Việt Nam thích ứng chủ động với suy thoái đất và khô hạn

Việt Nam thích ứng chủ động với suy thoái đất và khô hạn; Trồng rừng gỗ lớn còn nhiều rào cản; Quảng Ngãi chỉ đạo sớm xử lý các điểm sạt lở khẩn cấp.

Quỳnh Anh  | 08:59 23/12/2024

Việt Nam thích ứng chủ động với suy thoái đất và khô hạn

Tự động

BẢN TIN NÔNG NGHIỆP TUẦN QUA

SỐ  – 135 –

Kịch bản; Dựng; Biên tập: Xuân Hào, Quỳnh Anh

Kỹ thuật: : Bình Thành – DũngSEO

Đồ họa: Khánh Thiện

MC1: Tùng Sơn

MC2: Anh Quỳnh

Nhạc hiệu (25 giây)

  Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã đến với bản tin Nông Nghiệp Tuần Qua của Kênh Nông Nghiệp radio. Bây giờ sẽ là những nội dung chính sẽ có trong bản tin ngày hôm nay.

Headline ( 45 giây)

  • Việt Nam thích ứng chủ động với suy thoái đất và khô hạn
  • 60 gian hàng kết nối nông sản, sản phẩm OCOP vùng miền
  • Xuất khẩu rau quả tự tin hướng tới mục tiêu 10 tỷ USD
  • Trồng rừng gỗ lớn còn nhiều rào cản
  • Quảng Ngãi chỉ đạo sớm xử lý các điểm sạt lở khẩn cấp
  • Cần Thơ phấn đấu thành trung tâm nông nghiệp công nghệ cao vùng ĐBSCL
  • Trà Vinh thu hút đầu tư phát triển thủy sản sạch
  • Bà Rịa – Vũng Tàu có 59 mã vùng trồng xuất khẩu

Sau đây là nội dung chi tiết:

  • Việt Nam thích ứng chủ động với suy thoái đất và khô hạn

Thưa quý vị và bà con, trong tuần qua, Cục Lâm nghiệp, Bộ NN-PTNT phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết, đánh giá và đề xuất xây dựng chương trình hành động quốc gia chống sa mạc hóa. Thông tin tại Hội nghị cho biết, tổng diện tích đất bị thoái hóa hiện nay vẫn chiếm hơn 35% tổng diện tích tự nhiên cả nước; trong đó 43% diện tích đất bị thoái hóa là đất sản xuất nông nghiệp và 42% là đất lâm nghiệp. Ông Trần Quang Bảo, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp đánh giá, dù chưa phải xếp vào quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng về suy thoái đất và khô hạn, tuy nhiên Việt Nam đã sớm nhận diện nguy cơ và ký kết gia nhập Công ước chống sa mạc hoá của Liên Hợp quốc. Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2050, tổng diện tích đất bị thoái hoá không vượt quá 30% tổng diện tích đất tự nhiên toàn quốc. Thông tin thêm về nội dung này, Nông nghiệp Radio sẽ tiếp tục gửi tới quý vị trong phần sau của chương trình.

  • 60 gian hàng kết nối nông sản, sản phẩm OCOP vùng miền

Cũng trong tuần qua, Cơ quan Văn phòng Bộ NN-PTNT tại TP.HCM cùng Trung Tâm Dịch Vụ Thương Mại Nông Nghiệp, Công ty TNHH Sản xuất Quốc tế Bảo Ngọc Sài Gòn tổ chức sự kiện “Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP.HCM” với chủ đề “Lễ Hội Nông Sản”. Sự kiện diễn ra trong ba ngày, từ 20- 22/12, quy tụ 60 gian hàng gồm các sản phẩm nông sản tiêu biểu, sản phẩm OCOP từ 3-5 sao của các tỉnh thành trên cả nước. Trong khuôn khổ sự kiện còn diễn ra các phiên chợ trực tuyến, livestream bán nông sản, sản phẩm OCOP. Bên canh đó là các tour trải nghiệm mua sắm đặc biệt dành cho người tiêu dùng thành phố cũng như du khách trong và ngoài nước.

