Bản tin Lâm nghiệp ngày 28/6/2024: Ưu tiên đào tạo nhân lực chế biến lâm sản

Khánh Hòa ưu tiên đào tạo nhân lực ngành chế biến lâm sản; Ngành gỗ Việt Nam đang đi đúng hướng; Nhiều chỉ tiêu bảo vệ, phát triển rừng bền vững cơ bản hoàn thành.

Quỳnh Anh  | 15:50 28/06/2024

Bản tin Lâm nghiệp ngày 28/6/2024: Ưu tiên đào tạo nhân lực chế biến lâm sản

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 28/6/2024: Ưu tiên đào tạo nhân lực chế biến lâm sản

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức liên quan tới lĩnh vực Lâm nghiệp

  • Ngành gỗ Việt Nam đang đi đúng hướng

Thưa quý vị và bà con, theo Báo cáo của Cục Xuất nhập khẩu– Bộ Công Thương, thị trường gỗ đang phục hồi trở lại, hoạt động xuất khẩu hầu hết các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ đều tăng trưởng tích cực trong 5 tháng đầu năm nay. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu các mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ đều ở mức cao, nhờ tiêu dùng hàng hóa tại nhiều thị trường lớn như Hoa Kỳ, châu Âu đang đón những tín hiệu tốt dần lên. Cùng với đó, trong thời gian qua nhiều doanh nghiệp ngành gỗ đã cập nhật nghiên cứu xu hướng thị trường và chuyển đổi từ gia công xuất khẩu sang thiết kế các mẫu mã mới, đẹp mắt và có chất lượng tốt, được nhiều khách mua hàng quốc tế đánh giá cao. Điều này cho thấy ngành chế biến gỗ và nội thất Việt Nam đang đi đúng hướng.

  • Khánh Hòa ưu tiên đào tạo nhân lực cho ngành chế biến lâm sản

Liên quan tới việc phát triển nhân lực ngành lâm nghiệp, UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành kế hoạch thực hiện tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Trong đó sẽ tập trung rà soát, hoàn thiện quy định, chính sách về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững. Ưu tiên đào tạo những ngành, nghề phục vụ cho nhu cầu của thị trường lao động ngành sản xuất, chế biến lâm sản và thủy sản; đẩy mạnh việc giao rừng, cho thuê rừng, bảo đảm toàn bộ diện tích rừng và đất quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh được giao, cho thuê đến từng chủ rừng cụ thể. Có cơ chế phù hợp, khả thi trong việc giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư quản lý gắn với phát triển các giá trị lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng.

  • Quảng Nam kiến nghị một số chủ trương phát triển sâm Ngọc Linh

Về hoạt động phát triển dược liệu dưới tán rừng, UBND tỉnh Quảng Nam vừa có tờ trình kính gửi Thủ tướng Chính phủ kiến nghị, đề xuất một số chủ trương về chương trình phát triển sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh này. Bên cạnh đó, UBND tỉnh Quảng Nam kiến nghị Chính phủ có chủ trương trình Quốc hội ban hành Luật Sâm Việt Nam; kêu gọi và thu hút các tập đoàn lớn vào đầu tư phát triển sâm tại, chọn một ngày trong năm người dân Việt Nam dùng sâm Việt Nam, đề xuất ngày 1/8 hằng năm. Đồng thời, tỉnh Quảng Nam cũng kiến nghị Bộ NN-PTNT sớm quan tâm hướng dẫn việc thuê dịch vụ môi trường rừng trồng sâm Ngọc Linh và dược liệu theo điều 248 Luật Đất đai năm 2024.

  • Nhiều chỉ tiêu về bảo vệ, phát triển rừng bền vững cơ bản hoàn thành

Trong lĩnh vực bảo vệ rừng, tại tỉnh Phú Thọ, ngành Lâm nghiệp đóng vai trò quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhất là ở khu vực miền núi, tập trung đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Với sự nỗ lực thực hiện, đến nay, nhiều chỉ tiêu bảo vệ, phát triển rừng bền vững đến năm 2025 của tỉnh đã cơ bản hoàn thành. Giai đoạn 2021 - 2023, trung bình mỗi năm toàn tỉnh trồng mới hơn 9 nghìn ha rừng. Riêng năm 2023, diện tích trồng rừng tập trung toàn tỉnh đạt 9,4 nghìn ha; trồng 2,4 triệu cây phân tán; sản lượng gỗ khai thác đạt trên 770 nghìn m3, tăng 4% so với năm trước. Tỷ lệ che phủ rừng đạt gần 40%, diện tích rừng gỗ lớn trên 15 nghìn ha và gần 20ha rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững...

  • Xác định các tuyến đường, hình thức vận chuyển lâm sản trái phép để phòng ngừa

Còn tại Bình Định, UBND tỉnh này vừa ban hành công văn chỉ đạo về việc tăng cường công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn. Trong đó, yêu cầu Sở NN-PTNT đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng và Phòng cháy chữa cháy rừng; phổ biến rõ mức xử phạt và hình thức xử phạt nếu người dân vi phạm để người răn đe, giáo dục chung. Tăng cường công tác cảnh báo, dự báo nguy cơ xảy ra cháy rừng. Tăng cường tuần tra, kiểm soát, truy quét bảo vệ rừng; xác định các vùng rừng có nguy cơ xâm hại cao, các tuyến đường, hình thức vận chuyển lâm sản trái pháp luật để có biện pháp phòng ngừa. Xử lý kịp thời các hành vi vi phạm, không để sự việc tiếp diễn thành điểm nóng, nổi cộm phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc những tin tức trong lĩnh vực Lâm nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 28/6/2024: Ưu tiên đào tạo nhân lực chế biến lâm sản

Khánh Hòa ưu tiên đào tạo nhân lực ngành chế biến lâm sản; Ngành gỗ Việt Nam đang đi đúng hướng; Nhiều chỉ tiêu bảo vệ, phát triển rừng bền vững cơ bản hoàn thành.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực nòng cốt ứng dụng IPHM
Thời sự

Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực nòng cốt ứng dụng IPHM; Phát hiện 850 lượt tàu vi phạm trong năm 2024; Giá nông sản tăng, người dân phá rừng mở rộng diện tích.

Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực nòng cốt ứng dụng IPHM
Thời tiết nông vụ ngày 20/12/2024: Không khí lạnh tiếp tục tăng cường xuống miền Bắc
Thời sự

Không khí lạnh tiếp tục tăng cường xuống các tỉnh Bắc bộ, Trung bộ và khuếch tán yếu xuống Nam bộ.

Thời tiết nông vụ ngày 20/12/2024: Không khí lạnh tiếp tục tăng cường xuống miền Bắc