Bản tin Lâm nghiệp ngày 14/12/2023: Ứng dụng dịch vụ công trong lâm nghiệp

Dịch vụ công trong lĩnh vực lâm nghiệp được ứng dụng ở mức cao nhất; Xử lý hơn 7.000 văn bản dưới dạng điện tử; Quản lý rừng hiệu quả nhờ công cụ SMART.

Quỳnh Anh  | 

Bản tin Lâm nghiệp ngày 14/12/2023: Ứng dụng dịch vụ công trong lâm nghiệp

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 14/12/2023: Ứng dụng dịch vụ công trong lâm nghiệp

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức liên quan tới lĩnh vực Lâm nghiệp.

  • Dịch vụ công trong lĩnh vực lâm nghiệp được ứng dụng ở mức cao nhất

Thưa quý vị và bà con, theo Cục Lâm nghiệp, Bộ NN-PTNT, hiện nay công tác cải cách hành chính, thực hiện các dịch vụ công cũng như ứng dụng công nghệ chuyển đổi số ngành lâm nghiệp từ trung ương đến địa phương đang hoàn thiện, ứng dụng dịch vụ công ở mức độ cao nhất. Đặc biệt một trong những ưu điểm của ngành lâm nghiệp là chủ động xây dựng cơ sở dữ liệu với trên 14 triệu ha rừng đã được số hóa trên bản đồ. Hiện nay sử dụng công nghệ hiện đại như ảnh vệ tinh các thiết bị phần mềm để theo dõi, cập nhật hàng năm. Trên nền cơ sở dữ liệu này sẽ đánh giá, thực hiện các chương trình trồng rừng, bảo vệ, khôi phục rừng. Đặc biệt là đánh giá việc tăng trữ lượng rừng hàng năm để phục vụ cho mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững.

  • Xử lý hơn 7.000 văn bản dưới dạng điện tử

Riêng tại tỉnh Tuyên Quang, nhằm hiện đại hóa và cải cách thủ tục hành chính, trong năm nay, ngành lâm nghiệp tỉnh này đã đã xử lý trên 7.200 văn bản đến và gần 550 văn bản đi. Trong số hơn 7.700 văn bản này, tỷ lệ văn bản đi được gửi hoàn toàn dưới dạng điện tử chiếm 90%. Hiện nay, 100% cán bộ, công chức ngành lâm nghiệp Tuyên Quang sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành, hòm thư điện tử phục vụ trao đổi trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao. Để đẩy mạnh việc giải quyết dịch vụ công và thanh toán trực tuyến, Chi cục Kiểm lâm Tuyên Quang cũng đã ban hành văn bản hướng dẫn các Hạt Kiểm lâm thực hiện dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực lâm nghiệp.

  • Tuần tra, quản lý rừng hiệu quả nhờ công cụ SMART

Cũng liên quan tới hoạt động ứng dụng công nghệ hiện đại trong lĩnh vực lâm nghiệp. Với các chức năng ưu việt, đến nay công cụ quản lý và báo cáo tuần tra – SMART đã được triển khai áp dụng tại hơn 40 khu rừng đặc dụng và phòng hộ của Việt Nam. Tại khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung, tỉnh Đắk Nông, theo các kiểm lâm, trước đây trong quá trình tuần tra, khi phát hiện vụ việc xâm hại rừng, tác động đa dạng sinh học khu bảo tồn thì tổ tuần tra phải thực hiện các công đoạn bằng thủ công, ghi chép các số liệu bằng giấy viết tay, thậm chí nhiều lúc gặp mưa lớn các tài liệu còn bị ướt, làm hư hỏng. Việc này gây khó khăn cho lực lượng thực thi nhiệm vụ. Tuy nhiên, khi áp dụng bộ công cụ SMART thì thuận lợi hơn rất nhiều. Kết thúc tuần tra, toàn bộ dữ liệu sẽ được lưu trữ thành một tập tin, sau đó gửi về phòng kỹ thuật trở thành một báo cáo hoàn chỉnh.

