Mặt nước hồ chứa là tài nguyên đa giá trị

Ngoài các công năng chính là phục vụ phát điện, thủy lợi và điều tiết lũ, hệ thống hồ thủy điện, thủy lợi tại nhiều địa phương đang được khai thác theo hướng đa giá trị.

Quỳnh Anh  | 

Mặt nước hồ chứa là tài nguyên đa giá trị

Tự động

Mặt nước hồ chứa là tài nguyên đa giá trị

  MC1

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio.

Thưa quý vị và bà con! những năm qua, để phục vụ phát tiển kinh tế và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân nên hiện nay nước ta hình thành một hệ thống các hồ chứa thủy điện và thủy lợi. Có thể thấy ngoài các công năng chính là phục vụ phát điện, phục vụ thủy lợi và điều tiết lũ thì thực tế đang đòi hỏi hệ thống hồ này phải được vận hành, khai thác theo hướng đa giá trị, trong đó có giá trị từ nuôi trồng thủy sản. Hiện nay một số tỉnh như Hòa Bình, Tuyên Quang, Phú Thọ, Hà Nội, Đắc Lắc đã sử dụng tốt diện tích mặt nước của các hồ thủy điện, thủy lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản, tuy nhiên nếu tính chung cả nước thì dư địa phát triển lĩnh vực này còn rất lớn, hiện chỉ có gần 20% diện tích của hơn 7000 hồ chưa trên cả nước có hoạt động nuôi trồng thủy sản.

  MC2: Hiện cả nước có 6.750 hồ chứa thủy lợi do Bộ NN&PTNT quản lý và khoảng 550 hồ thủy điện do Bộ Công thương quản lý, trong đó có khoảng 1.250 hồ chứa có hoạt động nuôi thủy sản trong lòng hồ, có 13 hồ chứa có diện tích trên 5000 ha, với mục đích chính là phục vụ cho sản xuất điện, kiểm soát lũ, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt.

  Thực tế cho thấy, thủy sản hồ chứa là rất nhiều tiềm năng, tuy nhiên hiện nay cũng đang gặp nhiều khó khăn về chính sách và công nghệ nuôi.  Hầu hết các lồng nuôi sử dụng phương thức truyền thống trong khi hàng năm chịu tác động lớn của bão lũ. Bà Nguyễn Thị Hải Bình, Tổng Giám đốc Tập đoàn nhựa Super Trường Phát cho biết:

PV Bà Nguyễn Thị Hải Bình, Tổng Giám độc nhựa Super Trường Phát:

  Thống kê trên cả nước cho thấy, diện tích mặt nước đã được khai thác chưa tới 20%, việc nuôi trồng thủy sản là hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi phải được cấp phép, thẩm quyền thuộc UBND tỉnh, để được cấp phép thì hoạt động này phải có trong quy hoạch thủy lợi được phê duyệt, trong khi đến này hầu hết các địa phương đều chưa phê duyêt quy hoạch bổ sung nội dung nuôi trồng thủy sản cho các hồ chứa. Ông Lương Văn Anh, Phó Cục trưởng Cục Thủy lợiBộ NN&PTNT đề xuất cần hoàn thiện khung pháp lý, xây dựng cơ chế chính sách phù lợp để kêu gọi thu hút đầu tư vào sản xuất thủy sản trên hồ chứa.

PV Ông Lương Văn Anh, Phó Cục trưởng Cục Thủy lợi Bộ NN&PTNT:

  Nhằm thúc đẩy phát triển nuôi trồng thủy sản lồng bè nuôi hồ chứa nước ngọt, ngay từ đầu năm 2023 Cục thủy sản Bộ NN&PTNT đã tham mưu cho Bộ, Ban, Ngành 5 văn bản hướng dẫn chỉ đạo địa phương về mùa vụ, quản lý sản xuất, phòng chống nắng nóng, mưa lũ, bão, áp thấp nhiệt đới, tăng cường chỉ đạo sản xuất để đảm bảo hiệu quả an toàn và hoàn thành kế hoạch đặt ra, hướng dẫn tăng cường quản lý nuôi trồng thủy sản lồng bè, nuôi hồ nước ngọt. Ông Ngô Thế Anh, Phó Trưởng phòng phụ trách phòng nuôi trồng thủy sản Cục thủy sản cho biết mười tháng năm 2023 tổng cộng có khoảng 29 nghìn lồng nuôi thủy sản trên sông, hồ chứa, sản lượng ước đạt 365 nghìn tấn, đạt 102% so với cùng kỳ năm ngoài và 100% kế hoạch đề ra.

PV Ông Ngô Thế Anh, Phó Trưởng phòng phụ trách phòng nuôi trồng thủy sản Cục thủy sản:

  Theo Thứ trưởng Bộ NT&PTNT Phùng Đức Tiến, tới đây Bộ NT&PTNT sẽ tập trung xây dựng và hoàn thiện các quy định, cơ chế chính sách một cách đồng bộ để phát triển hệ sinh thái nuôi trồng thủy sản hồ chứa đi vào chuỗi chế biến sâu, phát triển đa dạng mục tiêu, đa dạng sản phẩm.

