Yên Bái là điểm sáng về xây dựng nông thôn mới

Yên Bái là điểm sáng về xây dựng nông thôn mới; Dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp, Bộ NN-PTNT có công văn khẩn; Cấy lúa mùa sớm tránh thời tiết cực đoan.

Quỳnh Anh  | 10:35 24/06/2024

Yên Bái là điểm sáng về xây dựng nông thôn mới

Tự động

Yên Bái là điểm sáng về xây dựng nông thôn mới

  Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đang theo dõi bản tin Nông Nghiệp Tuần Qua của Kênh Nông Nghiệp radio. Bây giờ sẽ là những nội dung chính sẽ có trong bản tin ngày hôm nay.

Headline ( 45 giây)

  • Yên Bái là điểm sáng về xây dựng nông thôn mới
  • Dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp, Bộ NN-PTNT có công văn khẩn
  • Các ổ dịch tả lợn châu Phi chủ yếu xuất hiện tại hộ chăn nuôi nhỏ lẻ
  • Thời tiết khắc nghiệt, thanh trà mất mùa
  • Lục bình gây cản trở giao thông thủy tại Trà Vinh
  • Hải Dương gieo cấy lúa mùa sớm để tránh thời tiết cực đoan
  • Bảo vệ cây cam trước nắng nóng kéo dài
  • Mường Khương dự kiến thu 30 tỷ đồng từ quả ớt

Sau đây là nội dung chi tiết:

  • Yên Bái là điểm sáng về xây dựng nông thôn mới

Thưa quý vị và bà con, trong tuần qua, Thừa ủy quyền của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan đã trao bằng công nhận huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023. Phát biểu tại buổi Lễ công bố quyết định, Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định: Mặc dù là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, những năm qua, Yên Bái đã nỗ lực, không ngừng vươn lên đạt được những thành tích đáng tự hào, đóng góp quan trọng vào thành tích chung của cả nước trong thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới. Huyện Yên Bình được công bố đạt chuẩn nông thôn mới, đã nâng tổng số đơn vị cấp huyện của tỉnh Yên Bái đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới lên 4 đơn vị. Yên Bái tiếp tục là điểm sáng, một trong những địa phương dẫn đầu về phong trào xây dựng nông thôn mới trong khu vực..

  • Dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp, Bộ NN-PTNT có công văn khẩn

Từ đầu năm đến nay, bệnh dịch tả lợn châu Phi xảy ra trầm trọng và đang diễn biến phức tạp ở trên 90% địa phương cấp xã của tất cả 8/8 huyện của tỉnh Bắc Kạn, buộc tiêu hủy gần 10.000 con lợn, chiếm hơn 40% số lợn bị tiêu hủy do bệnh dịch tả lợn châu Phi của cả nước. Trong khi đó, tại Lạng Sơn, bệnh dịch tả lợn châu Phi cũng đang diễn biến phức tạp ở gần 50% địa phương cấp xã của tất cả 10/11 huyện, buộc tiêu hủy gần 4.000 con lợn. Tại tỉnh Quảng Ninh, bệnh dịch bùng phát và lây lan, buộc tiêu hủy gần 1.600 con lợn. Còn tại Hòa Bình, dịch tả lợn châu Phi xảy ra ở 18 xã với số lợn buộc tiêu hủy gần 1.300 con. Trước tình hình dịch bệnh đã và đang xảy ra, có nguy cơ lây lan rộng, Bộ NN-PTNT vừa có công văn khẩn gửi UBND 4 tỉnh này về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ giải pháp để kiểm soát, phòng, chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi.

  • Các ổ dịch tả lợn châu Phi chủ yếu xuất hiện tại hộ chăn nuôi nhỏ lẻ

Cũng liên quan tới tình hình lây lan của dịch tả lợn châu Phi, Từ đầu năm đến nay, dịch bệnh này xuất hiện tại 23 hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Số lượng lợn phải tiêu hủy là 178 con, với trọng lượng trên 5 tấn. Một đặc điểm chung tại các ổ dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang là các ổ dịch đều xuất hiện ở những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, không đủ các điều kiện về vệ sinh thú y, thiếu các biện pháp phòng, chống dịch. Để hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng dịch tả lợn Châu Phi lan rộng, Sở NN-PTNT đã đề nghị các huyện, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, phường, thị trấn tăng cường các biện pháp bảo vệ đàn vật nuôi, phối hợp lấy mẫu giám sát sự lưu hành của mầm bệnh để khuyến cáo các biện pháp phòng, chống kịp thời và hiệu quả.

