Thứ sáu, 17/05/2024 | 09:20 GMT +7

  • Click để copy
Thứ bảy- 08:35, 01/10/2022

Xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp hữu cơ của Hải Phòng còn hạn chế

Ngoài việc diện tích trồng các sản phẩm được công nhận sản phẩm hữu cơ chưa xứng tiềm năng, việc xuất khẩu các sản phẩm này tại Hải Phòng cũng rất hạn chế.
Trồng thanh long hướng hữu cơ tại xã Bát Trang, huyện An Lão. Ảnh: Đinh Mười.

Trồng thanh long hướng hữu cơ tại xã Bát Trang, huyện An Lão. Ảnh: Đinh Mười.

Thời gian qua, TP Hải Phòng đã có những chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp hữu cơ. Tuy vậy, đến nay mới có 40ha sản phẩm được chứng nhận tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ quốc gia và việc xuất khẩu những sản phẩm này còn rất hạn chế.

Đáng lưu ý, trong số diện tích 40ha sản phẩm được công nhận hữu cơ chủ yếu là lúa, chưa ghi nhận đơn vị, tổ chức cá nhân trồng rau hoặc trồng cây ăn quả được công nhận sản phẩm hữu cơ.

Theo thống kê của ngành nông nghiệp Hải Phòng, sản xuất rau trên địa bàn thành phố hiện tại chủ yếu theo hướng hữu cơ, chưa có tổ chức, cá nhân nào đăng ký và được đánh giá, cấp chứng nhận sản phẩm rau đạt tiêu chuẩn hữu cơ.

Cụ thể, diện tích gieo trồng rau theo hướng hữu cơ toàn thành đạt khoảng gần 72,4 ha. Một số mô hình sản xuất rau theo hướng hữu cơ điển hình như: Xã An Thọ, An Tiến (An Lão); xã Tú Sơn, xã Thụy Hương, xã Ngũ Phúc, xã Thanh Sơn (huyện Kiến Thụy); xã An Hưng (huyện An Dương); xã Quang Phục, xã Đông Hưng (huyện Tiên Lãng); xã Hùng Tiến, xã Thắng Thủy, xã Tân Hưng (huyện Vĩnh Bảo)...

Với cây ăn quả, trên địa bàn TP Hải Phòng cũng chưa ghi nhận tổ chức cá nhân nào triển khai sản xuất cây ăn quả được chứng nhận sản phẩm hữu cơ.

Hiện tại, toàn TP Hải Phòng mới ghi nhận một số vùng trồng cây ăn quả theo hướng hữu cơ cụ thể như: Ổi tại xã Trường Thành có 3 ha, thanh long tại xã Bát Trang, huyện An Lão có 3 ha.

Dùng bạt để diệt cỏ. Ảnh: Đinh Mười.

Dùng bạt để diệt cỏ. Ảnh: Đinh Mười.

Trên thực tế, sản xuất hữu cơ đòi hỏi có quy mô sản xuất theo vùng, tính liên kết cao giữa các hộ sản xuất trong vùng và quy trình sản xuất khắt khe, các loại vật tư đầu vào phải tuân thủ nghiêm ngặt.

Về đất đai và nguồn nước phải đáp ứng yêu cầu trong khi môi trường đất và nước đang bị ảnh hưởng bới quá trình sản xuất phi hữu cơ trong một thời gian dài trong khi đó, nông dân đang quen việc canh tác truyền thống sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hoá học.

Bên cạnh đó, khi chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ, đặc biệt giai đoạn đầu mới thực hiện, người sản xuất gặp khó khăn trong phòng, chống sâu bệnh do áp lực sâu bệnh còn cao; cân bằng sinh thái môi trường đất, nước, thực vật đã bị phá vỡ do canh tác không an toàn, mất cân đối trong nhiều năm trước. Vì vậy cần thời gian để thiết lập, khôi phục lại hệ sinh thái ban đầu.

Ghi nhận từ những đơn vị đã có sản phẩm được công nhận hữu cơ cho thấy, thông thường sản xuất hữu cơ năng suất giảm trong đó chi phí nhân công tăng dẫn đến giá thành sản xuất cao.

Bên cạnh đó, nhiều sản phẩm có hình thức không đẹp, không bắt mắt như: vết sâu ăn, đốm bệnh… cũng ảnh hưởng đến giá cả của sản phẩm trên thị trường.

Vườn dưa theo hướng hữu cơ của anh Nguyễn Mạnh Hùng. Ảnh: Đinh Mười.

Vườn dưa theo hướng hữu cơ của anh Nguyễn Mạnh Hùng. Ảnh: Đinh Mười.

Điều này chưa tính đến thu nhập của một bộ phận người dân vẫn ở mức trung bình, thì việc bỏ tiền để mua sản phẩm hữu cơ với giá cao hơn 25-30% thì cũng không dễ dàng.

