Xanh mát những cánh đồng nhờ hệ thống thủy lợi

Xác định nguồn nước tưới là yếu tố quan trọng, động lực để mở rộng sản xuất, hướng đến xây dựng vùng chuyên canh quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao. Những năm qua, tỉnh Kon Tum đã huy động mọi nguồn lực để đầu tư các công trình thủy lợi lớn nhỏ, cung cấp nước tưới tiêu cho hàng chục ngàn ha cây trồng các loại.

Tuấn Anh  | 

Xanh mát những cánh đồng nhờ hệ thống thủy lợi

Tự động

Kịch bản: Xanh mát những cánh đồng nhờ hệ thống thủy lợi

Nhạc hiệu

Nhạc nền

MC 1:

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình Thủy lợi và phát triển.

Thưa quý vị và bà con! Trong những năm qua, tỉnh Kon Tum đã huy động mọi nguồn lực để đầu tư các công trình thủy lợi lớn nhỏ, cung cấp nước tưới tiêu cho hàng chục ngàn ha cây trồng các loại. Nhờ vậy, sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Kon Tum có nhiều bước phát triển, người dân không chỉ bảo đảm an ninh lương thực mà còn sản xuất nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Ghi nhận của phóng viên Tuấn Anh.

MC 2:

Dẫn chúng tôi dạo bước trên cánh đồng lúa 5 sào của gia đình, anh Hoàng Văn Thái (xã Đoàn Kết) vui mừng cho biết, trước đây, nguồn nước tưới luôn là nỗi lo đối với người dân nơi đây. Còn hiện tại, với hệ thống kênh mương dẫn nước từ sông Đăk Bla  về nên nguồn nước tưới luôn dồi dào. Nhờ đó, người dân nơi có khả năng sản xuất từ 1 vụ lúa lên 2 vụ/năm, kinh tế gia đình cũng được cải thiện đáng kể.

Ngược về huyện Đăk Hà, nơi hàng ngàn ha cây trồng được hưởng lợi từ nguồn nước tưới thuộc hệ thống thủy lợi Đăk Uy. Dạo quanh khu vực đầu nguồn xã Đăk Ngọk, một màu xanh mát hiện diện trên những khu vườn của các hộ dân.

Có 3,5 sao vườn cây ăn trái và 2ha trồng khoán cà phê, gia đình ông Lê Văn Huy (xã Đăk Ngọc) chưa bao giờ phải lo lắng đến nguồn nước tưới. Thậm chí vườn cây của gia đình nằm trên đồi cao, nhưng kênh dẫn nước của hồ thủy lợi Đăk Uy chảy vào tận vườn. Chính bởi nguồn nước dồi dào, ông Huy còn đào hẳn 1 cái ao để trữ nước.

Băng 1: Phỏng vấn ông Lê Văn Huy (xã Đăk Ngọc, huyện Đăk Hà):

Tưới tắm cho khu vực huyện Đăk Hà tương đối tốt. Còn tốt hoàn thiện là không có. Đâu nguồn thì tốt vô tư. Nhưng đến mùa tười, người ta sử dụng nhiều, các vùng sâu vùng xa là hơi thiếu. Thiếu thì không thiếu hẳn, chỉ trừ hạn hán, mực nước trong hồ cạn, áp lực nước yếu. Mấy tháng sát Tết, mùa tưới cà phê thì nó thiếu, còn bữa nay thì không thiếu, bữa nay dư.

MC 2: Theo thiết kế, hồ thủy lợi Đăk Uy cung cấp nước tưới cho hơn 2.500ha cây trồng. Tuy nhiên trên thực tế, hồ thủy lợi này cung cấp nước tưới cho hơn 4.500ha cây trồng trên 1 năm và cấp nước sinh hoạt cho nhân dân thị trấn Đăk Hà và các xã lân cận với công suất 4.200 m3/ngày đêm, số dân 22.500 người.

Đánh giá vể hiệu quả của hồ thủy lợi Đăk Uy, ông Ngô Hồng Hưng, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Đăk Hà cho biết:

Băng 2: Phỏng vấn ông Ngô Hồng Hưng, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Đăk Hà:

Công trình thủy lợi đây trong quá trình điều tiết nước đảm bảo diện tích nước tưới cho các khu vực mà công trình đảm nhận trên địa bàn gồm diện tích cây cà phê và lúa nước trên địa bàn các xã Đăk Ngọk, thị trấn Đăk Hà và nó điều tiết cho một số các công trình thủy lợi của xã Đăk La.