  • Xuất khẩu rau quả tự tin hướng tới mục tiêu 10 tỷ USD

Tại Tọa đàm “Kết nối Chuỗi Cung ứng và Giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu ngành Rau, Hoa, Quả Việt Nam” mới đây, ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết, kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam tăng đạt 5,6 tỷ USD năm 2023 và sẽ tăng lên 7,2 tỷ USD năm nay. Với đà phát triển hiện nay và nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng từ thị trường Trung Quốc, ngành rau quả Việt Nam đang thiết lập các kỷ lục mới và dự kiến đạt kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD vào năm 2030. Việt Nam, với tiềm năng và lợi thế lớn trong phát triển các sản phẩm nông nghiệp, đã và đang khẳng định vị thế là một trong những quốc gia xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới.

  • Trồng rừng gỗ lớn còn nhiều rào cản

Với diện tích rừng trồng hiện có và đất chưa có rừng quy hoạch cho phát trồng rừng sản xuất là gần 16.500ha, tiềm năng phát triển trồng rừng gỗ lớn và cấp chứng chỉ rừng FSC của tỉnh Quảng Nam rất lớn. Tuy nhiên, diện tích rừng trồng gỗ lớn và diện tích rừng được cấp chứng chỉ FSC trên địa bàn vẫn còn khá khiêm tốn, việc phát triển rừng gỗ lớn ở Quảng Nam còn gặp phải nhiều rào cản. Theo Sở NN-PTNT Quảng Nam, trồng rừng sản xuất kinh doanh gỗ lớn phải mất thời gian dài, cộng thêm áp lực về nhu cầu kinh tế, rủi ro về thiên tai, thị trường; ở vùng miền núi, đời sống khó khăn, thiếu vốn nên nhiều hộ gia đình chưa mạnh dạn trồng rừng gỗ lớn và chuyển hóa rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Nhiều địa phương chưa tìm ra được loài cây khác để rút ngắn chu kỳ kinh doanh rừng gỗ lớn.

  • Quảng Ngãi chỉ đạo sớm xử lý các điểm sạt lở khẩn cấp thiên tai

UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa có văn bản chỉ đạo các ngành, địa phương liên quan tiếp tục xử lý các điểm sạt lở, sự cố hư hỏng đã được công bố tình huống khẩn cấp.  Huy động lực lượng, phương tiện và bố trí kinh phí xử lý các điểm sạt lở, hư hỏng. Thường xuyên cập nhật tình hình ngập lụt và mức độ ảnh hưởng, báo cáo về UBND tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tại và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Ngãi. Trong đó, giao Sở NN-PTNT kiểm tra, rà soát toàn bộ các điểm sạt lở, sự cố hư hỏng trên địa bàn đã được ban hành tình huống khẩn cấp, căn cứ diễn biến thiên tai hoặc kết quả khắc phục sự cố, tham mưu cấp thẩm quyền công bố kết thúc tình huống khẩn cấp thiên tai. Thời gian hoàn thành trong quý 1, năm 2025.

  • Cần Thơ phấn đấu thành trung tâm nông nghiệp công nghệ cao vùng ĐBSCL

Theo Quy hoạch phát triển Cần Thơ giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045, thành phố sẽ hình thành 7 khu nông nghiệp công nghệ cao và 2 khu chăn nuôi tập trung. Các khu này sẽ tập trung vào nghiên cứu, sản xuất giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao, ứng dụng công nghệ gen, công nghệ sinh học và xây dựng quy trình sản xuất đạt tiêu chuẩn quốc tế. Ngoài ra, Thành phố chú trọng phát triển các vùng sản xuất tập trung, tạo chuỗi giá trị nông sản từ trồng trọt, chăn nuôi đến chế biến và tiêu thụ, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Đến năm 2045, TP Cần Thơ phấn đấu trở thành trung tâm nông nghiệp công nghệ cao của vùng ĐBSCL với nền nông nghiệp thông minh, tuần hoàn, thân thiện với môi trường. Các sản phẩm nông sản của Thành phố sẽ không chỉ đáp ứng thị trường trong nước mà còn khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế.