  • Thời tiết khắc nghiệt, thanh trà mất mùa

Tại Thừa Thiên Huế, thời tiết khắc nghiệt, diễn biến phức tạp đã khiến vụ thanh trà năm nay mất mùa, người dân đối diện với nhiều khó khăn. Đơn cử như tại phường Thủy Biều, các năm trước, vụ thanh trà của địa phương thường đạt năng suất bình quân 600-700 tấn, thu nhập trên dưới 20 tỷ đồng. Song, vụ thanh trà năm nay chỉ thu hoạch chừng hơn 100 tấn, được xem là vụ mùa thất bát nhất từ trước đến nay. Nhiều vườn cây hầu như không có trái, hoặc trái rất ít. Năng suất, sản lượng thanh trà vụ này chỉ bằng 15-20% so với vụ trước. Nguyên nhân được địa phương, ngành nông nghiệp nhận định bước đầu là do thời tiết phức tạp, thất thường khiến khả năng, tỷ lệ ra hoa và kết trái rất thấp. Mặc dù người dân sử dụng các biện pháp ứng phó nhưng nhiều vườn cây vừa ra trái thì bị rụng.

  • Lục bình gây cản trở giao thông thủy tại Trà Vinh

Theo phản ánh của nhiều hộ dân tại xã Nguyệt Hóa, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh, lục bình đã bịt kín các tuyến sông của địa phương trong nhiều ngày qua, làm cản trở quá trình vận chuyển hàng hóa của thương lái thu mua trái cây trong vùng. Nguyên nhân là do cống ngăn mặn làm giảm dòng chảy, khiến lục bình ùn ứ và sinh sôi trong nhiều năm liền. Đại diện UBND xã Nguyệt Hóa cho biết, địa phương hiện có 7 tuyến kênh chính cùng nhiều tuyến kênh tại các xã lân cận cũng bị ảnh hưởng bởi lục bình. Để khắc phục xã đã đề xuất sử dụng một phần nguồn thu của địa phương và vận động xã hội hóa để thu gom lục bình. Kế hoạch bao gồm việc sử dụng xe cuốc cải tiến để trục vớt lục bình, giúp thông thoáng các tuyến kênh.

  • Hải Dương gieo cấy lúa mùa sớm để tránh thời tiết cực đoan

Theo kế hoạch, vụ mùa năm nay, các địa phương trong tỉnh Hải Dương gieo cấy 53.200 ha lúa, 9.500 ha rau màu. Toàn tỉnh có 13.250 ha trà mùa sớm, chiếm 25% diện tích, cấy ở chân cao và cho thu hoạch sớm trước ngày 5/10 để chuyển sang trồng cây vụ đông sớm. Sở NN-PTNT Hải Dương khuyến cáo, thời tiết đầu vụ diễn biến cực đoan, có nhiều đợt mưa lớn gây ngập úng. Vì vậy, nông dân cần gieo cấy vụ mùa càng sớm càng tốt, mở rộng diện tích cấy máy, tạo điều kiện mở rộng quỹ đất cho gieo trồng cây vụ đông và nâng cao hiệu quả sản xuất lúa. Hạn chế gieo vãi muộn tránh thiệt hại ngập úng do mưa bão cuối tháng 7 đầu tháng 8 khi lúa còn thấp cây.

