Bản tin Lâm nghiệp ngày 12/3/2024: Sếu đầu đỏ quay về Vườn quốc gia Tràm Chim

Sếu đầu đỏ quay về Vườn quốc gia Tràm Chim; Ngành gỗ Việt chủ động 80% nguồn nguyên liệu; Bình Thuận xác định 2 đối tượng rừng có nguy cơ cháy cao.

Quỳnh Anh  | 

Bản tin Lâm nghiệp ngày 12/3/2024: Sếu đầu đỏ quay về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 12/3/2024: Sếu đầu đỏ quay về Vườn quốc gia Tràm Chim

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức liên quan tới lĩnh vực Lâm nghiệp.

  • Ngành gỗ Việt chủ động 80% nguồn nguyên liệu

Thưa quý vị và bà con, Chia sẻ tại Hội nghị giao ban ngành chế biến, xuất khẩu gỗ và lâm sản quý I/2024 mới đây, Thứ trưởng Bộ NN-PTNTNguyễn Quốc Trịchia sẻ, điều đáng mừng là trong năm qua, tổng nguyên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam đạt khoảng 42 triệu khối, trong đó, gỗ rừng trồng tập trung là khoảng 22 triệu khối, khoảng 9 triệu khối gỗ cao su đến tuổi thanh lý, gỗ nguyên liệu nhập khẩu chỉ khoảng 8 triệu khối. Như vậy, ngành gỗ Việt đã chủ động nguồn gỗ nguyên liệu đến 80%. Cũng theo Thứ trưởng, tương lai không xa, các doanh nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam cũng phải đo đếm lượng phát thải khí nhà kính, nên ngay từ bây giờ phải tính toán để làm sao giảm phát thải đến mức thấp nhất.

  • Sếu đầu đỏ quay về Vườn quốc gia Tràm Chim

Trong lĩnh vực bảo vệ đa dạng sinh học, Thông tin từ Trung tâm bảo tồnVườn quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp, sau gần 3 năm vắng bóng, vào đầu tháng 3 năm nay, 4 con sếu đầu đỏ đã xuất hiện tại phân khu A5 - bãi kiếm ăn quen thuộc trước đây của chúng ở Vườn quốc gia này. Nhóm 4 con sếu bay về Vườn quốc gia Tràm Chim là đi tiền trạm để khảo sát kỹ địa phận trước khi quyết định về ở hẳn đến hết mùa di cư. Đàn sếu di cư thường bắt đầu từ tháng 12 đến hết tháng 4. Sếu được xem là loài có linh tính, chỉ dấu cho những nơi có môi trường trong lành. Đàn sếu xuất hiện tại Vườn quốc gia Tràm Chim sau nhiều năm không bay về khu vực này là tín hiệu đáng mừng.

  • Gần 35 tỷ đồng tiền giảm phát thải khí nhà kính được trao cho 800 chủ rừng ở Huế

Thêm một tin vui nữa với ngành Lâm nghiệp, theo thông tin từ Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên - Huế, hiện đơn vị đã chi trả gần 35 tỷ đồng tiền giảm phát thải khí nhà kính năm 2023 cho người dân giữ rừng. Cụ thể, hiện tỉnh Thừa Thiên - Huế thực hiện chi trả cho hơn 205.600ha rừng tự nhiên thông qua tài khoản ngân hàng hoặc dịch vụ bưu chính công ích đến 800 chủ rừng. Ngoài ra, có 105 cộng đồng tham gia thỏa thuận quản lý rừng với các chủ rừng tổ chức. Mỗi cộng đồng này được nhận khoán bảo vệ rừng 300 – 450 nghìn đồng/ha và nhận hỗ trợ phát triển sinh kế 50 triệu đồng/năm. Tính đến nay, diện tích rừng của địa phương này đã được chi trả tiền là gần 200.000ha, đạt 96%.

  • Trà Vinh thực hiện vệ sinh phòng cháy rừng đạt 100% kế hoạch

Với hoạt động bảo vệ và phát triển rừng, năm 2023, toàn tỉnh Trà Vinh trồng mới 50ha rừng. Đồng thời, tập trung chăm sóc rừng hiện có, trọng tâm là thực hiện 825 lượt tuần tra, phát hiện và xử lý 05 trường hợp vi phạm nhỏ lẻ, không có những trường hợp phá rừng với diện tích lớn như những năm trước đây. Kết quả này, thể hiện sự quan tâm của tỉnh về giá trị rừng, ý thức người dân trong việc bảo vệ rừng để hưởng lợi từ rừng. Sở NN-PTNT Trà Vinh cho biết: đến nay, tỷ lệ che phủ rừng của tỉnh ước đạt 4,1%, đạt 100% chỉ tiêu Nghị quyết. Hàng năm, thực hiện vệ sinh phòng cháy rừng đạt 100% kế hoạch. Tuy nhiên, năm 2023, triều cường làm sạt lở 6,041ha rừng các loại và rừng hộ dân nhận giao khoán 0,215ha.

  • Bình Thuận xác định 2 đối tượng rừng có nguy cơ cháy cao

Còn tại Bình Thuận, Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh này, bước vào mùa khô, diện tích rừng trên địa bàn tỉnh có nguy cơ cháy cao tập trung vào 2 đối tượng rừng. Một là diện tích rừng tự nhiên thuộc kiểu rừng khộp hay rụng lá vào mùa khô, tạo lớp thực bì dễ gây cháy rất dày. Kiểu rừng này chiếm khoảng 200.000 ha, chủ yếu tiếp giáp vùng đồng bằng trở lên vùng núi cao. Hơn nữa khu vực này cũng là nơi thường xuyên có các hoạt động của con người như giao thông đi lại, làm nông nghiệp nên tác nhân gây cháy do con người bất cẩn rất cao. Hai là diện tích rừng trồng và rừng trồng chưa thành gồm các loài cây chủ yếu như keo, phi lao, bạch đàn…phân bố trên vùng có khí hậu khô, nóng nằm xen lẫn với các khu dân cư, đất nông nghiệp, nghĩa trang…có diện tích khoảng 33.000 ha.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc những tin tức trong lĩnh vực Lâm nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 12/3/2024: Sếu đầu đỏ quay về Vườn quốc gia Tràm Chim

Sếu đầu đỏ quay về Vườn quốc gia Tràm Chim; Ngành gỗ Việt chủ động 80% nguồn nguyên liệu; Bình Thuận xác định 2 đối tượng rừng có nguy cơ cháy cao.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Thời tiết nông vụ ngày 1/5/2024: Nắng nóng ở Bắc Bộ chấm dứt
Thời sự

Do ảnh hưởng của không khí lạnh yếu, từ hôm nay (1/5), nắng nóng ở Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An chấm dứt và dịu dần ở khu vực Quảng Bình - Quảng Trị.

Thời tiết nông vụ ngày 1/5/2024: Nắng nóng ở Bắc Bộ chấm dứt
Thời tiết nông vụ ngày 30/4/2024: Nhiều nơi nắng nóng 42 độ, miền Bắc đêm mưa
Thời sự

Hôm nay, các vùng trên cả nước bước vào ngày nắng nóng thứ 4 liên tiếp với mức nhiệt nhiều nơi vượt 41 - 42 độ. Riêng miền Bắc từ đêm có mưa.

Thời tiết nông vụ ngày 30/4/2024: Nhiều nơi nắng nóng 42 độ, miền Bắc đêm mưa