Vacxin dịch tả lợn châu Phi khi ra thị trường được giám sát thế nào?

Quý vị và bà con đang theo dõi những tin tức nông nghiệp nổi bật vừa diễn ra trong tuần qua của chương trình phát thanh ‘Nông nghiệp tuần qua’, kênh Nông nghiệp Radio.

Nông nghiệp Radio  | 06:54 25/04/2022

Vacxin dịch tả lợn châu Phi khi ra thị trường được giám sát thế nào?

Tự động

Tin tức nông nghiệp tuần qua trên Nông Nghiệp Radio: Vacxin dịch tả lợn châu Phi khi ra thị trường được giám sát như thế nào?

Tin tức nông nghiệp tuần qua trên Nông Nghiệp Radio: Vacxin dịch tả lợn châu Phi khi ra thị trường được giám sát như thế nào?

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đang theo dõi bản tin Nông Nghiệp  Tuần Qua của Kênh Nông Nghiệp radio. Bây giờ sẽ là những nội dung chính sẽ có trong bản tin ngày hôm nay.

- Tham luận của Bộ trưởng Lê Minh Hoan tại Hội nghị của Bộ chính trị.

-  Hoạt động của Lãnh đạo Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn trong tuần

- Quý 1 năm nay, ngành tôm xuất được gần 1 tỷ USD

- Đào Bắc Hà mất mùa nhưng được giá

- Trồng lúa hữu cơ, hướng đi mới của nông nghiệp Bạc Liêu

- Rốt ráo chuẩn bị ra mắt vaccine dịch tả lợn châu Phi

Bây giờ là nội dung chi tiết

Thưa quý vị và bà con, Ngày 22/4, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan đã có bài tham luận quan trọng tại Hội nghị Quán triệt, Triển khai Nghị quyết 13-NQ/TW ngày 2/4/2022 của Bộ Chính trị về Phương hướng Phát triển Kinh tế - Xã hội, Bảo đảm Quốc phòng, An ninh Vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Bài tham luận của Bộ trưởng thể hiện tầm quan trọng của nông nghiệp đối với sự phát triển bền vững của Đồng bằng song Cửu Long. Bài tham luận có đoạn: “Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm nông nghiệp của quốc gia, bao gồm thuỷ sản, cây ăn quả, lúa gạo. Mặc dù lúa gạo không còn độc tôn như trước đây, nhưng vẫn luôn giữ vai trò chiến lược trong việc bảo đảm an ninh lương thực, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng nông nghiệp và là sinh kế của hàng triệu nông dân. “Biến đổi khí hậu, biến động thị trường, biến chuyển xu thế tiêu dùng”, cùng định hướng phát triển nông nghiệp “hàng hoá, sinh thái, bền vững” theo tinh thần Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị, đặt ra yêu cầu mới hơn, cách tiếp cận phù hợp hơn, trong một xu thế đã thay đổi khác hơn”.

Một hoạt động nổi bật nữa trong tuần qua mà chúng tôi muốn giới thiệu đến quý vị và con là sự kiện chuẩn bị có loại vaccine Dịch tả lợn châu Phi đầu tiên do Việt Nam sản xuất. Theo đó, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến ghi nhận những nỗ lực sản xuất vacxin phòng dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) của công ty, như: có phòng xét nghiệm đạt chuẩn An toàn sinh học cấp III, triển khai xây dựng nhà máy sản xuất thuốc thú y CNC đạt chuẩn GMP-WHO. Thứ trưởng cũng chỉ rõ 3 vấn đề Dabaco cần giải quyết rốt ráo trước khi thương mại hóa sản phẩm vacxin DTLCP. Một, là chưa có ngày lấy mẫu chính thức vacxin. Hai, là hồ sơ về đặc tính sinh học của vacxin chưa hoàn thiện. Ba, là nhà máy sản xuất thuốc CNC chưa khánh thành nên chưa thể thẩm định và lưu hồ sơ tại Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc thú y Trung ương I.

Sáng 22/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với UBND tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị sơ kết sản xuất trồng trọt vụ đông xuân 2021-2022, triển khai kế hoạch sản xuất vụ hè thu và vụ mùa năm 2022, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh chủ trì hội nghị. Theo ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, trước khi bước vào sản xuất vụ đông xuân 2021-2022, Bộ NN-PTNT đã chỉ đạo sâu sát ngành chức năng và các địa phương sắp xếp mùa vụ hợp lý theo từng tiểu vùng; đề ra các biện pháp cụ thể trước, trong thời điểm xuống giống; đồng thời điều chỉnh kế hoạch, lịch thời vụ gieo trồng lúa cho từng khu vực để quyết giành thắng lợi vụ đông xuân. Tại Hội nghị, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh nhấn mạnh: Các địa phương cần nỗ lực hết mình để giành thắng lợi vụ hè thu nhằm bù lại thiệt hại vụ đông xuân vừa qua.

