Chủ nhật, 19/05/2024 | 11:36 GMT +7

  • Click để copy
Thứ tư- 07:31, 29/03/2023

Vựa rau trên đất cát chuyển dần sang hướng hữu cơ

QUẢNG BÌNH Các vùng đất cát bạc màu của huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) hiện nay rau màu đã phủ xanh mướt quanh năm. Nông dân cũng đang dần chuyển sang sản xuất theo hướng hữu cơ...

Xã Hồng Thủy (huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) nằm dài theo triền cát ven Quốc lộ 1A. Nhiều năm qua, nông dân đã biến vùng cát bay thành những cánh đồng rau xanh mướt quanh năm. Ông Phạm Minh Huấn, Chủ tịch UBND xã Hồng Thủy cho biết toàn xã hiện có trên 350ha đất trồng rau, củ quả, tăng gần 60ha so với năm trước.

Để dần đân xây dựng thương hiệu rau sạch, xã Hồng Thủy chủ trương vận động nông dân canh tác theo hướng hữu cơ, hạn chế và đi đến không sử dụng các loại phân vô cơ và các loại thuốc bảo vệ thực vật.

“Để phát triển nghề trồng rau, UBND xã đã vận động bà con mở rộng diện tích, chuyển đổi một số diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng rau. Hỗ trợ bà con xây dựng các vườn mẫu, cánh đồng rau sạch hữu cơ để tiến tới vùng rau chuyên canh hữu cơ trên địa bàn”, ông Phạm Minh Huấn chia sẽ.

Tại xã Hồng Thủy, diện tích rau trồng nhiều ở thôn An Định, Mốc Định, Mốc Thượng 1, Mốc Thượng 2 và thôn Đông Hải. Nhờ trồng rau nên nhiều hộ dân trong xã có thu nhập cao. Hiện cả xã có trên 200ha đất trồng rau có giá trị, thu nhập mỗi năm trên 100 triệu đồng/ha.

Vườn rau mẫu hữu cơ ở xã Thanh Thủy. Ảnh: T.P

Vườn rau mẫu sản xuất theo hướng hữu cơ ở xã Thanh Thủy. Ảnh: Tâm Phùng.

Anh Hồ Viễn Đông ở thôn An Định cho hay, trước đây, bà con trồng rau sử dụng nhiều loại thuốc BVTV để phòng trừ sâu bệnh. Bây giờ được chính quyền vận động tham gia trồng rau theo hướng hữu cơ, bà con đều hồ hởi làm theo bởi ý thức được hình thức canh tác này tốt cho chính sức khỏe người trồng lẫn người tiêu dùng.

Nhà anh Đông có 1,5 sào đất trồng rau, bình quân mỗi năm gia đình anh thu lãi trên 100 triệu đồng từ bán rau. Vụ rau này, anh đầu tư trồng rau cải ngọt, cải cúc, xà lách, hành, ngò, ớt... “Trên ruộng rau, bà con chỉ dụng phân hữu cơ đã được ủ hoai để bón cho rau. Ai cũng cố gắng hạn chế tối thiểu việc phun thuốc BVTV. Nếu có sử dụng thì chỉ sử dụng thuốc BVTV sinh học, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cho phép. Vì vậy, rau của bà con ngày càng chất lượng, được thương lái đến đặt mua ngay tại ruộng”, anh Đông bộc bạch.

Ở thôn An Đình hiện đã thành lập Tổ hợp tác trồng rau an toàn do ông Lê Đại Sáu làm tổ trưởng. Thôn có trên 15ha đất trồng rau, bà con sản xuất rau quanh năm, nhưng phát triển mạnh nhất là vụ đông xuân với các loại rau như xà lách, cải ngọt, cải cúc, ngò, nén, hành, rau húng, các loại đậu...

Ông Sáu chia sẻ: “Nghề trồng rau của bà con trong thôn đã có từ rất lâu. Từ năm ngoái, nhiều hộ trong thôn tham gia vào Tổ hợp tác trồng rau an toàn nên sản phẩm bán nhanh, được giá, bà con phấn khởi lắm. Năm nay, nhiều gia đình cũng đang đề nghị được tham gia vào Tổ để làm rau hữu cơ, sau sạch”.