  • Làm tốt công tác tuyên truyền, 5 năm không xảy ra cháy rừng

Trong công tác vận động sức dân tham gia quản lý, bảo vệ rừng, tổ dân phố Hữu Nghị thuộc thị trấn Phong Thổ, huyện Phong Thổ, hiện có 314 hộ dân tham gia lực lượng thường trực bảo vệ rừng - mỗi hộ 1 người tham gia. Trong đó, có 50 người tham gia Tổ chuyên trách bảo vệ rừng. Hiện tổ dân phố Hữu Nghị quản lý, bảo vệ hơn 157ha rừng tiếp giáp với nhiều nơi. Các thành viên trong Tổ thường xuyên tuần tra bảo vệ rừng, các hộ dân canh tác nương cũng cung cấp nhiều nguồn tin có giá trị cho Tổ và lực lượng chức năng. Bên cạnh đó, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền về bảo vệ rừng, 5 năm gần đây, trên địa bàn tổ dân phố không xảy ra cháy rừng, cháy thảm cỏ. Ngoài bảo vệ rừng, người dân trong tổ còn được hưởng lợi từ rừng. Chỉ tính riêng trong năm 2022, tổ dân phố được chi trả 124 triệu đồng tiền dịch vụ môi trường rừng.

  • Hà Tĩnh phấn đấu khoảng 37.000 ha rừng được cấp chứng chỉ FSC

Còn tại Hà Tĩnh, sau gần 10 năm thực hiện chỉ đạo đóng cửa rừng tự nhiên của Chính phủ, hơn 314.000 ha rừng của tỉnh được ngành lâm nghiệp, chính quyền các địa phương bảo vệ nghiêm ngặt, góp phần nâng tỷ lệ che phủ rừng lên đạt gần 53%. Kể từ đó đến nay, kinh tế lâm nghiệp của hàng nghìn hộ dân sống gần rừng ở các huyện Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Kỳ Anh, Cẩm Xuyên hoàn toàn nhìn vào rừng trồng, chủ yếu là cây keo. Hiện nay, nhằm góp phần thay đổi tập quán khai thác keo non của một bộ phận người dân, chính quyền tỉnh Hà Tĩnh đang triển khai nhiều chính sách khuyến khích và hỗ trợ bà con tham gia phát triển rừng theo tiêu chuẩn quốc tế FSC của châu Âu. Địa phương đặt mục tiêu, phấn đấu đến năm 2030 có khoảng 37.000 ha rừng được cấp chứng chỉ FSC.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc những tin tức trong lĩnh vực Lâm nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 14/12/2023: Ứng dụng dịch vụ công trong lâm nghiệp

Dịch vụ công trong lĩnh vực lâm nghiệp được ứng dụng ở mức cao nhất; Xử lý hơn 7.000 văn bản dưới dạng điện tử; Quản lý rừng hiệu quả nhờ công cụ SMART.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Thời tiết nông vụ ngày 6/5/2024: Mưa giải nhiệt cho toàn quốc
Thời sự

Những ngày tới, Bắc bộ tiếp tục có mưa rào và giông vài nơi kèm nắng gián đoạn, chiều tối và đêm có mưa rào và giông rải rác, cục bộ có mưa to.

Thời tiết nông vụ ngày 6/5/2024: Mưa giải nhiệt cho toàn quốc
Bản tin Lâm nghiệp ngày 3/5/2024: Tạm dừng việc dùng lửa để xử lý thực bì
Thời sự

Thủ tướng yêu cầu tạm dừng việc dùng lửa để xử lý thực bì; Diện tích rừng nâng mức báo động ở Cà Mau có thể lên đến gần 40.000 ha.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 3/5/2024: Tạm dừng việc dùng lửa để xử lý thực bì