Việt Nam bảo tồn gần 48.000 nguồn gen thực vật nông nghiệp đặc hữu, quý, hiếm
Việt Nam bảo tồn gần 48.000 nguồn gen thực vật nông nghiệp đặc hữu, quý, hiếm; Sản lượng cà phê xuất khẩu còn rất ít; Nỗ lực tìm kiếm nạn nhân mất tích do lũ.
Quỳnh Anh | 09:39 30/07/2024
Việt Nam bảo tồn gần 48.000 nguồn gen thực vật nông nghiệp đặc hữu, quý, hiếm
Sapo: “Nông nghiệp 24H” của NongnghiepRadio ngày 30/7 sẽ có những nội dung chính sau: Việt Nam bảo tồn gần 48.000 nguồn gen thực vật nông nghiệp đặc hữu, quý, hiếm; Sản lượng cà phê xuất khẩu còn rất ít; Điện Biên nỗ lực tìm kiếm nạn nhân mất tích do lũ quét.
Phần này KO đọc. Đây là tít và sapo của Bài phát thanh)
Xin kính chào quý vị và bà con, chào mừng quý vị và bà con đến với bản tin “Nông nghiệp 24h” ngày 30/7/2024 của Kênh phát thanh Nông nghiệp Radio.
Logo Nong nghiệp 24h
Trước tiên sẽ là những tin vắn về hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành và hoạt động sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ nông sản đã diễn ra trong 24h qua.
- Việt Nam bảo tồn gần 48.000 nguồn gen thực vật nông nghiệp đặc hữu, quý, hiếm
Thưa quý vị và bà con, theo thông tin tại Hội thảo "Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen giai đoạn 2015 - 2024 và định hướng triển khai giai đoạn 2025 -2030" vừa diễn ra, Việt Nam đã bảo tồn, lưu giữ được trên 80.000 nguồn gene đặc hữu, quý, hiếm. Trong đó có gần 47.800 nguồn gene thực vật nông nghiệp, gần 5.800 nguồn gene cây lâm nghiệp, hơn 7.000 nguồn gene dược liệu, gần 900 nguồn gene vật nuôi, gần 400 nguồn gene thủy sản, 19.050 nguồn gene vi sinh vật. Đây là nguồn vật liệu vô cùng quý, phục vụ cho công tác chọn tạo, lai tạo các giống mới có năng suất, chất lượng tốt hơn, giá trị cao hơn. Chương trình đã đánh giá ban đầu được gần 56.000 nguồn gene; nhiều nguồn gene được khai thác và ứng dụng trong sản xuất, đời sống góp phần nâng cao giá trị gia tăng của các ngành, lĩnh vực, đặc biệt là ngành nông nghiệp.
-
Sản lượng cà phê xuất khẩu còn rất ít
Trong tháng 7, giá cà phê ở Tây Nguyên liên tục đứng ở mức cao, trên 120.000 đồng, có thời điểm chạm mức 130.000 đồng/kg. So với cùng thời điểm này năm ngoái, giá cà phê hiện tại đang cao hơn gấp 2 lần. Giá cà phê thế giới ở mức cao, cộng với nguồn cung khan hiếm, là những nguyên nhân chính giữ cho giá cà phê Việt Nam luôn ở mức cao những tháng qua. Bộ NN-PTNT ước tính sản lượng cà phê Việt Nam niên vụ 2023-2024 là 1,47 triệu tấn, giảm 20% so với niên vụ 2022-2023. Đây là sản lượng thấp nhất trong 4 năm qua. 9 tháng đầu niên vụ 2023/2024, Việt Nam đã xuất khẩu gần 1,26 triệu tấn cà phê. Như vậy, nếu không tính hàng tồn kho từ niên vụ 2022-2023 chuyển sang, Việt Nam hiện chỉ còn khoảng 210.000 tấn cà phê để xuất khẩu trong 3 tháng còn lại của niên vụ 2023-2024, từ tháng 7 đến đến hết tháng 9, cho đến khi niên vụ mới bắt đầu thu hoạch vào tháng 10 năm nay.
-
Điện Biên nỗ lực tìm kiếm nạn nhân mất tích do lũ quét
Trận lũ quétxảy ra rạng sáng 25/7 tại bản Mường Pồn 1, xã Mường Pồn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên khiến 2 người chết, 5 người mất tích và 4 người bị thương. Mưa lũ lớn đã cuốn trôi 10 ngôi nhà, gây đổ sập 8 ngôi nhà, 100 căn nhà khác cũng bị ảnh hưởng, hơn 40ha lúa bị đất đá vùi lấp, 2ha thủy sản bị lũ cuốn. Ước tính thiệt hại về tài sản, công trình thủy lợi, sản xuất, giao thông ở xã Mường Pồn khoảng 25 tỷ đồng. Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Điện Biên cho biết, tính tới ngày hôm qua, vẫn còn có 3 trong số 5 người mất tích trong trận lũ quét chưa được tìm thấy. Các lực lượng cứu hộ, cứu nạn của tỉnh vẫn đang nỗ lực tìm kiếm những nạn nhân còn lại.
