Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, tăng sức cạnh tranh cho nông sản

Ứng dụng khoa học công nghệ, tăng sức cạnh tranh cho nông sản; Sạt lở đất nghiêm trọng tại Hà Giang khiến 11 người chết; Kiên Giang có hơn 400 cánh đồng lớn.

Quỳnh Anh  | 10:54 15/07/2024

Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, tăng sức cạnh tranh cho nông sản

Tự động

Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, tăng sức cạnh tranh cho nông sản

BẢN TIN NÔNG NGHIỆP TUẦN QUA

SỐ  – 113 –

Kịch bản; Dựng; Biên tập: Xuân Hào, Quỳnh Anh

Kỹ thuật: : Bình Thành – DũngSEO

Đồ họa: Khánh Thiện

MC1: Tùng Sơn

MC2: Anh Quỳnh

Nhạc hiệu (25 giây)

  Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đang theo dõi bản tin Nông Nghiệp Tuần Qua của Kênh Nông Nghiệp radio. Bây giờ sẽ là những nội dung chính sẽ có trong bản tin ngày hôm nay.

Headline ( 45 giây)

  • Sạt lở đất nghiêm trọng tại Hà Giang khiến 11 người chết
  • Giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính chiếm 54% toàn ngành
  • Đề nghị Bắc Giang ưu tiên mọi nguồn lực chống dịch tả lợn châu Phi
  • Khoảng 55% nhà nuôi yến của Khánh Hòa có nguy cơ ngừng hoạt động
  • Chủ động phòng trừ sâu bệnh, chuột hại mùa màng
  • Quảng Ninh chi 500 tỷ đồng di dân ra khỏi vùng sạt lở, ngập lụt
  • Kiên Giang có hơn 400 cánh đồng lớn
  • Đắk Lắk tái canh gần 10.800ha cà phê

Sau đây là nội dung chi tiết:

  • Sạt lở đất nghiêm trọng tại Hà Giang khiến 11 người chết

Thưa quý vị và bà con, cuối tuần qua, tại Quốc lộ 34, tuyến đường từ tỉnh Hà Giang đi Cao Bằng thuộc địa phận thôn Tả Mò, xã Yên Định, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang đã xảy ra một vụ sạt lở đất nghiêm trọng vùi lấp xe ô tô khách 16 chỗ khiến 11 người chết, 4 người bị thương. Ngay sau khi vụ sạt lở xảy ra, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Công điện yêu cầu tập trung khắc phục sự cố sạt lở đất tại tỉnh Hà Giang và chủ động ứng phó với mưa lũ, sạt lở. Trong đó, yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lai Châu và các địa phương, đơn vị có liên quan tiếp tục chỉ đạo khắc phục nhanh hậu quả sự cố sạt lở, tổ chức cứu chữa người bị thương; xác định danh tính người bị nạn, phối hợp lo hậu sự. Giao Bộ trưởng Bộ NN-PTNT tổ chức đoàn công tác trực tiếp kiểm tra, phối hợp với địa phương chỉ đạo khắc phục sự cố sạt lở, đồng thời tổ chức theo dõi chặt chẽ tình hình, chủ động triển khai công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai.

  • Giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính chiếm 54% toàn ngành

Theo thông tin tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm 2024 của Cục Trồng trọt diễn ra trong tuần qua, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất trồng trọt trong 6 tháng đầu năm đạt hơn 2%. Giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 15,76 tỷ USD, tăng hơn 24% so với cùng kỳ năm 2023, chiếm 54% tổng giá trị xuất khẩu toàn ngành. Đánh giá cao những thành tựu mà lĩnh vực trồng trọt đã đã đạt được và với những khó khăn với ngành trong giai đoạn tới, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Trung nhấn mạnh rằng, Cục Trồng trọt cần có phương án hiệu quả để ứng phó với biến đổi khí hậu. Ổn định sản xuất của cho nhân đân đặc biệt là trong mùa mưa bão. Bên cạnh đó, toàn ngành cần tập trung, đẩy mạnh tái cơ cấu cây trồng. Ứng dụng khoa học công nghệ và chuyển đổi số để nâng cao năng suất, chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nông sản.

