Huyện Mường La (Sơn La) đang tập trung phát triển chăn nuôi đại gia súc theo hướng hàng hóa, giúp bà con thay đổi cách nghĩ, cách làm, từng bước xóa đói, giảm nghèo.
Chăn nuôi đại gia súc theo hướng hàng hoá
Huyện Mường La (Sơn La) đang tập trung phát triển chăn nuôi đại gia súc theo hướng hàng hoá, giúp bà con thay đổi cách nghĩ, cách làm, từng bước xoá đói, giảm nghèo.
Ngọc Chiến là một trong những xã vùng III đặc biệt khó khăn của huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Trước đây, gia súc được người dân nuôi nhiều, nhưng chủ yếu để phục vụ sản xuất nông nghiệp hoặc làm vật trao đổi, hiến tế trong lễ hội của các gia đình; bản, làng. Tập quán chăn nuôi thả rông, để gia súc tự kiếm ăn mà không chăn dắt, không làm chuồng trại khiến trâu, bò còi cọc, dễ mắc bệnh và hay bị chết rét vào mùa lạnh.
Ông TÒNGVĂN XUẤN - Phó chủtịch UBND xã Ngọc Chiến, Mường La, Sơn La
Đảng uỷ, UBND xã đã triển khai cho nhân dân chăn nuôi và trồng cỏ voi diệt cỏ dại, vận động nhân dân đưa gia súc, gia cầm ra khỏi gầm sàn; vận động nhân dân vay vốn ngân hàng mua gia súc gia cầm để chăn nuôi, phát triển kinh tế.
Giống như nhiều hộ dân khác trong bản, gia đình ông Tòng Văn Khụt, bản Mường Chiến 2, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La đã cho đàn gia súc ra khỏi gầm sàn, và làm chuồng trại chăn nuôi riêng. Trước đây, do chưa chú trọng đầu tư, chủ yếu chăn thả tự nhiên nên đàn gia súc của gia đình ông Khụt chậm lớn, thậm chí nhiều năm rét hại kéo dài khiến nhiều con bị chết. Sau hơn 3 năm, thực hiện mô hình chăn nuôi trâu, bò nhốt chuồng, đàn gia súc của gia đình đã ổn định và phát triển tốt. Hiện, gia đình ông Khụt vẫn duy trì 5 con trâu, bò. Mỗi năm bán khoảng 2 – 3 con nghé, trừ chi phí lãi khoảng từ 40 - 60 triệu đồng.
Ông LÒVĂN KHỤT - XãNgọc Chiến, huyệnMường La, Sơn La
Nuôi trâu bò nhốt chuồng hiệu quả khác hẳn, cỏ tự nhiên là số 1 rồi mà bây giờ có khoa học mới là trồng cỏ voi, diệt cỏ dại nữa. Rất nhà mà phát triển kinh tế tốt. Trâu bò không bị hao hụt gì, con to con bé cứ nhốt chuồng mà. Trước đây nuôi gầm sàn thì thối mà bây giờ cho ra nhà riêng, ở đây nhà nào cũng làm theo.
Thực tế, việc chăn nuôi nói chung, nhất là ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số chủ yếu là nhỏ lẻ, quảng canh, chuồng trại chưa đảm bảo, chưa áp dụng biện pháp an toàn dịch bệnh. Vì vậy, để huớng đến sản xuất, chăn nuôi sạch giúp nâng cao hiệu quả, gia tăng nguồn thu cho nông dân, ngành các cấp các ngành, cơ quan chuyên môn của huyện đang tích cực phối hợp với chính quyền các địa phương tuyên truyền, vận động người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong chăn nuôi theo hướng hàng hóa, tập trung, an toàn, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm.
Ông NGUYỄNVĂN TÂM - Phó chủ tịch UBND huyện Mường La, Sơn La
Giao UBND các xã, đặc biệt là các HTX nâng cao chăn nuôi đại gia súc tập trung, tạo ra chuỗi giá trị, liên kết với các doanh nghiệp, HTX trong và ngoài tỉnh để tiêu thụ. Tiến tới sẽ xây dựng thương hiệu trâu thương phẩm Mường La.
Huyện Mường La đặt mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2025 nâng tổng đàn trâu bò lên 65 đến 70.000 con và sản xuất theo hướng hàng hoá. Cùng với đó, địa phương này cũng đang từng bước xây dựng các mô hình chăn nuôi trang trại, tập trung, góp phần giúp người dân nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống, có điều kiện đóng góp vào công cuộc xây dựng nông thôn mới tại địa phương.