Đoàn công tác của Bộ NN-PTNT do Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, ông Phạm Văn Thiều trao đổi về Dự án “Hệ thống công trình điều tiết, bổ sung nước phục vụ nuôi trồng thuỷ sản vùng phía nam Quốc lộ 1A, tỉnh Bạc Liêu” đã được Bộ NN-PTNT phê duyệt chủ trương đầu tư, với tổng vốn trên 1.500 tỷ đồng. Đây là được xem là dự án rất quan trọng đối với phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050. Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp nhấn mạnh: Bạc Liêu đã được Thủ tướng Chính phủ giao cho tỉnh xây dựng trở thành Trung tâm ngành công nghiệp tôm của cả nước. Tuy nhiên, muốn làm đươc thì phải có hạ tầng thủy lợi tốt.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu tôm trong quý 1 tăng tới 44% so với cùng kỳ năm ngoái và đạt 955 triệu USD. Ba tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm Việt Nam sang các thị trường chính đều ghi nhận mức tăng trưởng 2 con số. Mỹ tiếp tục là thị trường lớn nhất của tôm Việt Nam. Trong quý 1, giá trị xuất khẩu tôm sang thị trường này đạt gần 195 triệu USD, tăng 45% so với cùng kỳ. EU là thị trường lớn thứ 2 của tôm Việt Nam. Xuất khẩu tôm sang EU trong quý đầu năm nay đạt hơn 159 triệu USD, tăng 66% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc trong quý 1 đạt trên 106 triệu USD, tăng 70% so với cùng kỳ. Đây là tín hiệu tốt cho xuất khẩu tôm sang thị trường này sau năm 2021 trầm lắng.

Ngay sau khi nhận được kế hoạch của Sở NNN-PTNT, Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản Bắc Ninh đã phối hợp với UBND các huyện, thành phố, các xã, phường, thị trấn tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc theo đúng nội dung, thời gian đã đề ra. Theo đó, từ ngày 15/3-15/4/2022, 100% các thôn, khu phố thuộc 126 xã, phường, thị trấn của 08 huyện, thành phố đã triển khai thực hiện, huy động được hơn 83.000 lượt người tham gia tổng vệ sinh môi trường, thu dọn được hàng trăm tấn rác thải đốt, ủ và chôn huỷ. Trong thời gian tới, Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản Bắc Ninh sẽ tiếp tục tham mưu UBND tỉnh, Sở NN-PTNT chỉ đạo, đôn đốc các địa phương tăng cường công tác quản lý chăn nuôi, giám sát dịch bệnh kết hợp với công tác vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường chăn nuôi và Bắc Ninh xác định đây là nhiệm vụ cần phải thực hiện thường xuyên, liên tục mới đem lại hiệu quả cao.

Hiện nay, hầu hết các khâu trong quá trình sản xuất lúa đã được cơ giới hoá. Tuy nhiên, trong giai đoạn ngâm, ủ mầm hạt giống, nông dân vẫn phải làm thủ công với những thiết bị thô sơ. Đặc biệt, tỷ lệ nảy mầm phụ thuộc rất nhiều vào sự biến động của thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm. Để giải quyết bài toán trên, Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Khuyến nông (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) đã phối hợp với đơn vị cung cấp máy nảy mầm lúa ILSSANG – Hàn Quốc để thử nhiệm tính năng khử trùng và ủ nảy mầm hạt giống lúa. Theo công bố của nhà sản xuất, sau 48 tiếng ngâm ủ, hạt giống sẽ bắt đầu nảy mầm. Tuy nhiên, thử nghiệm trên thực tế (với nhiều công thức khác nhau) đối với giống lúa VAAS16 tại Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Khuyến nông trong vụ mùa cho thấy, thời gian hạt giống nảy mầm sớm nhất là 5 ngày, sớm hơn trung bình 36 giờ (1,5 ngày) so với ủ theo phương pháp sản xuất của Việt Nam. Đặc biệt, tỷ lệ nảy mầm đạt khoảng 90%.  

Thời gian này, huyện Bắc Hà (Lào Cai) đã bước vào vụ thu hoạch đào năm nay . Vụ đào năm nay, do thời tiết bất thuận, rét đậm, rét hại kéo dài đầu năm đúng vào thời kỳ đậu quả đã ảnh hưởng khiến đào Bắc Hà đậu quả thấp, năng suất vụ thu hoạch đào năm nay giảm mạnh. Tuy nhiên, đào đậu quả năm nay quả to đều, chủ yếu đào chọn, được giá cao, phần nào an ủi bà con nông dân trồng đào. Vụ thu hoạch quả đào Pháp trên địa bàn huyện Bắc Hà bắt đầu từ đầu tháng 4 dương lịch, dự kiến kết thúc vào cuối tháng 4 hàng năm. Ngay sau khi vụ thu hoạch đào chuẩn bị kết thúc, cũng là lúc những trái mận trên cây tại những vườn đồi bắt đầu chín đỏ.