  • Trà Vinh thu hút đầu tư phát triển thủy sản sạch

Theo báo cáo của Sở NN-PTNT Trà Vinh, năm nay, tổng sản lượng nuôi trồng và đánh bắt thủy sản của tỉnh ước đạt gần 248.000 tấn, tăng so với năm 2023 hơn 17.700 tấn. Sản lượng thủy sản của tỉnh Trà Vinh chủ yếu ở lĩnh vực nuôi trồng, nhất là nuôi trồng vùng nước mặn và lợ ở các vùng ven biển trong tỉnh. Hiện nay, UBND tỉnh Trà Vinh có chủ trương cho các địa phương ven biển thực thi chính sách ưu đãi của Trung ương, của tỉnh để mời gọi doanh nghiệp đầu tư, khai thác khoảng 50.000ha đất ven biển và 15.000ha đất bãi bồi, cồn nổi để đa dạng hóa đối tượng nuôi thủy sản, tạo giá trị gia tăng. Phấn đấu năm 2025, tại các vùng ven biển của tỉnh Trà Vinh có khoảng 15.000ha nuôi thủy sản thâm canh theo hướng sạch, có chỉ dẫn địa lý.

  • Bà Rịa – Vũng Tàu có 59 mã vùng trồng xuất khẩu

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, tính đến nay, tỉnh có 135 mã vùng trồng. Trong đó, có 59 mã vùng trồng xuất khẩu, 3 mã cơ sở đóng gói xuất khẩu và 73 mã vùng trồng nội địa, tăng 43 mã vùng trồng so với năm 2023. Với 59 mã vùng trồng xuất khẩu có diện tích hơn 1.000ha, sản lượng gần 28.900 tấn. Trong đó, các mã vùng trồng xuất khẩu chủ yếu là trái cây đi các thị trường Hoa Kỳ, EU, Australia, Nhật Bản, Trung Quốc... Trong các mã vùng trồng xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, hiện chỉ có chuối là xuất khẩu ổn định, thường xuyên nhất so với các loại trái cây khác. Ngành nông nghiệp tỉnh này khuyến cáo, để duy trì mã số xuất khẩu, các vùng trồng cần áp dụng sản xuất nông nghiệp VietGAP, an toàn, hình thành các chuỗi liên kết trong sản xuất để tạo ra số lượng sản phẩm lớn, chất lượng cao.

Nhạc cắt

Đối thoại

Thưa quý vị và bà con, theo số liệu điều tra năm 2019, tổng diện tích đất bị thoái hóa cả nước là khoảng 11,8 triệu ha, chiếm hơn 35% tổng diện tích tự nhiên cả nước. Dù chưa phải quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng về suy thoái đất và khô hạn, tuy nhiên, Việt Nam đã sớm nhận diện nguy cơ và có những biện pháp thích ứng chủ động. Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030, chương trình hành động quốc gia sẽ khoanh vùng và định vị các khu vực đất bị sa mạc hoá theo các vùng kinh tế - xã hội, theo các nguyên nhân. Giữ ổn định 3,5 triệu ha đất trồng lúa, bảo đảm tỷ lệ che phủ rừng ổn định ở mức 42-43%, nâng cao chất lượng rừng tự nhiên, năng suất và hiệu quả rừng trồng và các hệ thống nông lâm kết hợp để giảm thiểu lượng bốc thoát hơi tiềm năng vào mùa khô. Tại Hội nghị tổng kết, đánh giá, đề xuất xây dựng Chương trình hành động quốc gia chốngsa mạc hóa vừa diễn ra mới đây, PGS.TS Trần Quang Bảo, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp chia sẻ:

Băng

Bảo Thắng

Nhạc

Nội dung vừa rồi cũng kết thúc bản tin Nông nghiệp hôm nay. Xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau!

Tự động

Việt Nam thích ứng chủ động với suy thoái đất và khô hạn

Việt Nam thích ứng chủ động với suy thoái đất và khô hạn; Trồng rừng gỗ lớn còn nhiều rào cản; Quảng Ngãi chỉ đạo sớm xử lý các điểm sạt lở khẩn cấp.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Thời tiết nông vụ ngày 23/12/2024: Miền Trung mưa dai dẳng
Thời sự

Miền Trung vẫn đang chìm trong mưa. Từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế, mưa vẫn dai dẳng, thậm chí có nơi mưa to.

Thời tiết nông vụ ngày 23/12/2024: Miền Trung mưa dai dẳng
Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực nòng cốt ứng dụng IPHM
Thời sự

Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực nòng cốt ứng dụng IPHM; Phát hiện 850 lượt tàu vi phạm trong năm 2024; Giá nông sản tăng, người dân phá rừng mở rộng diện tích.

Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực nòng cốt ứng dụng IPHM