  • Bảo vệ cây cam trước nắng nóng kéo dài

Hà Tĩnh hiện có trên 7.600ha cam, tập trung ở các huyện Hương Khê, Vũ Quang, Hương Sơn và Can Lộc, trong đó hơn 6.600ha đã cho quả và đang trong giai đoạn phát triển quả non. Trước dự báo đợt nắng nóng gay gắt còn kéo dài, các địa phương đang phối hợp với cơ quan chuyên môn tập huấn cho người dân các biện pháp kỹ thuật để bảo vệ cây trồng. Theo đó, ngoài việc kiểm tra nguồn nước và hệ thống tưới, nông dân cần sử dụng tối đa nguồn vật liệu hữu cơ như rơm rạ, cành lá khô để tủ gốc nhằm giữ ẩm cho đất, giúp cây tránh bị ánh nắng táp vào gốc. Quan tâm cắt tỉa các cành cây già cỗi, cành bị sâu bệnh, vượt tán. Để hạn chế tình trạng thoát hơi nước, giảm nóng cho cây trồng, bà con có thể dùng lưới che trên phần tán cây và gốc cây hoặc dùng bao chuyên dụng để bao quả nhằm chống rám nắng, côn trùng chích hút và tạo mẫu quả đẹp về sau.

  • Mường Khương dự kiến thu 30 tỷ đồng từ quả ớt

Thời điểm này, những nương ớt ở huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai bắt đầu chín đỏ, nông dân bước vào giai đoạn thu hoạch để cung ứng ra thị trường. Theo thống kê của Phòng NN-PTNT huyện Mường Khương, hiện toàn huyện có khoảng 200 ha ớt, trong đó có 100 ha ớt bản địa và 100 ha ớt chỉ thiên, trải khắp địa bàn 16 xã, thị trấn. Thông thường năng suất ớt bản địa đạt trung bình khoảng 5 tấn/ha, trong khi đó ớt chỉ thiên cho sản lượng đạt ít nhất 10 tấn/ha/năm. Trong điều kiện sản xuất thuận lợi, dự kiến năm nay, nông dân huyện Mường Khương sẽ thu được khoảng 500 tấn quả ớt bản địa và 1.000 tấn quả ớt chỉ thiên; tổng giá trị từ trồng ớt đạt khoảng 30 tỷ đồng.

Nhạc cắt

Đối thoại

Thưa quý vị và bà con, Rừng giữ vai trò chủ chốt trong việc thích nghi với biến đổi khí hậu thông qua những chức năng môi trường như chống xói mòn, đảm bảo tuần hoàn nước, đồng thời góp phần tạo công ăn việc làm và thu nhập cho khoảng 25 triệu người Việt Nam. Vai trò của rừng càng trở nên rõ nét ở vùng sâu, vùng xa, vùng cao, nơi dân cư sống bên trong hoặc tại vùng đệm các khu rừng đa số là người nghèo hoặc người dân tộc thiểu số. Với những giá trị to lớn việc làm thế nào khai thác được các chức năng của rừng để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và ổn định sinh kế cho người dân là một nhiệm vụ rất quan trọng. Và để thực hiện nhiệm vụ này, GS.TS Võ Đại Hải - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam cho rằng, chúng ta cần tập trung nâng cao chất lượng rừng với những giải pháp cụ thể:

Băng

Bảo Thắng

Nhạc

Nội dung vừa rồi cũng kết thúc bản tin Nông nghiệp hôm nay. Xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau!

Tự động

Yên Bái là điểm sáng về xây dựng nông thôn mới

Yên Bái là điểm sáng về xây dựng nông thôn mới; Dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp, Bộ NN-PTNT có công văn khẩn; Cấy lúa mùa sớm tránh thời tiết cực đoan.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực nòng cốt ứng dụng IPHM
Thời sự

Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực nòng cốt ứng dụng IPHM; Phát hiện 850 lượt tàu vi phạm trong năm 2024; Giá nông sản tăng, người dân phá rừng mở rộng diện tích.

Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực nòng cốt ứng dụng IPHM
Thời tiết nông vụ ngày 20/12/2024: Không khí lạnh tiếp tục tăng cường xuống miền Bắc
Thời sự

Không khí lạnh tiếp tục tăng cường xuống các tỉnh Bắc bộ, Trung bộ và khuếch tán yếu xuống Nam bộ.

Thời tiết nông vụ ngày 20/12/2024: Không khí lạnh tiếp tục tăng cường xuống miền Bắc