PV Thứ trưởng Bộ NT&PTNT Phùng Đức Tiến:

  MC1: Vâng thưa quý vị và bà con, theo đánh giá, phát triển nuôi thủy sản hồ chứa là giải pháp phù hợp với chiến lược phát triển ngành thủy sản theo hướng giảm dần khai thác, tăng nuôi trồng gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản, thậm chí nếu khai thác tốt có thể hình thành ngành công nghiệp nuôi trồng thủy sản lòng hồ mang lại lợi nhuận cao cho người sản xuất./.

MC 2: Baay giờ, mời quý vị và bà con cùng điểm qua một số tin vắn về lĩnh vực thủy lợi trên cả nước.

MC 1: tin 1

Thưa quý vị và bà con,

Theo báo cáo mới nhất từ Sở NN-PTNT tỉnh Bắc Kạn, trên địa bàn tỉnh đang có 12 công trình thủy lợi không hoạt động, đây đều là các công trình có diện tích tưới đã thu hồi để xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình xây dựng từ lâu đã hư hỏng hoặc các cống có diện tích tưới đã chuyển đổi qua các loại cây lâm nghiệp, không cần sử dụng nước. Tính từ năm 2018 tới ngày hết tháng 8 năm nay, địa phương đã chi hơn 45,6 tỷ đồng cho việc bảo trì, sửa chữa các công trình thủy lợi. Sở NN-PTNT tỉnh Bắc Kạn cho biết, kinh phí cấp cho các địa phương hạn chế do chủ yếu là công trình nhỏ, diện tích ít nên việc duy tu, sửa chữa chưa đáp ứng yêu cầu.

MC 2: tin 2

Nhằm đảm bảo các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp ngày càng tốt hơn, UBND tỉnh Đồng Tháp đã phê duyệt Chương trình phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên địa bàn giai đoạn 2021 – 2025 với tổng kinh phí gần 1.200 tỷ đồng từ nguồn vốn Ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và nguồn vốn huy động hợp pháp khác. Chương trình nhằm từng bước ứng dụng khoa học - công nghệ vào hệ thống thủy lợi đúng theo định hướng của Chính phủ, kết hợp các biện pháp canh tác tiên tiến để chuyển đổi, phát triển nông nghiệp địa phương từng bước hiện đại, bền vững, có khả năng chống chịu, thích ứng với biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan. Bên cạnh đó còn đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu nông nghiệp, gắn với xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

MC 1: tin 3

Tại xã Hàm Hiệp, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận, cuộc sống của người dân những năm gần đây đã thay đổi tích cực nhờ phát triển tốt các diện tích cây thanh long. Theo người trồng thanh long ở Hàm Hiệp, trung bình 1 ha thanh long cho thu hoạch từ 15-20 tấn/năm, đạt doanh thu hàng trăm triệu đồng. Điều đáng nói, thành quả này có được là nhờ sự góp công lớn của hệ thống thủy lợi được đầu tư bài bản, đảm bảo cho hoạt động tưới tiêu, giúp năng suất thanh long thu hoạch ổn định. Ông Nguyễn Văn Cường, Phó Chủ tịch UBND xã Hàm Hiệp cho biết, toàn xã hiện có khoảng 1.400 ha thanh long được hệ thống thủy lợi phục vụ tưới tiêu đầy đủ. Ngoài thanh long còn 120 ha lúa và 100 ha cây trồng khác cũng được đảm bảo nước tưới. Đó là một trong những thành quả của địa phương trong quá trình thực hiện tốt tiêu chí thủy lợi trong quá trình xây dựng nông thôn mới.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình thủy lợi và phát triển của Nông ghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Mặt nước hồ chứa là tài nguyên đa giá trị

Ngoài các công năng chính là phục vụ phát điện, thủy lợi và điều tiết lũ, hệ thống hồ thủy điện, thủy lợi tại nhiều địa phương đang được khai thác theo hướng đa giá trị.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Xây dựng vùng lúa gắn kết tiêu thụ để gạo hữu cơ không bị đánh đồng
Phóng sự

Tỉnh Sóc Trăng xác định việc kêu gọi đầu tư, liên kết và xây dựng vùng nguyên liệu lúa gạo hữu cơ gắn với tiêu thụ sản phẩm là bước đi quan trọng.

Xây dựng vùng lúa gắn kết tiêu thụ để gạo hữu cơ không bị đánh đồng
Đắm chìm trong không gian tĩnh mịch của 'chợ ma' Định Yên
Phóng sự

Vào ngày 16 âm lịch hàng tháng, hơn 100 diễn viên không chuyên với nhiều lứa tuổi sẽ tề tụ về trước cửa Đình thần để tái hiện lại thực cảnh 'chợ ma' Định Yên.

Đắm chìm trong không gian tĩnh mịch của 'chợ ma' Định Yên