Vùng bãi ngang nỗ lực giảm nghèo bền vững
Giai đoạn 2021 - 2025, cả nước còn 54 xã đặc biệt khó khăn, riêng Bến Tre có đến 21 xã. Do đó, công tác giảm nghèo luôn được địa phương chú trọng.
Minh Đãm | 07:03 10/12/2023
Xinh kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio.
Thưa quý vị và bà con, có chiều dài bờ biển 65km, bãi ngang tại Bến Tre là những vùng đất ven biển hoặc sâu trong đất liền nhưng sông rạch cắt chẻ, bao bọc. Đây là điều kiện tự nhiên trắc trở làm giảm tốc độ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, là mối âu lo của chính quyền và người dân. Cùng với một số khó khăn khác, Bến Tre hiện là địa phương còn nhiều xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo. Giai đoạn 2021- 2025, cả nước còn 54 xã đặc biệt khó khăn tại 12 tỉnh thì riêng Bến Tre có đến 21 xã tại 4 huyện. Đầu năm nay, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh còn 3,5%.
MC 2:
Thưa quý vị và bà con, Chính vì còn nhiều địa phương có điều kiện tinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nên công tác giảm nghèo luôn được các cấp, các ngành của tỉnh Bến Tre quan tâm triển khai đồng bộ. 9 tháng đầu năm nay, tỉnh này đã đã tổ chức hơn 100 buổi họp mặt, đối thoại chính sách với hơn 7.400 người nghèo, cận nghèo. Hỗ trợ cấp thẻbảo hiểm y tế cho hơn 30.700 người nghèo, 28.700 người cận nghèo và trên 157.000 người tại các xã bãi ngang ven biển với kinh phí 189 tỷ đồng. Bên cạnh đó, địa phương cũng thực hiện hỗ trợ tiền điện cho các hộ nghèo và hộ chính sách xã hội. Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bến Tre giải ngân gần 543 tỷ đồng hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, cho con ăn học.
Bảo Thạnh là xã vùng bãi ngang thuộc huyện Ba Tri. Năm qua, nhờ được thụ hưởng nhiều chương trình hỗ trợ như chương trình cho vay vốn tạo việc làm, đề án sinh kế dành cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, đào tạo nghề nông thôn… địa phương có 52 hộ thoát nghèo và hàng chục hộ khác có thu nhập khá hơn. Đến nay, xã Bảo Thạnh còn 291 hộ nghèo chiếm hơn 9,5% và 234 hộ cận nghèo, chiếm 7,5%. Ông Trịnh Hoàng Be, Phó Chủ tịch UBND xã nói Bảo Thạnh cho biết, năm nay, thông qua các chương hỗ trợ người nghèo, chính sách vùng bãi ngang xã Bảo Thạnh đặt mục tiêu tỷ lệ hộ nghèo giảm thêm 2%.
Băng Ông Trịnh Hoàng Be
“Chỉ có những hộ không có người thừa kế, lớn tuổi là ngân hàng không giải ngân thôi, còn tất cả những hộ nghèo mà có điều kiện phát triển kinh tế, có điều kiện thoát nghèo là được giải ngân ở đây đa số là mình cho vay người ta chăn nuôi”.
MC 2:
Gia đình ông Nguyễn Văn Lâm thuộc diện hộ nghèo, không có đất sản xuất ở ấp Thạnh Nghĩa, xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri. Trước đây, gia đình ông được các cấp hội của địa phương tặng 15 triệu đồng để mua 5 con dê và đào tạo 7 ngày về kỹ thuật nuôi dê… Năm ngoái, thấy gia đình chưa đủ điều kiện thoát nghèo, Hội Nông dân địa phương tiếp tục cho mượn thêm 20 triệu đồng để ông mở rộng chuồng trại, đầu tư thêm dê giống chất lượng hơn. Nhờ đó, có thời điểm đàn dê của ông Lâm đã phát triển được hơn 40 con. Đời sống của gia đình cũng có phần đỡ vất vả hơn trước rất nhiều.
Băng 2 : ông Nguyễn Văn Lâm
Nhà nghèo mình có đồng tiền ít thì mình mua con dê mình nuôi rồi mình gầy dựng tích lũy từ từ thì có dư chút đỉnh. Mình nuôi được con dê cái tốt, nó đẻ 2 tháng 2 tháng rưỡi là mình xuất chuồng, 10 con dê nái nó đẻ 15 con thôi cũng được. thời điểm trước 1 con dê con nằm giá 1 triệu rưỡi chắc cú. Trung bình 2 tháng rưỡi mình tách mẹ ra vô nọc, dê con mình bán.
MC 2:
Cùng với các hoạt động hỗ trợ về tài chính, công tác đào tạo nghề cho người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động có thu nhập thấp cũng được tỉnh Bến Tre quan tâm thực hiện và có hiệu quả. Công tác đào tạo nghề ở Bến Tre đã tạo được sự đồng thuận, đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng của lao động nông thôn, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo từng năm. Người lao động có thể tìm việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi học nghề, nâng cao thu nhập cho bản thân, gia đình và xã hội, góp phần thực hiện tốt công tác giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội.
