Nâng cấp hệ thống thủy lợi phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp
Xác định công tác thủy lợi có vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp - nông thôn, những năm qua, tỉnh Vĩnh Long đã đầu tư rất nhiều nguồn lực để hoàn thiện hệ thống thủy lợi nhằm phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Minh Đãm | 09:37 05/10/2023
Đầu tư lớn cho thủy lợi phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp
MC 1:Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình Thủy lợi và phát triển
MC 1
Thưa quý vị và bà con, xác định công tác thủy lợi có vai trò quan trọng, yếu tố hàng đầu phục vụ cho phát triển nông nghiệp - nông thôn và phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, từ nhiều năm qua, các cấp ủy, chính quyền tỉnh Vĩnh Long tập trung đầu tư rất nhiều nguồn lực cho công tác phát triển ngành thủy lợi.
Giai đoạn 2010 đến nay, ngành thủy lợi được đầu tư lớn để chuyển hướng sang phục vụ cơ cấu lại nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và ứng phó với biến đổi khí hậu; đặc biệt là xâm nhập mặn.
MC 2:
Cù lao 4 xã An Bình, Hòa Ninh, Đồng Phú và Bình Hòa Phước huyện Long Hồ là vùng chuyên canh nhiều loại trái cây đặc sản củatỉnh Vĩnh Long như: chôm chôm, sầu riêng, nhãn… Nhờ được đầu tư hệ thống, đập, bọng và đê bao khép kín nên nông dân địa phương rất yên tâm sản xuất. Đặc biệt, những ngày này triều cường đang trên mức báo động 3 nhưng nhờ chủ động gia cố đê bao từ sớm nên phát huy hiệu quả bảo vệ vườn cây trái đặc sản của bà con.
Cách đây mấy ngày chiếc kô-be của huyện về ấp Bình Hòa 2, xã Bình Hòa Phước để gia cố điểm đê trên cống ngay nhà ông Trương Quốc Hùng. Lớp đất sình vừa ráo là ông Hùng lấy xẻng vén lại cho gọn gàng, bằng phẳng. Ông cho hay con nước mấy ngày nay dẫu cao nhưng con đê này không hề hấn gì, còn cao hơn mực nước hơn nửa thước.
Băng: (11s) TRUONG QUOC HÙNG:
“Như mọi năm là con nước hôm qua là có thể tràn qua luôn, từ hôm bữa mình làm tới nay là bờ cõi đợt này, như nước hôm quá lớn, là không còn tràn nữa”.
MC 2:
Xã Bình Hòa Phước là địa phương có diện tích chuyên canh vườn chôm chôm tập trung trên 700ha. Nhờ công tác thủy lợi được quan tâm nên bà con nơi đây đã an tâm áp dụng các kỹ thuật xử lý nghịch vụ cho trái quanh năm. Mùa này ở cù lao 4 xã chôm chôm bắt đầu cho thu hoạch mùa nghịch. Một số nơi bà con đậy mủ ni lông xử lý cho trái bán vào dịp tết nguyên đán Mậu Thìn 2024. Nói về công tác thủy lợi của địa phương, ông Nguyễn Ngọc Nhân – Giám đốc Hợp tác chôm chôm Bình Hòa Phước cho biết:
Băng (47s):NGUYEN NGOC NHAN:
“Chỗ Hợp tác xã chôm chôm Bình Hòa Phước này rất quan tâm về vấn đề thủy lợi và đê bao khép kín. Sắp sửa tới mùa lũ, chính quyền địa phương rất quan tâm và các chi bộ ấp theo dõi những đê bao xung yếu có nguy cơ, có sự đề xuất về ủy ban xã. Nếu mà trong tầm tay ủy ban xã xử lý được thì ủy ban xã tiến hành xử lý. Còn những đê bao xung yếu mà kinh phí nhiều thì đề xuất về trên xử lý trước mùa mưa lũ hết. Hiện nay, triều cường lên rất cao nhưng tất cả đê bao xã Bình Hòa Phước đều được an toàn và bảo đảm nguồn nước lũ không tràn bờ cho bà con yên tâm sản xuất”.
MC 2:
Trước đó, từ dự báo của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Vĩnh Long, triều cường con nước rằm tháng 8 vượt báo động 3, ngành thủy lợi huyện đã tập trung gia cố các điểm đê bao xung yếu, có nguy cơ tràn. Do đó, đợt triều này vùng chuyên canh cây ăn trái 4 xã huyện cù lao không có thiệt hại nghiêm trọng do triều cường gây vỡ đê, tràn đê. Chỉ xảy ra 3 điểm sạt lở nhỏ và đã được lực lượng tại chỗ khắc phục nhanh chóng.
Thông tin về chuẩn bị đối phó đợt triều cường này, ông Phạm Minh Phú, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã Bình Phước nói:
Băng (37s): PHẠM MINH PHÚ:
“Từ tháng 7 đến tháng 9, các con nước lớn. Đảng ủy, Uỷ ban nhân dân xã luôn đôn đốc các đồng chí, bí thư, trưởng ấp của 6 ấp tuyên truyền vận động người dân kiểm tra cống bọng. tự khắc phuc khi có sự cố xảy ra tránh thiệt hại tối đa, đặc biệt là các tuyến đường đê bao trước cửa nhà có yếu , tự khắc phục. nếu không khắc được địa phương sẵn sàng hỗ trợ tràm, nếu đoạn đường khá dài sẽ phân công lực lượng ấp cũng như lực lượng quân sự hỗ trợ khắc phục.”
MC 1: Thành quả lớn nhất của đầu tư cho thủy lợi ở Vĩnh Long là đến nay toàn tỉnh đã hình thành hệ thống công trình thủy lợi với số lượng rất lớn với trên 400 tuyến đê bao, trên 6.000 cống, đập, 19 trạm bơm điện, 16 tuyến kè bảo vệ bờ các sông, kinh, rạch lớn. Hệ thống thủy lợi hiện có đã khép kín chủ động tưới, tiêu trên 94% diện tích canh tác tương đương gần 130 nghìn héc-ta, đồng thời vừa tạo nền cho hệ thống giao thông bộ, nhất là giao thông nông thôn phát triển. Qua đó, góp phần đưa Vĩnh Long trở thành địa phương đóng góp an ninh lương thực quan trọng của cả nước và là tỉnh xuất khẩu lúa, gạo cùng nhiều loại nông sản có vị thế cao trên thị trường trong nước và quốc tế.
MC 2 Bây giờ mời quý vị và bà con cùng đến với một số tin vắn về lĩnh vực thủy lợi vừa diễn ra.
MC 1 tin 1
Thưa quý vị và bà con
Đồng bằng sông Cửu Long nằm ở hạ nguồn bị xâm nhập mặn, trong khi sử dụng nước ngầm là chính nên ảnh hưởng đến tương lai rất nhiều. Hiện nay, dân số đồng bằng sông Cửu Long hơn 17 triệu người, nhưng có khoảng 5 triệu người đang thiếu nước sinh hoạt và đến 2030 con số này có thể tăng lên. Về vấn đề này, Thứ Trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam nhận định, cùng với việc xây dựng một số mô hình trữ nước cộng đồng cho từng hộ gia đình, cụm dân cư có sẵn như ao, hồ,… vấn đề cần quan tâm hiện nay là đầu tư công nghệ xử lý nước đảm bảo đạt chuẩn. Đây là giải pháp về lâu dài để có nguồn nước phục vụ đời sống, sinh hoạt của người dân miền Tây.
Văn Vũ
MC 2: tin 2
Theo Chi cục Thủy lợi, Sở NNPTNT tỉnh Hải Dương, địa phương này có hệ thống công trình đê điều khá lớn gồm 19 tuyến đê với tổng chiều dài trên 370 km, gần 280 cống dưới đê, trong đó 22 cống hư hỏng nặng, cần phải xây mới, 38 cống bị hư hỏng phải sửa chữa. Năm nay, có 18 cống đã lập, triển khai phương án bảo vệ trọng điểm xung yếu, trong đó có 16 trọng điểm cấp huyện và 2 trọng điểm cấp tỉnh. Ngoài ra, còn 16 cống cũ kém chất lượng, là vị trí xung yếu, cần phải theo dõi chặt chẽ trong mùa bão năm nay.
Quang Dũng
MC 1: tin 3
Trước mùa mưa bão năm nay, Công ty Thủy lợi Bình Thuận đã kiểm tra hiện trạng các công trình do đơn vị quản lý, khai thác. Qua đó, phát hiện 16 hồ hư hỏng, cần đầu tư sửa chữa nâng cấp. Trong số này, 7 hồ đã có kế hoạch sửa chữa, còn lại 9 hồ bị hư hỏng như mái và mặt đập bị sạt lở, mái hạ lưu không có hệ thống tiêu nước mặt và bị sạt lở, lún sụt hay đập bị sạt lở... nhưng chưa có kế hoạch vốn sữa chữa, nâng cấp. Trước mắt đối với các hư hỏng nhỏ, kinh phí sửa chữa thấp, Công ty thủy lợi Bình Thuận đã sử dụng nguồn kinh phí bảo trì hàng năm để thực hiện bảo đảm an toàn và duy trì năng lực của công trình. Đối với các hồ chứa cần được nâng cấp với nguồn kinh phí lớn, Công ty đã báo cáo Sở NN-PTNT, đề xuất UBND tỉnh xét bố trí kinh phí sửa chữa, nâng cấp.
Kim Sơ
MC 1:
Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Thủy lợi và phát triển của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.
Nâng cấp hệ thống thủy lợi phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp
Xác định công tác thủy lợi có vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp - nông thôn, những năm qua, tỉnh Vĩnh Long đã đầu tư rất nhiều nguồn lực để hoàn thiện hệ thống thủy lợi nhằm phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Minh Đãm
Tin liên quan
Các chương trình
Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên; Sâu, bệnh gây hại gần 230ha cây ăn quả có múi; Bắc Giang có thêm 6 sản phẩm OCOP 4 sao.
Khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định trong có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 80-180mm, cục bộ có nơi trên 300mm.