  • Đề nghị Bắc Giang ưu tiên mọi nguồn lực chống dịch tả lợn Châu Phi

Cũng trong tuần qua, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến đã ký văn bản đề nghị lãnh đạo tỉnh Bắc Giang tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp kiểm soát, phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi. Theo Bộ NN-PTNT, từ đầu năm đến nay, cả nước đã xảy ra hơn 600 ổ dịch bệnh dịch tả lợn Châu Phi tại 44 tỉnh, thành phố, buộc tiêu hủy trên 40.500 con lợn, tăng 3,25 lần so với cùng kỳ năm 2023. Bệnh đang diễn biến rất phức tạp tại các tỉnh Bắc Kạn, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng... và cũng đã xảy ra tại 8 xã thuộc 3 huyện của tỉnh Bắc Giang. Do đó, Bộ NN-PTNT đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang ưu tiên tập trung mọi nguồn lực và trực tiếp chỉ đạo các Sở, ban ngành, chính quyền các cấp của địa phương triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp kiểm soát, phòng, chống bệnh động vật theo đúng quy định.

  • Khoảng 55% nhà nuôi yến của Khánh Hòa có nguy cơ ngừng hoạt động

Hiện UBND Khánh Hòa đã có yêu cầu các cơ sở chăn nuôi tại khu vực không được phép chăn nuôi ký cam kết ngừng hoạt động hoặc di dời cơ sở chăn nuôi trước ngày 1-1-2025. Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Khánh Hòa, toàn tỉnh hiện có khoảng 60.000 con trâu bò, hơn 300.000 con lợn, và 3,3 triệu con gia cầm, với hơn 50.000 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm và 812 nhà yến. Qua rà soát, có hơn 5.000 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm, chiếm 10% và khoảng 450 nhà yến, chiếm hơn 55% nằm trong vùng không được phép nuôi. Việc rà soát và thống kê các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi chim yến nhằm đảm bảo quản lý chặt chẽ hoạt động chăn nuôi trên địa bàn, tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế một cách bền vững và đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường.

  • Chủ động phòng trừ sâu bệnh, chuột hại mùa màng

Tính đến nay, bà con nông dân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã gieo cấy được gần 21.000ha lúa Mùa, đạt trên 92% tổng diện tích gieo cấy, trong đó có hơn 7.100ha lúa lai và gần 11.000ha lúa chất lượng cao. Bên cạnh cây lúa, bà con nông dân cũng đã gieo trồng được xấp xỉ 3.700ha ngô vụ Hè Thu, gần 2.900ha rau xanh các loại. Hiện nay, trên diện tích lúa Mùa trà sớm đã xuất hiện ốc bươu vàng hại lúa, diện tích bị nhiễm trên 450ha; cây ngô cũng xuất hiện sâu keo mùa thu phá hoại, diện tích bị nhiễm trên 154ha. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã chỉ đạo Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật phối hợp với các địa phương tổ chức phòng, trừ sâu bệnh, chuột hại cây trồng để bảo vệ mùa màng.

  • Quảng Ninh chi 500 tỷ đồng di dân ra khỏi vùng sạt lở, ngập lụt

Quảng Ninh là tỉnh có địa hình đa dạng gồm miền núi, biên giới, biển đảo. Do địa hình phức tạp, chia cắt bởi sông, suối nên mùa mưa bão, địa phương thường xảy ra lũ lụt. Thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh đã ban hành các cơ chế chính sách hỗ trợ đặc thù; phê duyệt các chương trình, đề án thực hiện công tác bố trí sắp xếp và ổn định dân cư vùng thiên tai trên địa bàn tỉnh. Trong đó, địa phương thực hiện đề án di dân tổng thể ra khỏi vùng sạt lở, ngập lụt nguy hiểm và quy hoạch bố trí dân cư phòng tránh thiên tai trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025, đến hết năm 2018 đã di dời được 558/558 hộ, hoàn thành 100% kế hoạch. Tổng kinh phí thực hiện đề án là gần 500 tỷ đồng.