- Công bố tình huống sạt lở khẩn cấp, đe dọa 250ha vườn cây
UBND tỉnh Trà Vinh mới đây cho biết, do ảnh hưởng của triều cường, tuyến đường ven sông Hậu tại huyện Cầu Kè đã bị sạt lở 15 điểm, đe dọa 250ha vườn cây ăn trái của người dân. Nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời, nguy cơ vỡ công trình là rất lớn. UBND tỉnh Trà Vinh đã công bố tình huống khẩn cấp sạt lở các đoạn sạt lở. Đồng thời giao UBND huyện Cầu Kè cắm biển báo, cảnh báo các khu vực bị sạt lở, thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết, chủ động trong sinh hoạt và sản xuất. Ngoài ra, các lực lượng sẽ theo dõi chặt chẽ diễn biến sạt lở, chuẩn bị vật tư, nhân lực và phương tiện để sẵn sàng ứng phó, hỗ trợ và tuyên truyền vận động các hộ dân trong khu vực sạt lở di dời đến nơi an toàn.
- Long An có 6 doanh nghiệp được chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Thực hiện Chương trình Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, thời gian qua, tỉnh Long An chú trọng hỗ trợ hợp tác xã, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Cụ thể, đến nay, toàn tỉnh có 6 doanh nghiệp được chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Trong việc xây dựng chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn, toàn tỉnh đã hỗ trợ xây dựng 13 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn; cấp 750.000 tem truy xuất quét mã QR. Toàn tỉnh có gần 300 lượt mã số vùng trồng với tổng diện tích trên 14.100 ha xuất khẩu sang các thị trường: Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Úc, New Zealand, EU, Châu Âu, Nga, Anh, Trung Quốc.
Nhạc
Thưa quý vị và bà con, từ một quốc gia thiếu lương thực, sau quá trình nỗ lực bền bỉ, đến nay, Việt Nam đã có thể đảm bảo an ninh lương thực và trở thành một trong những nước có nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu hàng đầu thế giới. Với trách nhiệm của mình trên trường quốc tế, Việt Nam cũng đã và đang nỗ lực chuyển giao công nghệ, phương thức sản xuất, hỗ trợ các nước trên thế giới phát triển nông nghiệp, trong đó có các quốc gia châu Phi với chiến lược Hợp tác Nam – Nam. Các dự án nông nghiệp mà Việt Nam tham gia giúp tăng năng suất cây trồng từ 2 đến 4 lần, góp phần nâng cao mức sống của người dân và giải quyết an ninh lương thực trong khu vực. Để chiến lược hợp tác Nam – Nam tiếp tục đạt hiệu quả cao trong thời gian tới, Ông Phạm Ngọc Mậu, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ NN-PTNT chia sẻ:
Băng:
Thanh Thủy
Bây giờ sẽ là những thông tin hoạt động chỉ đạo, điều hành về nông nghiệp sẽ diễn ra trong ngày hôm nay, 30/7/2024.
Hôm nay, Bộ trưởng Lê Minh Hoan Dự Hội nghị quán triệt, triển khai thi hành một số luật, nghị quyết của Quốc hội khóa XV. Sau đó, tiếp khách quốc tế.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến Nghe báo cáo Hồ sơ định mức Kinh tế-kỹ thuật trồng, phục hồi san hô phục vụ thực hiện dự án "Phục hồi, tài tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản" tại 4 tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế. Sau đó, Khảo sát nhà máy sản xuất thuốc thú y tại Bắc Ninh.
Thứ trưởng Trần Thanh Nam Làm việc với Trường Cao đẳng cơ điện Hà Nội tại cơ sở Văn Giang, Hưng Yên.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp nghe Đề án "Tổng về phòng, chống sụt lún đất, sạt lở bờ sông, bờ biển, ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn Đồng bằng sông Cửu Long".
Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị Nghe báo cáo về Thông tư quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật lập hồ sơ phân định ranh giới rừng và cắm mốc, bảng phân định ranh giới rừng. Sau đó, Họp nghe báo cáo triển khai các nhiệm vụ Khoa học công nghệ trong lĩnh vực Lâm nghiệp.
Trong khi đó, Thứ trưởng Hoàng Trung Nghe báo cáo chuẩn bị Hội nghị “Sản xuất sắn trên đất dốc các tỉnh phía Bắc”. Nghe báo cáo về dự thảo Chỉ thị tăng cường công tác quản lý sức khỏe đất hướng tới sản xuất trồng trọt bền vững. Sau đó, Nghe báo cáo về Kế hoạch phát triển ngành hàng sầu riêng.
Quỳnh Anh
$ Nội dung vừa rồi cũng kết thúc Bản tin Nông nghiệp 24h của kênh phát thanh Nông nghiệp Radio hôm nay, xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau.
Việt Nam bảo tồn gần 48.000 nguồn gen thực vật nông nghiệp đặc hữu, quý, hiếm
Việt Nam bảo tồn gần 48.000 nguồn gen thực vật nông nghiệp đặc hữu, quý, hiếm; Sản lượng cà phê xuất khẩu còn rất ít; Nỗ lực tìm kiếm nạn nhân mất tích do lũ.
Quỳnh Anh
Tin liên quan
Các chương trình
Xâm nhập mặn ảnh hưởng, ĐBSCL cần lấy nước ngay khi có thể; Dịch hại giảm nhẹ trên lúa ở Long An; Hòa Bình có hơn 100 chuỗi liên kết thực phẩm an toàn.
Với nền nhiệt hạ thấp kết hợp cùng không khí ẩm, các tỉnh vùng núi cần lưu ý khả năng hình thành băng giá và sương muối, ảnh hưởng đến cây trồng và vật nuôi.