Diện tích cây cà phê đã đảm bảo nguồn nước tưới, nhưng có một số diện tích là cà phê tái canh, tới thời điểm cuối ưu tiên cho nguồn nước sạch nhưng cũng không ảnh hưởng nhiều, khoảng 1 tuần đã có mưa và đảm bảo nguồn nước tưới.

MC 2: Theo thống kê của Chi cục Thủy lợi, toàn tỉnh Kon Tum vẫn còn khoảng có gần 14.000ha cây trồng có nhu cầu nước tưới. Do đó, để góp phần khai thác hiệu quả tiềm năng về đất đai, mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp, nâng cao năng suất cây trồng, nhất là tiềm năng ở những địa bàn có điều kiện thuận lợi phát triển cây ăn quả, tỉnh đã có kế hoạch đầu tư xây dựng mới, sửa chữa các công trình thủy lợi trong giai đoạn 2021-2025.

Theo đó, trong giai đoạn 2021-2025, tỉnh Kon Tum thực hiện đầu tư xây dựng mới 165 công trình thủy lợi trên với tổng diện tích tưới thiết kế hơn 6.400ha và cấp nước sinh hoạt cho 19.700 nhân khẩu. Hiện tại, có 3 công trình đã đầu tư xây dựng và sẽ đưa vào sử dụng trong năm 2023 gồm:  Hồ chứa nước Đăk Long 1 (huyện Ngọc Hồi) với diện tích tưới 160ha, Cụm công trình thuỷ lợi huyện Ia H'Drai với diện tích tưới 1.000ha; công trình hồ chứa nước Đăk Pokei với diện tích tưới 2.000ha cho huyện Kon Rẫy và TP. Kon Tum.

Ngoài ra, có 2 dự án đã có nguồn vốn, chuẩn bị thực hiện gồm công trình hồ chứa Đăk Rô Gia và Ya Tun (huyện Đăk Tô) và thủy lợi Kon Braih 3 (huyện Kon Plông) cung cấp nước tưới cho khoảng 2.200ha đất sản xuất. Đồng thời, tiến hành tu sửa 253 công trình thủy lợi với tổng diện tích tưới thiết kế hơn 10.500ha.

Đánh giá về các công trình thủy lợi trên địa bàn, ông Trần Văn Túc, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Kon Tum cho biết, diện tích tưới thực tế của của 595 công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 80,22 % so với diện tích tưới thiết kế. Các công trình thủy lợi đang phát huy hiệu quả nguồn nước tưới phục vụ cho cây trồng trên đại bàn tỉnh Kon Tum.

Băng 3: Phỏng vấn ông Trần Văn Túc, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Kon Tum:

Về hiệu quả thiết thực của các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh như là hồ chứa nước Đăk Uy tưới vượt diện tích thiết kế, đó là cái thứ nhất. Ngoài ra, nó còn bổ sung thêm nước sinh hoạt cho thị trấn Đăk Hà và các vùng lân cận.

Như hồ chứa C19 trước kia chỉ thiết kế tưới cho diện tích lúa, nhưng hiện nay tưới cho diện tích cà phê vượt 200% so với diện tích thiết kế của công trình, nên công trình mang lại hiệu quả rất thiết thực. Ngoài ra, các công trình như hồ chứa nước Đăk Trít bổ sung nguồn nước cho các đập dâng phía hạ lưu, hồ chứa nước Đăk Uy cung cấp cho các hồ chứa nước để mà trữ nước trên các lưu vực tưới trên xã Đăk Hà, mang lại hiệu quả kinh tế rất là cao trên lưu vực.

MC 1: Thưa quý vị và bà con! Nguồn nước tưới là yếu tố quan trọng, động lực để mở rộng sản xuất, hướng đến xây dựng vùng chuyên canh quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao. Do đó, việc đầu tư, xây dựng và khai thác tốt các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Kon Tum sẽ góp phần tích cực vào việc thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng bền vững.

MC 2:

Bây giờ, mời quý vị và bà con cũng điểm qua một số tin vắn liên quan tới lĩnh vực Thủy lợi vừa diễn ra trên cả nước.