  • Kiên Giang có hơn 400 cánh đồng lớn

Theo Sở NN-PTNT Kiên Giang, trong 6 tháng đầu năm, tỉnh đã tổ chức sản xuất và thu hoạch dứt điểm lúa vụ mùa và đông xuân 2023 - 2024 với tổng diện tích hơn 352.800ha, sản lượng gần 2,6 triệu tấn, tăng trên 47.000 tấn so với cùng kỳ năm trước. Trong 2 vụ lúa này, lực lượng khuyến nông tỉnh đã hỗ trợ các hợp tác xã nông nghiệp tổ chức sản xuất được hơn 400 cánh đồng lớn với tổng diện tích hơn 66.000ha. Mặc dù so với cùng kỳ giảm gần 290 cánh đồng lớn nhưng diện tích chỉ giảm 16.550ha, như vậy diện tích trên từng cánh đồng đã được mở rộng. Trong số các cách đồng lớn sản xuất lúa đã thực hiện, có hơn 280 cánh đồng lớn gắn với liên kết tiêu thụ với diện tích gần 50.900ha.

  • Đắk Lắk tái canh gần 10.800ha cà phê

Trong giai đoạn 2021 - 2023, tỉnh Đắk Lắk đã thực hiện tái canh cà phê với diện tích gần 10.800ha, bình quân mỗi năm đạt gần 3.600ha, tăng hơn 2.000ha/năm so với mục tiêu; năng suất từ 4,2 - 7 tấn nhân/ha, chiếm khoảng 80% diện tích cà phê tái canh trên địa bàn tỉnh; có khoảng 90% sản lượng cà phê được thu hái, phơi sấy và bảo quản theo đúng quy trình kỹ thuật; 100% các cơ sở chế biến cà phê nhân xuất khẩu tuân thủ đúng quy chuẩn kỹ thuật, cà phê đạt điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Công tác xúc tiến thương mại và tìm kiếm thị trường đã được các cơ quan chức năng quan tâm chú trọng, giúp quảng bá thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột, cà phê Việt Nam ra thị trường thế giới; sản lượng cà phê xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu năm 2023 đạt trên 760 triệu USD, góp phần vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Nhạc cắt

Đối thoại

Thưa quý vị và bà con, thời gian qua ngành lâm nghiệp Việt Nam đã chủ động đẩy mạnh xã hội hóa phát triển rừng. Khi mà yêu cầu về phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng ngày càng tăng, hợp tác công tư là một giải pháp. Tại Diễn đàn hợp tác công – tư trong việc phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng và khởi động sáng kiến Hộ chiếu Vườn quốc gia vừa diễn ra, Cục Lâm nghiệp – Bộ NN-PTNT và Công ty TNHH Nước Giải Khát Suntory PepsiCo Việt Nam đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với những cam kết trong 3 lĩnh vực chính gồm: Trồng rừng gỗ lớn, trồng cây bản địa kết hợp với dược liệu gắn với cải thiện sinh kế người dân và hướng đến mục tiêu tăng khả năng hấp thụ và trung hòa carbon, bảo vệ môi trường, tài tạo nguồn nước. Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan chia sẻ tại sự kiện này:

Băng

Bảo Thắng

Nhạc

Nội dung vừa rồi cũng kết thúc bản tin Nông nghiệp hôm nay. Xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau!

Tự động

Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, tăng sức cạnh tranh cho nông sản

Ứng dụng khoa học công nghệ, tăng sức cạnh tranh cho nông sản; Sạt lở đất nghiêm trọng tại Hà Giang khiến 11 người chết; Kiên Giang có hơn 400 cánh đồng lớn.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Mông Cổ là cánh cửa để nông sản Việt Nam tiếp cận nhiều thị trường
Thời sự

Mông Cổ là cánh cửa để nông sản Việt Nam tiếp cận nhiều thị trường; TP. HCM công bố hơn 30 điểm sạt lở nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm.

Mông Cổ là cánh cửa để nông sản Việt Nam tiếp cận nhiều thị trường
Thời tiết nông vụ ngày 25/11/2024: Miền Bắc đón không khí lạnh có cường độ mạnh
Thời sự

Khoảng chiều tối và đêm nay, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh phía Đông Bắc bộ, sau đó ảnh hưởng đến Bắc Trung bộ, Tây Bắc bộ và Trung Trung bộ.

Thời tiết nông vụ ngày 25/11/2024: Miền Bắc đón không khí lạnh có cường độ mạnh