Bắc Kạn quan tâm bảo tồn đa dạng sinh học

Sở hữu hệ sinh thái đa dạng với nhiều loài quý hiếm, thời gian qua, tỉnh Bắc Kạn luôn quan tâm bảo vệ, phát huy giá trị đa dạng sinh học.

Ngọc Tú  | 

Bắc Kạn quan tâm bảo tồn đa dạng sinh học

Tự động

 

Bắc Kạn quan tâm bảo tồn đa dạng sinh học

MC 1: Kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình Phát triển lâm nghiệp.

Thưa quý vị và bà con, tỉnh Bắc Kạn có hệ sinh thái rất đa dạng, hệ thực vật gần 2 nghìn loài, hàng trăm loài động vật, trong đó có nhiều loài quý hiếm. Thời gian qua, Bắc Kạn quan tâm bảo vệ, phát huy giá trị đa dạng sinh học.

Nội dung

MC 2: Tỉnh Bắc Kạn có năm hệ sinh thái gồm: Rừng tự nhiên trên núi đá, núi đất; rừng trồng; đất nông nghiệp; đất ngập nước và khu dân cư. Hệ thực vật có gần 2 nghìn loài trong đó có hơn 140 loài quý hiếm có nguy cơ đe dọa. Hệ động vật có 84 loài thú, trên 300 loài chim, 69 loài lưỡng cư và bò sát, hơn 1 nghìn loài côn trùng, năm bộ động vật nổi, ba bộ động vật đáy. Ngoài ra trên sông, suối, hồ có hơn 100 loài cá, trong đó có 59 loài quý hiếm cần được bảo vệ nghiêm ngặt.

Ông Hoàng Anh Tuấn, Trưởng phòng Quản lý bảo vệ rừng và Bảo tồn thiên nhiên, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bắc Kạn nói: (các giải pháp để bảo tồn động thực vật hoang dã trọng tâm thục hiện quản lý rừng bền vững ở 3 khu rừng đặc dụng, tuyên truyền song song với dó thực hiện các chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững).

Bắc Kạn được biết đến là tỉnh miền núi, diện tích rừng rất lớn, trong đó phải kể đến những khu rừng đặc dụng, nơi có hệ động, thực vật rất phong phú. Hiện tỉnh có 4 khu rừng đặc dụng lớn là Khu Dự trữ thiên nhiên Kim Hỷ; Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc; Khu bảo vệ cảnh quan Thác Giềng và Vườn Quốc gia Ba Bể. Hệ thực vật tại các khu rừng đặc dụng này phong phú, trong đó có hàng chục loài có tên trong Sánh đỏ Việt Nam và Danh mục sách đỏ thế giới cần được bảo vệ nghiêm ngặt. Để bảo tồn đa dạng sinh học ở những khu vực này, tỉnh Bắc Kạn đẩy mạnh tuyên truyền, tăng cường nâng cao nhận thức cộng đồng, khuyến khích người dân cùng tham gia xây dựng kế hoạch quản lý, bảo vệ đa dạng sinh học, tham gia và chia sẻ lợi ích từ các nguồn lợi về du lịch sinh thái, các dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Điểm nhấn trong những năm qua là tỉnh Bắ Kạn gắn việc bảo vệ đa dạng sinh học với phát triển du lịch. Tại Vườn Quốc gia Ba Bể, Khu Dự trữ thiên nhiên Kim Hỷ, cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng đệm, vùng lõi được hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ các dự án giảm nghèo. Đặc biệt người dân được tham gia vào các chuỗi du lịch cộng đồng tại địa phương giúp người dân có thêm thu nhập từ đó nâng cao ý thức bảo vệ thiên nhiên.

Tỉnh Bắc Kạn đặt mục tiêu đến năm 2030 giải quyết sinh kế ổn định cho người dân vùng đệm khu bảo tồn từ đó bảo vệ và phát triển bền vững các loài đặc hữu, quý hiếm. Bên cạnh tuyên truyền, vận động, lực lượng chức năng tỉnh Bắc Kạn xử lý nghiêm những hành vi phá rừng, săn bắn trái phép động vật.

Bà Nguyễn Thị Vân, Kiểm lâm viên, Hạt Kiểm lâm huyện Na Rỳ chia sẻ: (trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học để bà con đồng lòng thì mình phải làm tốt công tác tuyên truyền để bà con hiểu được tầm quan trọng của đa dạng sinh học từ đó vào cuộc…)

MC1:

Phát huy lợi thế mà thiên nhiên ban tặng, tỉnh Bắc Kạn cam kết mạnh mẽ khai thác tiềm năng, bảo vệ tính đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái một cách hợp lý. Tiếp tục huy động cộng đồng dân cư tham gia bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng và bảo vệ hợp lý tài nguyên, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giảm thiểu suy thoái môi trường, nhằm đạt mục tiêu của Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu đến năm 2050 đã đề ra.