MC 1:

Được ví là “chảo lửa” của miền Trung, vụ lúa hè thu không được nông dân Hà Tĩnh chú trọng như vụ xuân. Song quan điểm chỉ đạo của ngành nông nghiệp là phấn đấu gieo cấy tối đa diện tích nhằm đảm bảo an ninh lương thực, gia tăng giá trị kinh tế cho bà con. Mặc dù vậy, ở cả 13 huyện, thị xã, thành phố dù không muốn nhưng tỷ lệ diện tích đất ruộng bỏ hoang vụ hè thu ngày càng nhiều. Nguyên nhân chính được xác định do hiệu quả kinh tế từ sản xuất lúa thấp, thời tiết khắc nghiệt, đầu vụ khó khăn nguồn nước, cuối vụ thường gặp mưa lũ. Riêng tại huyện Cẩm Xuyên, thống kê sơ bộ của ngành chuyên môn cho thấy, vụ hè thu năm nay, toàn huyện có gần 400 ha đất lúa không thể sản xuất do thiếu nước.

MC 2

Tỉnh Ninh Thuận từng được biết đến là vùng khô hạn nhất cả nước, lượng mưa trung bình thấp. Trước đây, địa phương thường xuyên thiếu nước vào mùa khô, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino. Năm nay, để chủ động ứng phó với hiện tượng này, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch về công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cụ thể từng chi tiết về hạn hán, xâm nhập, thiếu nước… từng khu vực, từng khu dân cư. Hiện nay địa phương có 22 hồ chứa nước với dung tích hơn 410 triệu m3. Sở NN-PTNT Ninh Thuận cho rằng, lượng nước tại các hồ còn khoảng 69%, đảm bảo đủ nước cung cấp cho toàn tỉnh. Bên cạnh đó, Ninh Thuận cũng hoàn thành Đập hạ lưu sông Dinh để tích nước ngọt và ngăn chặn xâm nhập mặn.

MC 1:

Còn tại Cần Thơ, nhờ hệ thống thủy lợi tốt mà hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân những năm gần đây đều đạt kết quả khả quan. Cụ thể ,ông Nguyễn Quý Ninh, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi TP Cần Thơ cho biết, nhiều năm qua hệ thống thủy lợi trên địa bàn đóng góp vào thành tựu sản xuất nông nghiệp của TP. Ðiển hình, mỗi năm Cần Thơ sản xuất 3 vụ lúa, với sản lượng đạt trên 1,3 triệu tấn. Sản lượng cây ăn trái đạt gần 170.000 tấn, nuôi thủy sản đạt sản lượng trên 220.000 tấn… Kết quả này nhờ hệ thống hạ tầng nông nghiệp, đê bao, kênh mương cung cấp nước được đầu tư cơ bản hoàn chỉnh, thủy lợi mùa khô, đặc biệt là các công trình thủy lợi nội đồng được chính quyền cơ sở đồng bộ ra quân thực hiện.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Thủy lợi và phát triển của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin kính chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Xanh mát những cánh đồng nhờ hệ thống thủy lợi

Xác định nguồn nước tưới là yếu tố quan trọng, động lực để mở rộng sản xuất, hướng đến xây dựng vùng chuyên canh quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao. Những năm qua, tỉnh Kon Tum đã huy động mọi nguồn lực để đầu tư các công trình thủy lợi lớn nhỏ, cung cấp nước tưới tiêu cho hàng chục ngàn ha cây trồng các loại.

Tuấn Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Bản tin Lâm nghiệp ngày 9/5/2024: Đơn hàng phục hồi, ngành gỗ có thể tăng tốc
Thời sự

Đơn hàng phục hồi, ngành gỗ có cơ hội tăng tốc; Chuẩn bị sẵn mọi điều kiện, trồng rừng ngay khi trời mưa; Bình Thuận triển khai hiệu quả chương trình tín chỉ carbon.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 9/5/2024: Đơn hàng phục hồi, ngành gỗ có thể tăng tốc
Bản tin Thủy sản ngày 9/5/2024: Giải pháp giữ phân khúc thị phần cấp cao
Thời sự

Nâng cao trình độ chế biến thủy sản để giữ phân khúc thị phần cấp cao; Hải Phòng phát hiện hơn 100 tàu cá mất kết nối VMS; Vùng nuôi tôm vào vụ quan trọng.

Bản tin Thủy sản ngày 9/5/2024: Giải pháp giữ phân khúc thị phần cấp cao