Tin tức về nông nghiệp hữu cơ

Thưa quý vị và bà con, sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn, hướng hữu cơđang là hướng đi tất yếu của ngành nông nghiệp, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm tạo ra sản phẩm sạch, an toàn, có năng suất và giá thành cao, nâng cao lợi nhuận cho nông dân. Huyện Phước Long (Bạc Liêu) đã thực hiện thành công và đang nhân rộng mô hình sản xuất lúa theo hướng an toàn, bổ sung phân hữu cơ, giảm dần phân hoá học, từng bước thay đổi tập quán sản xuất cho nông dân.

Trong vụ lúa Đông Xuân 2021- 2022, Phòng nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phước Long thực hiện thí điểm mô hình sản xuất lúa theo hướng an toàn, bổ sung phân hữu cơ, giảm dần phân hoá học, với tổng diện tích trên 110 ha, với hơn 60 hộ tham gia. Là một trong những hộ tham gia thực hiện mô hình. Ông Phạm Văn Cầu, ở ấp Mỹ I, xã Vĩnh Phú Đông cho biết hiện nay giá cả các mặt hàng vật tư nông nghiệp tăng cao, nhất là giá phân bón thì việc sử dụng phân hữu cơ sẽ giúp nông dân giảm được chi phí, nhưng lúa vẫn đạt năng suất và chất lượng, đặc biệt là tạo ra lúa sạch, bảo vệ sức khoẻ cho nông dân và người tiêu dùng. Với 02 ha đất sản xuất giống lúa Đài Thơm 8, năng suất đạt gần 1 tấn/công, với giá bán 6 ngàn đồng/ký, ông thu lợi nhuận mỗi công trên 3 triệu đồng:

Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phước Long, việc nông dân sử dụng và lạm dụng phân hoá học và thuốc bảo vệ thực vật hoá học, không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng hạt gạo, ảnh hưởng đến sức khoẻ người sản xuất và người tiêu dùng, mà lúa của bà con không có đầu ra và giá thành ổn định. Việc sử dụng phân hữu cơ bón cho lúa không chỉ giúp nông dân tạo ra sản phẩm sạch, an toàn, mà còn góp phần cải tạo độ phì nhiêu cho đất, giúp cây lúa phát triển tốt, ít nhiễm sâu bệnh, đạt năng suất và lợi nhuận cao. Thạc sĩ Thái Thị Loan, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phước Long, cho biết thêm:

Có thể nói, việc sử dụng phân hoá học nhiều năm sẽ đem lại tác hại như: làm gia tăng sự mẫn cảm của cây trồng với các loại bệnh, suy giảm độ phì nhiêu, mất cân đối dinh dưỡng trong đất, ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của con người, thì việc áp dụng quy trình sản xuất theo hướng hữu cơ sẽ làm tăng độ phì nhiêu của đất, tăng chất khoáng và vi sinh vật hữu hiệu cho đất.  

Tin tức về dịch bệnh trên heo

Thưa quý vị và bà con, từ kinh nghiệm phòng, chống dịch lở mồm long móng, lợn tai xanh, có thể khẳng định, vaccine là phương thuốc tốt nhất, hữu hiệu nhất để dứt điểm dịch bệnh. Với tinh thần chậm một ngày là người dân khổ một ngày, trong một cuộc họp mới đây, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cam kết tạo môi trường thuận lợi nhất cho những doanh nghiệp nghiên cứu sản xuất vaccine phòng dịch tả lợn châu phi. Ông coi đây là một bước tiến quan trọng, góp phần giúp giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt mức tăng 5,5-6% trong năm 2022. Hiện nay, vaccne dịch tả lợn châu Phi đã được khảo nghiệm thành công và đang hoàn tất các khâu cuối cùng để đưa ra lưu hành. Vậy những tổ chức và doanh nghiệp tham gia hệ sinh thái này đã và đang có những bước đi như thế nào? Bây giờ phóng viên Bảo Thắng sẽ trao đổi với ông Trần Xuân Hạnh, phó Tổng giám đốc của công ty Navetco.

Tự động

Vacxin dịch tả lợn châu Phi khi ra thị trường được giám sát thế nào?

Quý vị và bà con đang theo dõi những tin tức nông nghiệp nổi bật vừa diễn ra trong tuần qua của chương trình phát thanh ‘Nông nghiệp tuần qua’, kênh Nông nghiệp Radio.

Nông nghiệp Radio

Các chương trình

Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực nòng cốt ứng dụng IPHM
Thời sự

Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực nòng cốt ứng dụng IPHM; Phát hiện 850 lượt tàu vi phạm trong năm 2024; Giá nông sản tăng, người dân phá rừng mở rộng diện tích.

Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực nòng cốt ứng dụng IPHM
Thời tiết nông vụ ngày 20/12/2024: Không khí lạnh tiếp tục tăng cường xuống miền Bắc
Thời sự

Không khí lạnh tiếp tục tăng cường xuống các tỉnh Bắc bộ, Trung bộ và khuếch tán yếu xuống Nam bộ.

Thời tiết nông vụ ngày 20/12/2024: Không khí lạnh tiếp tục tăng cường xuống miền Bắc