Một điểm đáng lo ngại nữa đó là trên thị trường vẫn còn hiện tượng trà trộn giữa sản phẩm hữu cơ với các sản phẩm khác, thậm chí cả những sản phẩm không an toàn, khiến người tiêu dùng mất niềm tin.

“Phần lớn các doanh nghiệp và hộ sản xuất nông nghiệp hữu cơ có quy mô sản xuất còn nhỏ, việc đầu tư sản xuất chủ yếu dựa vào các dự án hỗ trợ. Về tổng thể, chưa có quy hoạch hay định hướng đối tượng cũng như thị trường cho sản phẩm hữu cơ”, anh Nguyễn Mạnh Hùng, một người trồng dưa theo hướng hữu cơ ở An Lão chia sẻ.

Xu hướng chuyển đổi tư nền nông nghiệp hóa chất sang nền nông nghiệp xanh, nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu trước nhu cầu sử dụng thực phẩm an toàn, thực phẩm sạch của người tiêu dùng hiện nay.

Thực tế phát triển nông nghiệp hữu cơ đã và đang gia tăng liên tục trong những năm qua và có xu hướng tiếp tục tăng cao.

Việc xuất khẩu các sản phẩm hữu cơ tại Hải Phòng còn hạn chế. Ảnh: Phạm Hiếu.

Việc xuất khẩu các sản phẩm hữu cơ tại Hải Phòng còn hạn chế. Ảnh: Phạm Hiếu.

Hải Phòng là một trong địa phương tiếp cận và triển khai các mô hình canh tác hữu cơ sớm, ngoài những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, khí hậu, đất đai và nguồn nước thì các cấp, các ngành luôn ủng hộ mạnh mẽ các nỗ lực phát triển một nền nông nghiệp bền vững và thân thiện môi trường, nâng cao năng suất và sức cạnh tranh của sản phẩm.

UBND TP Hải Phòng đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ kịp thời về phát triển nông nghiệp hữu cơ, giúp người dân và doanh nghiệp yên tâm đầu tư mở rộng sản xuất.

Trong số đố, đáng chú ý là Quyết định số 30 ngày 11/11/2020 UBND TP Hải Phòng quy định về canh tác hữu cơ trên địa bàn, Nghị quyết số 15 ngày 10/2/2021 của HĐND TP Hải Phòng về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, thủy sản hàng hóa tập trung trên địa bàn giai đoạn 2022-2025.

Tuy nhiên, để nông nghiệp hữu cơ thật sự phát triển mạnh mẽ, chắc chắn sẽ đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, xã hội và hơn hết là sự chỉ đạo của các cấp chính quyền trong khâu quy hoạch, ban hành chính sách.

Đặc biệt, cần sớm hoàn chỉnh, ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn cụ thể về các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, hỗ trợ các địa phương xây dựng mô hình điểm về sản xuất hữu cơ và đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người dân phải sâu rộng hơn, vì mục tiêu bảo đảm sức khỏe cộng đồng và góp phần bảo vệ môi trường bền vững.

Đinh Mười - Phạm Hiếu

Chiến khu xưa chuyển mình sang sản xuất hữu cơ

Chiến khu xưa chuyển mình sang sản xuất hữu cơ

ĐỒNG NAI Do nhu cầu về nông sản an toàn ngày càng tăng cao, không ít nông dân xã Phú Lý đã ý thức chuyển đổi từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp hướng hữu cơ.

Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp, đặt nền móng cho sản xuất hữu cơ

Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp, đặt nền móng cho sản xuất hữu cơ

NGHỆ AN Nâng cao năng suất, chất lượng, cây lúa chống chịu sâu bệnh tốt, đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái là những giá trị mà mô hình áp dụng IPHM mang lại.  

Khoai lang tím Nhật tăng giá, người trồng lãi 400.000 đồng/tạ

Khoai lang tím Nhật tăng giá, người trồng lãi 400.000 đồng/tạ

VĨNH LONG Nhiều nông dân tại Vĩnh Long cho biết, giá khoai lang hiện đang ở mức cao, người trồng lãi khoảng 400.000 đồng mỗi tạ.

Những vườn bưởi tiền tỷ ở vùng đất gò đồi

Những vườn bưởi tiền tỷ ở vùng đất gò đồi

QUẢNG BÌNH Nhờ canh tác trồng bưởi theo hướng hữu cơ, tiêu chuẩn VietGAP, nhiều hộ dân có thu nhập tiền tỷ từ vùng đất gò đồi trước đây sản xuất kém hiệu quả.

Xây dựng chuỗi liên kết, chìa khóa để nông nghiệp hữu cơ cất cánh

Xây dựng chuỗi liên kết, chìa khóa để nông nghiệp hữu cơ cất cánh

Việc xây dựng các chuỗi liên kết đóng vai trò quan trọng, góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững.

Xem Thêm