Đây được đánh giá là một trong những thay đổi trong cách tiếp cận để giải quyết vấn đề giảm nghèo bền vững, tiếp cận ở góc độ người lao động có kỹ năng, có việc làm một cách thỏa đáng, bền vững là nội dung căn cơ để giải quyết các vấn đề khác như: thiếu hụt về thu nhập, thiếu hụt về tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
Bà Phan Thị Duyên ngụ ấp Thạnh Nghĩa, xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri chia sẻ, cách đây 4 năm bà nghỉ việc tại một doanh nghiệp và về làm nội trợ, không có thu nhập. Được Hội Phụ nữ xã vận động, bà Duyên tham gia khóa sơ cấp nấu ăn 3 tháng.
Băng bà Phan Thị Duyên
“Cái gì cũng là miễn phí hết, chẳng hạn như rau củ quả lớp nấu ăn hàng tuần được trung tâm miễn phí hết, đến ngày cấp bằng, bằng cũng miễn phí luôn. Đào tạo kiến thức nấu ăn rất nhiệt tình, nhiều món mới. Giờ học lớp nấu ăn này nữa chắc sau này mở quán ăn sáng”.
MC 1:
Thưa quý vị và bà con, thời gian qua, các chương trình hỗ trợ cho người nghèo đã tác động tích cực đến đời sống đại đa số người dân Bến Tre, qua đó tạo điều kiện cho bà con vươn lên trong cuộc sống, để không ai phải bị bỏ lại phía sau. Với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành, Bến Tre kỳ vọng đến cuối năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh sẽ giảm xuống còn dưới 2,5%, đạt chỉ tiêu Nghị quyết của tỉnh đề ra. Riêng năm nay, Bến Tre phấn đấu kéo giảm 1% tỷ lệ hộ nghèo. Để hoàn thành mục tiêu này cũng như cả giai đoạn 2021 - 2025, chính quyền địa phương đã đề ra nhiều giải pháp, trọng tâm là tập trung quyết liệt, phấn đấu giải ngân 100% số vốn được giao trong năm và số vốn năm 2022 được kéo dài thời hạn giải ngân, đảm bảo 100% hộ đủ điều kiện thoát nghèo.
MC 2: Bây giờ mời quý vị và bà con cùng đến với một số tin tức về việc thực hiện các chính sách về giảm nghèo bền vững trên cả nước.
MC 1: tin 1
Thưa quý vị và bà con
Xã Sơn Kim 2, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh vừa tổ chức khởi công xây dựng nhà ở đợt 2 cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn về nhà ở do Bộ Công an vận động tài trợ. Trong đợt 2 năm 2023, xã Sơn Kim 2 được hỗ trợ 11 hộ gia đình xây dựng nhà ở với kinh phí 825 triệu đồng. Trong đó mỗi hộ được hỗ trợ 75 triệu đồng. Mỗi ngôi nhà được xây dựng có tổng diện tích 50m2. Ngoài phần hỗ trợ, kinh phí còn lại do gia đình, anh em họ hàng, bà con trong thôn giúp đỡ. Được biết, đợt 1, xã Sơn Kim 2 có 15 hộ gia đình được hỗ trợ xây dựng nhà ở do Bộ Công an vận động tài trợ. Đến nay các ngôi nhà đã hoàn thành, tạo điều kiện và giúp người dân an cư lạc nghiệp, góp phần cùng địa phương thực hiện tốt công tác xoá đói giảm nghèo.
Mc 2: tin 2
UBND tỉnh Gia Lai ban hành kế hoạch về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024 trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Mục tiêu tổng quát của Kế hoạch là thực hiện giảm nghèo đa chiều bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo, hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống. Một số chỉ tiêu cụ thể đã được đề ra tại Kế hoạch, gồm: Tỷ lệ hộ nghèo còn 6,11% vào cuối năm 2024, mức giảm tỷ lệ hộ nghèo ở mức 2%, tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm 3%, tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Kông Chro giảm 5,5%, tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trong năm 2024 trên địa bàn tỉnh.
MC 1: tin 3
Tại tỉnh Phú Thọ, Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững cũng luôn được các cấp, các ngành địa phương quan tâm và có sự tham gia đóng góp, ủng hộ của cộng đồng, người dân. Nhờ đó, các chính sách hỗ trợ người nghèo được thực hiện kịp thời, đúng đối tượng. Đến nay, 100% người thuộc hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn tinh được hỗ trợ mua thẻ BHYT, hơn 340.000 lượt học sinh, sinh viên được hưởng các chính sách ưu đãi giáo dục, 90.300 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận các chương trình tín dụng ưu đãi. Tỉ lệ hộ nghèo năm 2022 giảm 0,69%, tỉ lệ lao động qua đào tạo và truyền nghề đạt trên 70%. Kết quả rà soát sơ bộ, năm 2023, tỉ lệ hộ nghèo của tỉnh còn 4,49%, giảm 0,7% so với năm 2022, tỉ lệ hộ cận nghèo còn 3,65%, giảm 0,53%, đạt và vượt mục tiêu kế hoạch giao.
Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.
Vùng bãi ngang nỗ lực giảm nghèo bền vững
Giai đoạn 2021 - 2025, cả nước còn 54 xã đặc biệt khó khăn, riêng Bến Tre có đến 21 xã. Do đó, công tác giảm nghèo luôn được địa phương chú trọng.
Minh Đãm
Tin liên quan
Các chương trình
Giải pháp nào để ngành chè Việt Nam xóa bỏ tư duy manh mún để nâng cao chất lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn thị trường quốc tế và phát triển bền vững?
Vườn cây ăn quả xanh tốt mênh mông trải dài từ thung lũng đến các sườn đồi, cho đến khu chăn nuôi được quy hoạch bài bản trên vùng đất vốn khô cằn, sỏi đá.