Nông dân vùng cát xã Hồng Thủy đang sản xuất rau sạch hữu cơ. Ảnh: T.P

Nông dân vùng cát xã Hồng Thủy đang dần ý thức được việc sản xuất rau theo hướng hữu cơ, vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm, vừa cải tạo đất, bảo đảm sức khỏe cho mình và người tiêu dùng. Ảnh: Tâm Phùng.

Cạnh xã Hồng Thủy là xã Thanh Thủy, cũng là địa phương có diện tích trồng rau xanh lớn của huyện Lệ Thủy. Toàn xã có trên 340ha đất trồng rau, tập trung chủ yếu ở thôn 1 và thôn 4 Thanh Tân, thôn 3 Thanh Mỹ. Hiện trên địa bàn xã có 175ha rau, cho thu nhập trên 100 triệu đồng/ha/năm.

Vườn rau của gia đình ông Dương Văn Hương ở thôn 4 Thanh Tân đang chuẩn bị vào lứa rau mới. Bà con ở đây cứ canh tác xoay vòng theo kiểu thu hoạch xong lứa rau này thì làm đất, bón phân và xuống giống lứa rau khác. Rau trên ruộng không được trùng với lứa trước. Chẳng hạn như lứa trước gieo cải thì lứa sau phải gieo cây dền hoặc mồng tơi… để hạn chế sâu bệnh.

Ông Hương cũng cho biết, vườn rau gia đình khoảng trên 2 sào (hơn 1.000m2). Nhờ tham gia Tổ hợp tác trồng rau an toàn nên rau nhà ông không chỉ có năng suất cao mà sản xuất ra được thương lái đến tận vườn thu mua hết. Hiện khu vườn mẫu của ông Hương đang trồng các loại rau như su hào, xà lách, hành, cải, ngò… để bán quanh năm.

“Tính ra, với 2 sào đất vườn làm rau theo hướng hữu cơ với 2 lao động thì tháng nào cũng có thu nhập khoảng 15 - 17 triệu đồng. Tính ra, mỗi năm cũng thu nhập ngót nghét 200 triệu đồng”, ông Hương phấn khởi.

Tâm Phùng - Thanh Nga

Kiên Giang phát triển 7.000ha trồng trọt hữu cơ

Kiên Giang phát triển 7.000ha trồng trọt hữu cơ

Kiên Giang Theo Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, đến năm 2025 tỉnh này phát triển 7.000ha trồng trọt hữu cơ.

Chiến khu xưa chuyển mình sang sản xuất hữu cơ

Chiến khu xưa chuyển mình sang sản xuất hữu cơ

ĐỒNG NAI Do nhu cầu về nông sản an toàn ngày càng tăng cao, không ít nông dân xã Phú Lý đã ý thức chuyển đổi từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp hướng hữu cơ.

Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp, đặt nền móng cho sản xuất hữu cơ

Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp, đặt nền móng cho sản xuất hữu cơ

NGHỆ AN Nâng cao năng suất, chất lượng, cây lúa chống chịu sâu bệnh tốt, đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái là những giá trị mà mô hình áp dụng IPHM mang lại.  

Những vườn bưởi tiền tỷ ở vùng đất gò đồi

Những vườn bưởi tiền tỷ ở vùng đất gò đồi

QUẢNG BÌNH Nhờ canh tác trồng bưởi theo hướng hữu cơ, tiêu chuẩn VietGAP, nhiều hộ dân có thu nhập tiền tỷ từ vùng đất gò đồi trước đây sản xuất kém hiệu quả.

Xây dựng chuỗi liên kết, chìa khóa để nông nghiệp hữu cơ cất cánh

Xây dựng chuỗi liên kết, chìa khóa để nông nghiệp hữu cơ cất cánh

Việc xây dựng các chuỗi liên kết đóng vai trò quan trọng, góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững.

Mô hình cá - lúa: Lúa sạch, cá ngon nhưng vì sao khó mở rộng?

Mô hình cá - lúa: Lúa sạch, cá ngon nhưng vì sao khó mở rộng?

BẮC GIANG Chiếc chài trong tay ông Vũ từ từ kéo lên, trong đó mấy con chép, trôi của vụ lúa cá trước giãy ầm ầm. Chọn lấy ba con to nhất ông đem về đãi khách.

Xem Thêm