp phát triển bền vững hơn nữa thì bà có kiến nghị gì không?
- Bà Mai Thị Hoàn trả lời.
Vâng xin cảm ơn Bà về cuộc trao đổi này.
Nhạc cắt:
Bây giờ mời quý vị và bà con cùng đến với một số tin vắn về hoạt động lâm nghiệp trên địa bàn cả nước.
1/ Tin 1:Thưa quý vị và bà con, UBND tỉnh Quảng Trị vừa phê duyệt Kế hoạch hoạt động tổng thể Dự án “Sản xuất cà phê sinh thái và cải thiện rừng tự nhiên tại huyện Hướng Hóa” do Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam, gọi tắt là WWF - Việt Nam tài trợ. Thời gian thực hiện dự án trong 4 năm, kể từ thời điểm khoản viện trợ được phê duyệt. Mục tiêu của dự án là chuyển đổi 1.000 ha cà phê canh tác độc canh sang mô hình canh tác nông lâm kết hợp với 800 hộ tham gia, tăng thu nhập cho 800 hộ trồng cà phê, có 1.000 tấn cà phê nhân được chế biến và bán ra thị trường quốc tế mỗi năm. Đồng thời, 18.000 ha rừng tự nhiên trong hành lang đa dạng sinh học giữa Khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa và Đakrông được bảo vệ hiệu quả.
2/ Tin 2: Năm nay, tỉnh Bắc Kạn có kế hoạch trồng mới hơn 4.000ha rừng, trong đó trồng rừng tập trung hơn 3 nghìn ha, còn lại là trồng rừng phân tán. Cơ cấu giống phổ biến là cây mỡ, keo, thông, hồi, quế. Dù tháng 4 đến giữa tháng 6 vừa qua, hạn hán kéo dài ảnh hưởng lớn đến tiến độ, nhiều diện tích rừng trồng mới bị chết khô nhưng vượt qua khó khăn, đến nay tỉnh Bắc Kạn đã trồng được 4.450ha rừng, đạt 110% kế hoạch. Tỉnh Bắc Kạn hiện có hơn 100.000ha rừng trồng, là một trong những địa phương có diện tích rừng trồng lớn nhất cả nước. Trong quá trình thực hiện đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2020 đến 2025, tỉnh Bắc Kạn xác định đưa sản phẩm từ gỗ rừng trồng trở thành ngành hàng chủ lực quốc gia.
3/ Tin 3;UBND tỉnh Đồng Tháp vừa phê duyệt Đề án Bảo tồn và Phát triển Sếu Đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim giai đoạn 2022-2032 với tổng kinh phí thực hiện dự kiến gần 185 tỷ đồng. Nguồn kinh phí sẽ dùng cho các hoạt động tiếp nhận, nuôi dưỡng, nghiên cứu sinh sản và tái thả đàn sếu, tiến hành cải tạo, phục hồi hệ sinh thái và sinh cảnh sống, xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp sinh thái bền vững, thực hiện công tác truyền thông, tuyên truyền và đầu tư trang thiết bị cơ sở hạ tầng. Dự kiến ngày 14/12 tới, tỉnh sẽ tổ chức hội thảo và công bố Đề án.
4/ Tin 4: Tại tỉnh Gia Lai, Sở NN-PTNT tỉnh này cho biết, đến nay, toàn tỉnh đã trồng được hơn 4.600 ha rừng, đạt gần 58% kế hoạch năm. Trong đó, một số địa phương, đơn vị như Đak Đoa, Ia Grai, Đak Pơ, Chư Păh, Ia Pa, thị xã An Khê, Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Ia Grai, Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê, đều đã trồng rừng đạt hoặc vượt kế hoạch đề ra. Riêng Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Lơ Ku đã đạt hơn 200% kế hoạch và huyện Kbang đạt gần 280% kế hoạch. Tuy nhiên cũng còn một số địa phương có diện tích trồng rừng thấp , một số Ban quản lý rừng phòng hộ, Vườn quốc gia Kon Ka Kinh và các doanh nghiệp chưa triển khai công tác trồng rừng.
Nội dung vừa rồi cũng kết thúc chương trình Lâm nghiệp và Phát triển của Nông nghiệp radio hôm nay, xin kính chào và hẹn gặp lại ở các chương trình sau;
Tuyên Quang: Xanh mãi những tán rừng trồng
Không chỉ đứng đầu các tỉnh miền núi phía Bắc về sản lượng gỗ rừng trồng, Tuyên Quang còn là địa phương có diện tích rừng được cấp Chứng chỉ FSC cao nhất cả nước với trên 35.800ha. Phát huy thế mạnh, địa phương này đã và đang thực hiện nhiều giải pháp phát triển lâm nghiệp bền vững.
Xuân Hào
Tin liên quan
Các chương trình
Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên; Sâu, bệnh gây hại gần 230ha cây ăn quả có múi; Bắc Giang có thêm 6 sản phẩm OCOP 4 sao.
Khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định trong có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 80-180mm, cục bộ có nơi trên 300mm.