MC 2: Bây giờ, mời quý vị và bà con cùng điểm qua một số tin vắn về lĩnh vực Lâm nghiệp.

MC 1: tin 1

Thưa quý vị và bà con,

Để thực hiện hiệu quả đề án trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025 của Thủ tướng Chính phủ và xây dựng Thủ đô Hà Nội xanh, sạch, đẹp, văn hiến, văn minh, hiện đại, Sở NN-PTNT Hà Nội vừa ban hành hướng dẫn tổ chức Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ Xuân Giáp Thìn 2024. Theo đó, Hà Nội Phấn đấu năm 2024, toàn thành phố trồng mới 200.000 - 250.000 cây bóng mát, cây lấy gỗ trên các tuyến giao thông đô thị; trồng khoảng 200.000 cây ăn quả; trồng mới và trồng bổ sung 20 - 30ha rừng; chăm sóc 3.546ha rừng trồng; quản lý, bảo vệ 6.483ha rừng phòng hộ, đặc dụng. Trong đó, riêng đợt ra quân trồng cây đầu Xuân Giáp Thìn, thành phố phấn đấu trồng 100.000 - 120.000 cây xanh các loại, góp phần bảo đảm ổn định tỷ lệ độ che phủ rừng của thành phố.

MC 2: tin 2

Cùng với đẩy mạnh bảo vệ và phát triển rừng, thời gian qua, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu cũng giám sát chặt chẽ việc khai thác rừng trồng sản xuất. Theo đó, Trên địa bàn huyện Tân Uyên không thực hiện khai thác rừng tự nhiên. UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn kiểm tra, rà soát quản lý chặt chẽ các công trình, dự án không để ảnh hưởng đến diện tích rừng tự nhiên hiện có. Về khai thác gỗ rừng trồng sản xuất, UBND huyện Tân Uyên chỉ đạo cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương các xã, thị trấn, quản lý và giám sát chặt chẽ việc khai thác rừng trồng sản xuất của các tổ chức, cá nhân theo đúng quy định của pháp luật. Các tổ chức, cá nhân thực hiện đầy đủ các trình tự, thủ tục theo quy định. Theo thống kê của Hạt Kiểm lâm huyện, sản lượng khai thác gỗ rừng trồng năm 2023 là trên 487 m3.

MC 1: tin 3

Tương tự tại tỉnh Thanh Hóa, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có trên 230.450 ha rừng trồng sản xuất với cơ cấu cây trồng chủ yếu như: keo, lát hoa, xoan ta... Hàng năm, các chủ rừng khai thác trung bình khoảng 680.000m3 khối gỗ rừng trồng. Trên địa bàn tỉnh hiện có 178 doanh nghiệp, nhà máy có hoạt động thu mua và chế biến gỗ rừng trồng. Thời gian qua, cùng với thực hiện công tác quản lý, bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng, các lực lượng có liên quan của tỉnh và các địa phương đã tích cực kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ sở chế biến, thu mua lâm sản trên địa bàn tỉnh. Các huyện miền núi của tỉnh đang tích cực phối hợp với lực lượng kiểm lâm và các lực lượng có liên quan kiểm tra, rà soát các cơ sở thu mua, chế biến gỗ trên địa bàn về điều kiện sản xuất, kinh doanh, quản lý đất đai, về môi trường, an toàn lao động... Qua đó, kịp thời phát hiện ngăn chặn và xử lý các cơ sở vi phạm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh lâm sản.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thusch chương trình Phát triển Lâm nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bắc Kạn quan tâm bảo tồn đa dạng sinh học

Sở hữu hệ sinh thái đa dạng với nhiều loài quý hiếm, thời gian qua, tỉnh Bắc Kạn luôn quan tâm bảo vệ, phát huy giá trị đa dạng sinh học.

Ngọc Tú

Tin liên quan

Các chương trình

Xây dựng vùng lúa gắn kết tiêu thụ để gạo hữu cơ không bị đánh đồng
Phóng sự

Tỉnh Sóc Trăng xác định việc kêu gọi đầu tư, liên kết và xây dựng vùng nguyên liệu lúa gạo hữu cơ gắn với tiêu thụ sản phẩm là bước đi quan trọng.

Xây dựng vùng lúa gắn kết tiêu thụ để gạo hữu cơ không bị đánh đồng
Đắm chìm trong không gian tĩnh mịch của 'chợ ma' Định Yên
Phóng sự

Vào ngày 16 âm lịch hàng tháng, hơn 100 diễn viên không chuyên với nhiều lứa tuổi sẽ tề tụ về trước cửa Đình thần để tái hiện lại thực cảnh 'chợ ma' Định Yên.

Đắm chìm trong không gian tĩnh mịch của 'chợ ma' Định Yên