| Hotline: 0983.970.780

Việt Nam là điểm sáng về chống suy thoái đất

Thứ Sáu 17/06/2022 , 16:02 (GMT+7)

Tư duy đi trước cùng chiến lược phát triển kinh tế, xã hội gắn với bảo vệ môi trường giúp Việt Nam trở thành điểm sáng của thế giới trong chống suy thoái đất.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Phạm Văn Điển phát biểu tại buổi đối thoại 'Thực trạng và các giải pháp chống suy thoái đất'. Ảnh: Thanh Thủy.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Phạm Văn Điển phát biểu tại buổi đối thoại "Thực trạng và các giải pháp chống suy thoái đất". Ảnh: Thanh Thủy.

Hưởng ứng Ngày Quốc tế chống sa mạc hóa và kỷ niệm 28 năm thành lập Công ước chống sa mạc hóa (UNCCD), Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT) đã chủ trì, phối hợp Vườn quốc gia Ba Vì và các đơn vị liên quan tổ chức phát động trồng cây và đối thoại về chủ đề “Thực trạng và các giải pháp chống suy thoái đất”.

Theo ông Phạm Văn Điển, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, suy thoái đất và hạn hán không chỉ là vấn đề môi trường mà còn là vấn đề kinh tế mang tính địa phương và toàn cầu. Với tư duy đi trước từ rất sớm, cùng chiến lược phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường thể hiện tầm nhìn xa cùng với cam kết và hành động mạnh mẽ, Việt Nam được xem là điểm sáng khi thế giới nói về chủ đề này. Diễn đàn lần này là dịp tốt để chia sẻ thông tin, tiếp tục tìm kiếm ý tưởng, sáng kiến và kiến nghị các giải pháp phòng chống suy thoái đất và hạn hán.

Cũng theo ông Điển, thoái hóa đất đang làm giảm chất lượng và diện tích đất sản xuất nông, lâm nghiệp, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông nghiệp, dẫn đến nguy cơ không bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và mất cân bằng hệ sinh thái, môi trường.

Việt Nam hiện có trên 11 triệu ha đất bị thoái hóa do ảnh hưởng bởi yếu tố tự nhiên và quá trình khai thác, sử dụng, chiếm trên 35% diện tích tự nhiên cả nước.

Trong những năm qua, Tổng cục Lâm nghiệp đã và đang xây dựng, triển khai một số mô hình nông lâm kết hợp, mô hình canh tác trên đất dốc, các dự án phát triển sinh kế nhằm phục hồi đất bị suy thoái.

Đồng thời, Tổng cục cũng xây dựng đề xuất Dự án về chống suy thoái đất ở Việt Nam để đệ trình Quỹ môi trường toàn cầu (GEF) phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021 - 2025.

Các đại biểu, cán bộ kiểm lâm cùng bà con tham gia trồng cây tại Vườn quốc gia Ba Vì. Ảnh: Thanh Thủy.

Các đại biểu, cán bộ kiểm lâm cùng bà con tham gia trồng cây tại Vườn quốc gia Ba Vì. Ảnh: Thanh Thủy.

Tại cuộc đối thoại, các nhà khoa học, quản lý từ cơ quan Trung ương, địa phương, chuyên gia nghiên cứu và tổ chức quốc tế… đã thống nhất các giải pháp ngăn chặn suy thoái đất, chống sa mạc hóa ở Việt Nam gắn liền với phát triển lâm nghiệp bền vững, cải thiện sinh kế cho người dân vùng cao, góp phần phát triển kinh tế, xã hội ổn định.

Các đại biểu cũng chia sẻ, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp hạn chế suy thoái đất và chống sa mạc hóa tại Việt Nam gắn với việc thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững, Đề án trồng 1 tỷ cây xanh và Tái cơ cấu ngành lâm nghiệp.

Cũng tại sự kiện, Tổng cục Lâm nghiệp đã tổ chức phát động trồng cây tại Vườn Quốc gia ba Vì. Công bố thông điệp của Tổng thư ký Ban thư ký Công ước về kỉ niệm ngày quốc tế chống sa mạc hóa và hạn hán năm 2022.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Phạm Văn Điển phát biểu kêu gọi các bộ, ngành cùng nhau thảo luận để tìm ra các giải pháp hữu hiệu để chống sa mạc hóa và suy thoái đất ở Việt Nam gắn với Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững, từng bước đưa ngành lâm nghiệp phát triển nhanh, bền vững, trở thành ngành kinh tế, kỹ thuật, môi trường quan trọng có nhiều đóng góp cho đất nước trong giai đoạn tới.

Ngày 17 tháng 6 hàng năm được Ban thư ký Công ước chọn là Ngày quốc tế Chống sa mạc hóa. Đây là sự kiện quốc tế thường niên quan trọng được Việt Nam hưởng ứng nhằm góp phần nâng cao nhận thức, thúc đẩy hành động về chống suy thoái đất, sa mạc hóa, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Chủ đề ngày quốc tế Chống sa mạc hóa năm 2022 là: Chung tay vượt qua hạn hán - Rising up from drought together.

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

Bình Thuận tăng cường bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng dịp giáp Tết

Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình mà không có biện pháp bảo vệ rừng, phòng cháy rừng hiệu quả.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất