Hệ thống hồ đập đã sẵn sàng trước mùa lũ

Trước mùa mưa lũ hàng năm, việc đảm bảo an toàn hồ đập là một trong những nhiệm vụ quan trọng được tỉnh Bình Thuận ưu tiên hàng đầu. Do đó, ngành thủy lợi địa phương đã chủ động kiểm tra, đề xuất phương án khắc phục, sửa chữa những công trình hư hỏng.

Kim Sơ  | 16:59 03/10/2023

Hệ thống hồ đập đã sẵn sàng trước mùa lũ

Tự động

Hệ thống hồ đập đã sẵn sàng trước mùa lũ

MC 1: Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình Phòng chống thiên tai.

Thưa quý vị và bà con, hồ đập đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết, thoát lũ, góp phần giảm thiệt hại do thiên tai gây ra. Do đó, trước mùa mưa bão, việc đảm bảo an toàn cho các công trình là một trong những nhiệm vụ quan trọng và được ưu tiên hàng đầu. Tại tỉnh Bình Thuận công tác đảm bảo an toàn hồ đập trước mùa mưa bão đang gần kề đã được đơn vị quản lý quan tâm, chủ động kiểm tra, đồng thời đề xuất các phương án sửa chữa. Ghi nhận phóng viên Kim Sơ tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khai thác công trình thủy lợi Bình Thuận, nơi đang quản lý vận hành khai thác 48 hồ thủy lợi.

MC 2:

Hồ chứa nước Sông Dinh 3, nằm huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận có dung tích thiết kế 58 triệu m3. Đây là hồ được đầu tư xây dựng vào năm 2012, hoàn thành và đưa vào sử dụng vào năm 2016.

Hồ Sông Dinh 3, không chỉ có nhiệm cấp nước sinh hoạt cho huyện Hàm Tân, nước cho khu công nghiệp mà còn phục vụ tưới cho hàng ngàn ha đất canh tác nông nghiệp; cắt và giảm lũ một phần cho vùng hạ du.

Tuy nhiên do trước đây, hồ chưa được đầu tư hệ thống tiêu nước mặt nên có hiện tượng sạt lở mái hạ lưu nghiệm trọng. Để bảo đảm bảo an toàn công trình, trước mùa mữa bão công ty đã kiểm tra và tổ chức sửa chữa bước đầu.

Ông Nguyễn Anh Khoa, Trưởng phòng quản lý nước và công trình, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Bình Thuận cho biết (băng a Khoa)

MC 2:

Hồ Sông Dinh 3 là một trong 16 hồ bị hư hỏng, cần đầu tư sửa chữa nâng cấp qua kiểm tra hiện trạng các công trình trước mùa mưa bão của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Bình Thuận quản lý.

Trong đó 7 hồ đã ghi vốn cũng như có kế hoạch sửa chữa trong thời gian tới để đảm bảo an toàn công trình.

Còn lại 9 hồ như Bo Bo, Năm Heo, Suối Đá, Cà Giang (xã Hàm Hiệp), Giếng Cỏ, Sông Dinh 3, LT Sông Dinh, Sông Quao và Bà Ký bị hư hỏng như mái và mặt đập bị sạt lở; mái hạ lưu không có hệ thống tiêu nước mặt và bị sạt lở, lún sụt hay đập bị sạt lở... nhưng chưa có kế hoạch vốn sữa chữa, nâng cấp.

Ông Hồ Đắc Nghĩa, Phó Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Khai thác công trình Thủy lợi Bình Thuận cho biết

(Băng anh Nghĩa)

MC 2:

Theo Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, từ nay đến cuối năm 2023, trên Biển Đông có khả năng xuất hiện một số cơn bão có thể ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta.

Trước tình hình trên, ông Nguyễn Hữu Phước, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Thuận cho biết, công tác đảm bảo an toàn cho các công trình là một trong những nhiệm vụ quan trọng và được ưu tiên hàng đầu trong mùa mưa bão.

Về vấn đề này, Bộ NN-PTNT đã có chỉ thị về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn công trình thủy lợi trong mùa mưa, lũ năm 2023. UBND tỉnh Bình Thuận cũng đã có văn bản yêu cầu Sở NN-PTNT chỉ đạo Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Khai thác công trình Thủy lợi Bình Thuận, các địa phương có hồ chứa phối hợp đảm bảo an toàn đập, hồ chứa thủy lợi. Cùng với đó tập trung thực hiện công tác phòng chống sạt lở đất trong phạm vi đập, hồ chứa nước.

Sở NN-PTNT Bình Thuận đã đề nghị Công ty Thủy lợi Bình Thuận theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình thời tiết, mưa, lũ, lượng dòng chảy đến các hồ chứa thủy lợi. Từ đó xây dựng kế hoạch tích nước, xả lũ hồ chứa trong mùa mưa lũ năm 2023, ưu tiên tích nước sớm tại các hồ chứa mới đầu tư xây dựng. Đồng thời nâng cấp, sửa chữa, bảo đảm công trình hoạt động an toàn, tích trữ tối đa được nguồn nước khi kết thúc mùa mưa nhằm phục vụ sản xuất, sinh hoạt mùa khô năm 2023 - 2024.

Ông Nguyễn Hữu Phước, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Thuận

(Băng ông Phước)

MC 1:

Thưa quý vị và bà con, biến đổi khí hậu, thiên tai ngày càng phức tạp, việc bảo đảm an toàn hồ, đập được tỉnh Bình Thuận coi trọng và quan tâm thường xuyên. Cùng với việc tu sửa, nâng cấp các công trình đã xuống cấp, hư hỏng, các đơn vị chức năng và các địa phương cần tăng cường giám sát, có các biện pháp theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, tình hình hồ đập, từ đó có các giải pháp điều tiết lượng nước trong hồ hợp lý, xử lý sự cố kịp thời, tránh gây thiệt hại cho vùng hạ du.

MC 2: Bây giờ mời quý vị và bà con cùng đến với một số tin vắn về lĩnh vực phòng chống thiên tai trên cả nước.

MC 1: Tin 1

Thưa quý vị và bà con

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia thông tin, trong tháng 10 năm nay, khả năng xuất hiện trên khu vực biển Đông khoảng từ 1-2 cơn bão, áp thấp nhiệt đới và có thể ảnh hưởng đến đất liền Việt Nam. Bão, áp thấp nhiệt đới, gió mùa Tây Nam và không khí lạnh có khả năng gây ra gió mạnh, sóng lớn ảnh hưởng đến các hoạt động trên các vùng biển. Cùng với đó, việc tiếp tục xuất hiện các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như dông, lốc, sét, mưa đá trên phạm vi toàn quốc có thể ảnh hưởng lớn đến sản xuất và các hoạt động dân sinh. Các chuyên gia khí tượng thủy văn khuyến cáo trước các hình thái thời tiết như vậy, người dân cần phải thường xuyên theo dõi thông tin dự báo, cảnh báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, các Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh, thành phố và khu vực để kịp thời ứng phó.

Hoàng Anh

MC 2: tin2

Theo thống kê từ Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Bình, hiện toàn tỉnh có 85 điểm sạt lở núi, khu dân cư với trên 1.100, tương đương hơn 3.600 nhân khẩu bị ảnh hưởng, trong đó có 8 điểm nguy cơ sạt lở cao. Để chủ động phòng tránh, ứng phó với tình huống xấu, UBND các huyện, thị xã, thành phố đã kiểm tra, đánh giá mức độ sạt lở ở từng khu vực, sẵn sàng các phương án phòng, chống, khắc phục hậu quả theo phương châm "4 tại chỗ". Các địa phương đã triển khai tập huấn, đầu tư trang thiết bị, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động cho lực lượng phòng, chống thiên tai cấp xã, phát triển đội xung kích phòng, chống thiên tai cấp thôn, bản, cộng đồng dân cư. Đến nay, toàn tỉnh Quảng Bình có 149/151 xã, phường, thị trấn thành lập đội xung kích phòng, chống thiên tai với hơn 12.000 người.

Tâm Phùng

MC 1: tin 3

Trận lũ lụt kéo dài vào cuối tháng 9, đầu tháng 10 vừa qua đã khiến nhiều địa phương trên cả nước bị thiệt hại nặng nề, trong đó Nghệ An là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng lớn nhất. Theo báo cáo nhanh của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai – tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh này, tính đến ngày 2/10, mưa lũ đã khiến một người chết, trên 2.300 ngôi nhà bị ngập. Về sản xuất nông nghiệp, toàn tỉnh có hơn 2.900 ha lúa và gần 4000 ha hoa màu, cây ăn quả, cây công nghiệp bị ngập, gãy đổ. Gần 27.000 con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi, thiệt hại nhiều diện tích nuôi thủy sản và có trên 8.000 kênh mương, hồ, đập bị sạt lở, hư hỏng, nhiều trạm bơm bị bồi lấp.

Việt Khánh

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Phòng chống thiên tai của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Hệ thống hồ đập đã sẵn sàng trước mùa lũ

Trước mùa mưa lũ hàng năm, việc đảm bảo an toàn hồ đập là một trong những nhiệm vụ quan trọng được tỉnh Bình Thuận ưu tiên hàng đầu. Do đó, ngành thủy lợi địa phương đã chủ động kiểm tra, đề xuất phương án khắc phục, sửa chữa những công trình hư hỏng.

Kim Sơ

Tin liên quan

Các chương trình

Nâng cao sức khỏe đất là giải pháp cấp thiết để trồng trọt bền vững
Đối thoại

Quảng Ninh triển khai tăng cường sức khỏe của đất và cây trồng, hướng dẫn người nông dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào canh tác cây trồng.

Nâng cao sức khỏe đất là giải pháp cấp thiết để trồng trọt bền vững
Đào tạo nghề để có những nông dân chuyên nghiệp
Đối thoại

Bồi dưỡng, tập huấn và dạy nghề cho nông dân là một trong những nội dung quan trọng mà UBND TP.HCM đặc biệt quan tâm để hình thành lực lượng nông dân chuyên nghiệp.

Đào tạo nghề để có những nông dân chuyên nghiệp