Bản tin Lâm nghiệp ngày 1/7/2024: Bảo tồn vượn Cao Vít vùng biên giới

Nỗ lực bảo tồn vượn Cao Vít tại biên giới Việt - Trung; Bảo vệ quần thể lim xanh trăm năm tuổi; Rừng Kiên Giang ‘thoát hiểm’ nhờ mưa đầu mùa.

Quỳnh Anh  | 

Bản tin Lâm nghiệp ngày 1/7/2024: Bảo tồn vượn Cao Vít vùng biên giới

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 1/7/2024: Bảo tồn vượn cao vít vùng biên giới

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức liên quan tới lĩnh vực Lâm nghiệp

  • Nỗ lực bảo tồn vượn cao vít tại biên giới Việt - Trung

Thưa quý vị và bà con, Tổ chức Bảo tồn Động thực vật Quốc tế - FFI Việt Nam phối hợp Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cao Bằng vừa tổ chức hội thảo tổng kết công tác bảo tồn vượn cao vít giai đoạn 2002 - 2024, định hướng đến năm 2030. Theo đó, nhằm bảo tồn loài linh trưởng đặc biệt quý hiếm này, năm 2024, tỉnh Cao Bằng thành lập và đưa vào hoạt động Dự án bảo tồn vượn cao vít. Năm 2007, Khu bảo tồn loài và sinh cảnh vượn cao vít huyện Trùng Khánh được thành lập. Những năm qua, FFI Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan đã tham mưu cho chính quyền địa phương thực hiện bảo tồn và thành lập Hội đồng tư vấn bảo tồn vượn cao vít. Theo kết quả khảo sát mới nhất, hiện nay ở khu vực này có 11 đàn với khoảng 74 cá thể ở cả Việt Nam và Trung Quốc, trong đó, chủ yếu các đàn phân bố ở lãnh thổ Việt Nam.

  • Bảo vệ quần thể lim xanh trăm năm tuổi

Cũng liên quan tới lĩnh vực bảo vệ đa dạng sinh học, xã Cẩm Tú, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa hiện có quần thể 25ha cây lim xanh, với trên 1.200 cá thể có tuổi đời cả trăm năm, được coi như “báu vật” của làng. Những năm qua Hạt Kiểm lâm Cẩm Thủy thường xuyên phối hợp với chính quyền xã Cẩm Tú cùng người dân tăng cường kiểm tra, rà soát vùng trọng điểm về khai thác, vùng trọng điểm cháy rừng để xây dựng phương án bảo vệ; kiểm tra, rà soát lại dụng cụ, phương tiện, máy móc, lực lượng sẵn sàng tham gia ứng phó khi có cháy rừng xảy ra. Cùng với đó, vận động người dân tự mua dây thép gai quây quanh khu rừng để chống lâm tặc xâm nhập, giao cho từng hộ và nhóm hộ nhận bảo vệ, chăm sóc. Do được bảo vệ tốt, đến nay quần thể lim ở xã Cẩm Tú vẫn giữ nguyên trạng và phát triển tốt.

  • Rừng Kiên Giang ‘thoát hiểm’ nhờ mưa đầu mùa

Trong lĩnh vực phòng cháy rừng, Theo Sở NN-PTNT Kiên Giang, tỉnh có tổng diện tích rừng hơn 82.650ha. Ngay từ đầu mùa khô 2023-2024, tỉnh Kiên Giang phê duyệt phương án phòng cháy và chữa cháy rừng các cấp, các đơn vị chủ rừng năm 2024 và tập trung triển khai thực hiện. Từ trung tuần tháng Sáu đến nay, trên địa bàn liên tục xuất hiện nhiều cơn mưa đầu mùa “giải nhiệt” mùa khô hạn gay gắt kéo dài; đồng thời, các lâm phần rừng ở Kiên Giang đã “thoát hiểm,” giảm thiểu khả năng xảy ra cháy. Mưa lớn đã cung cấp lượng nước đáng kể cho những dòng kênh mương, ao, đìa ở các lâm phần đã cạn kiệt, trơ đáy trong mùa khô và làm ẩm ướt lớp thực bì trên mặt đất giảm khả năng bắt lửa gây cháy, tăng độ ẩm cho các khu rừng.

  • Xã biên giới phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Về nội dung phát triển sinh kế dưới tán rừng, Xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An là địa phương có khí hậu mát mẻ, địa hình cao và tỷ lệ che phủ rừng lớn, rất thích hợp cho các loài dược liệu quý sinh trưởng, phát triển, trong đó có cây sâm. Nhận thấy tiềm năng này, hiện ở Na Ngoi đã có các công ty, tập đoàn lớn đến đầu tư trồng sâm dưới tán rừng với quy mô lớn. Đơn cử như Công ty cổ phần Tập đoàn y dược Sâm ngọc linh tại bản Buộc Mú 1, hiện công ty đang tập trung nhân giống cây sâm ngọc linh và đã triển khai được hơn 3ha tương đương 60.000 cây giống. Còn tại bản Buộc Mú 2 giáp với biên giới Việt – Lào cũng có hơn 10ha đang được Tập đoàn TH trồng sâm Puxailaileng và các loại dược liệu quý dưới tán rừng phòng hộ.

  • Lâm Đồng ‘lấy rừng nuôi rừng’ bền vững

Thưa quý vị, Lâm Đồng là một trong hai tỉnh trong cả nước triển khai thực hiện giao khoán bảo vệ rừng từ 15 năm trước. Đặc biệt, tiên phong thí điểm thành công chi trả dịch vụ môi trường rừng, là bước ngoặt của ngành lâm nghiệp. Mô hình này đã tạo ra cơ chế tài chính bền vững “lấy rừng nuôi rừng” bằng sản phẩm cung ứng dịch vụ môi trường rừng; giảm kinh phí hằng năm từ ngân sách tỉnh, khoảng 200 - 300 tỷ đồng mỗi năm. Hiện nay, ngoài 12,5% diện tích khoán bảo vệ rừng ngoài lưu vực cung ứng dịch vụ môi trường rừng được chi trả mức tối thiểu, 87,5% diện tích khoán bảo vệ rừng toàn tỉnh Lâm Đồng cung ứng dịch vụ môi trường rừng đã chi trả mức khoán tăng dần hằng năm và đến nay vượt gấp 1,5 đến 2 lần mức đơn giá chi trả tối thiểu.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc những tin tức trong lĩnh vực Lâm nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 1/7/2024: Bảo tồn vượn Cao Vít vùng biên giới

Nỗ lực bảo tồn vượn Cao Vít tại biên giới Việt - Trung; Bảo vệ quần thể lim xanh trăm năm tuổi; Rừng Kiên Giang ‘thoát hiểm’ nhờ mưa đầu mùa.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Bản tin Thủy sản ngày 2/7/2024: Giá tôm có thể tăng vào quý III
Thời sự

Giá tôm có thể tăng vào quý III; Giá cá lồng bè tăng cao nhưng người dân vẫn ngại tái đàn; Bạc Liêu xóa sổ 40 tàu cá không hoạt động.

Bản tin Thủy sản ngày 2/7/2024: Giá tôm có thể tăng vào quý III
Thủy lợi chủ động bảo vệ sản xuất trong mùa khô 2023 - 2024
Thời sự

Thủy lợi chủ động bảo vệ sản xuất trong mùa khô 2023 – 2024; Đồng Tháp chuyển đổi số hiệu quả; Bình Phước tiệm cận vùng an toàn dịch bệnh theo chuẩn quốc tế.

Thủy lợi chủ động bảo vệ sản xuất trong mùa khô 2023 - 2024