Bản tin Lâm nghiệp ngày 13/8/2024: Bảo tồn gần 2.000 nguồn gen cây lâm nghiệp

Thu thập, bảo tồn gần 2.000 nguồn gen cây lâm nghiệp; Kế hoạch giao đất, giao rừng chậm tiến độ; Hơn 900 hộ dân tộc Chăm, Ba Na bảo vệ rừng.

Quỳnh Anh  | 16:10 13/08/2024

Bản tin Lâm nghiệp ngày 13/8/2024: Bảo tồn gần 2.000 nguồn gen cây lâm nghiệp

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 13/8/2024: Bảo tồn gần 2.000 nguồn gen cây lâm nghiệp

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức liên quan tới lĩnh vực Lâm nghiệp

  • Thu thập, bảo tồn gần 2.000 nguồn gen cây lâm nghiệp

Thưa quý vị và bà con, Sau 8 năm triển khai Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen, Việt Nam đã thu thập, lưu giữ được hơn 80.000 nguồn gen, gồm nhiều loài quý hiếm, một số loài được phát triển thành sản phẩm hàng hóa tập trung, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội. Trong đó, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam và các trường đại học có khoa lâm nghiệp thời gian qua đã thu thập, bảo tồn gần 2.000 nguồn gen thuộc 70 loài cây lâm nghiệp, trong đó có nguồn gen của nhiều loài quý hiếm, được trồng ở một số nơi địa phương như Sơn La, Lào Cai, Ba Vì, Phú Thọ, Lâm Đồng, Đăk Nông, Bình Thuận. Ngoài ra, khoảng 7000 nguồn gen có giá trị làm thuốc đã được phát hiện và thu thập, bảo tồn, cho thấy nguồn dược liệu phong phú ở Việt Nam.

  • Kế hoạch giao đất, giao rừng chậm tiến độ

Về hoạt động giao đất, giao rừng, Theo Kế hoạch đề ra đến hết năm 2023 toàn tỉnh Điện Biên phải hoàn thành việc giao đất, giao rừng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh với tổng diện tích hơn 252.700ha. Nhưng đến nay, tiến độ triển khai vẫn rất chậm. Theo đó, sau hơn 4 năm triển khai thực hiện, tỷ lệ giao đất, giao rừng đối với đất có rừng mới gần 70%, có 9/10 địa phương thực hiện cấp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích đạt 50%. Đối với đất lâm nghiệp chưa có rừng, thực hiện đạt gần 60%, có 7/10 địa phương thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích đạt gần 40%.

  • Hơn 900 hộ dân tộc Chăm, Ba Na bảo vệ rừng

Trong lĩnh vực bảo vệ rừng, năm 2020, xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên trở thành điểm nóng về phá rừng. Những bản án, hình thức kỷ luật đã được đưa ra. Song, đến nay, không còn cảnh phá rừng làm rẫy, hơn 900 hộ dân tộc Chăm, Ba Na ở Phú Mỡ đang nhận trách nhiệm quản lý, bảo vệ hơn 25.000 ha rừng tự nhiên ở vùng thượng nguồn sông Kỳ Lộ. Theo đó, đối với người dân xã Phú Mỡ, những cánh rừng thượng nguồn đã nuôi sống họ từ khi chào đời. Ngành lâm nghiệp huyện Đồng Xuân vận dụng điều này, khuyến khích người dân tộc thiểu số giữ rừng bằng quy ước cộng đồng và sức mạnh tập thể. Tổ quản lý bảo vệ rừng ở các thôn, buôn người dân tộc thiểu số được hình thành. Bên cạnh đó, tiền hỗ trợ hoạt động quản lý, bảo vệ rừng, chương trình giao đất rừng sản xuất được thực hiện tốt. Nhờ đó, những cánh rừng nơi đây đã bình yên, người dân cũng có thêm sinh kế.

  • Gỗ rừng trồng FSC chưa phát huy hết tiềm năng

Với hoạt động phát triển rừng bền vững, Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bắc Giang, toàn tỉnh hiện có hơn 16,9 nghìn ha rừng đã được cấp chứng chỉ FSC đạt 99,98% kế hoạch của Đề án hỗ trợ cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững giai đoạn 2020-2030. Diện tích được cấp chứng chỉ rừng mặc dù đã tăng nhanh qua các năm nhưng vẫn còn thấp so với tổng diện tích rừng trồng nguyên liệu tập trung của tỉnh, hiện chiếm 21,25%. Gỗ rừng trồng có chứng chỉ rừng bền vững chưa phát huy hết được lợi thế và tiềm năng tương xứng. Bên cạnh đó, diện tích rừng được giao của các hộ gia đình manh mún, nhỏ lẻ dẫn đến quá trình rà soát hiện trường mất nhiều thời gian, công sức.

  • Kon Tum tiếp nhận 2 cá thể khỉ đuôi lợn

Trong lĩnh vực bảo vệ đa dạng sinh học, Vườn quốc gia Chư Mom Ray, tỉnh Kon Tum vừa tiếp nhận 2 cá thể khỉ đuôi lợn từ Hạt Kiểm lâm thành phố Kon Tum. 2 cá thể khỉ đuôi lợn này đã được bàn giao cho Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học và Du lịch sinh thái thuộc Vườn quốc gia Chư Mom Ray tiếp nhận, theo dõi và chăm sóc. 2 cá thể này có trọng lượng 8,5kg, do người dân tự nguyện giao nộp. Thời điểm bàn giao, sức khỏe các cá thể bình thường. Sau khi tiếp nhận, trung tâm sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe, theo dõi và chăm sóc cẩn thận. Đến lúc đảm bảo đủ điều kiện, khỉ đuôi lợn sẽ được thả về môi trường rừng để bảo tồn gene quý hiếm.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc những tin tức trong lĩnh vực Lâm nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 13/8/2024: Bảo tồn gần 2.000 nguồn gen cây lâm nghiệp

Thu thập, bảo tồn gần 2.000 nguồn gen cây lâm nghiệp; Kế hoạch giao đất, giao rừng chậm tiến độ; Hơn 900 hộ dân tộc Chăm, Ba Na bảo vệ rừng.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực nòng cốt ứng dụng IPHM
Thời sự

Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực nòng cốt ứng dụng IPHM; Phát hiện 850 lượt tàu vi phạm trong năm 2024; Giá nông sản tăng, người dân phá rừng mở rộng diện tích.

Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực nòng cốt ứng dụng IPHM
Thời tiết nông vụ ngày 20/12/2024: Không khí lạnh tiếp tục tăng cường xuống miền Bắc
Thời sự

Không khí lạnh tiếp tục tăng cường xuống các tỉnh Bắc bộ, Trung bộ và khuếch tán yếu xuống Nam bộ.

Thời tiết nông vụ ngày 20/12/2024: Không khí lạnh tiếp tục tăng cường xuống miền Bắc