Bản tin Lâm nghiệp ngày 14/5/2024: Nhiều doanh nghiệp gỗ đủ đơn hàng tới cuối năm

Nhiều doanh nghiệp gỗ có đơn hàng tới cuối năm; Hoàn thiện các quy định về phát triển thị trường tín chỉ carbon; Nghiên cứu lập đề án phủ kín rừng Cần Giờ.

Quỳnh Anh  | 14:02 14/05/2024

Bản tin Lâm nghiệp ngày 14/5/2024: Nhiều doanh nghiệp gỗ đủ đơn hàng tới cuối năm

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 14/5/2024: Nhiều doanh nghiệp gỗ có đơn hàng tới cuối năm

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức liên quan tới lĩnh vực Lâm nghiệp.

  • Nhiều doanh nghiệp gỗ có đơn hàng tới cuối năm

Thưa quý vị và bà con, 4 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 4,84 tỷ USD, tăng gần 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhìn lại "bức tranh" của ngành gỗ trong 4 tháng đầu năm, ông Ngô Sỹ Hoài - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam - VIFOREST cho hay, đơn hàng của doanh nghiệp trong quý I/2024 khá lạc quan. Nhiều doanh nghiệp đã có đơn hàng đến tháng 6, thậm chí có doanh nghiệp đã nhận đơn hàng đến cuối năm. Năm 2024 mở đầu với sức mua của thị trường thế giới ấm dần và ngành gỗ đang đón những tín hiệu tích cực. Dù nhận thấy những tín hiệu tích cực, nhưng lãnh đạo VIFOREST nhận định, doanh số xuất khẩu trong năm nay có thể chỉ ở mức tương đương với năm trước.

  • Hoàn thiện các quy định về phát triển thị trường tín chỉ carbon

Liên quan tới lĩnh vực phát triển thị trường carbon, Hà Giang là tỉnh có diện tích rừng lớn thứ 3 của vùng Trung du và miền núi phía Bắc và hiện đang là bể chứa carbon khổng lồ. Đây là nguồn lực mới đóng góp cho việc bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao đời sống cho người làm nghề rừng đồng thời cũng là lợi thế để tỉnh thu hút đầu tư xanh. Với những ưu thế này, Hà Giang sẽ có nhiều lợi ích khi tham gia thị trường kinh doanh tín chỉ carbon. Do đó, Bên cạnh những chủ trương, chính sách của tỉnh về phát triển lâm nghiệp bền vững thì hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến giảm phát thải CO2, việc tổ chức và phát triển thị trường tín chỉ carbon của tỉnh đã và đang dần được hoàn thiện.

  • Nghiên cứu lập đề án phủ kín rừng Cần Giờ

Trong lĩnh vực phát triển lâm nghiệp bền vững, Rừng phòng hộ Cần Giờ có diện tích 34.000ha, chiếm đến 97% tổng diện tích rừng của TP.HCM. Thời gian qua, nhờ các phương tiện công nghệ đã giúp Cần Giờ nhận ra những “điểm lởm chởm da beo, những điểm lỗ chỗ” giữa 34.000ha rừng phòng hộ. Diện tích này khoảng 1.000 ha. Trước đây, khu vực này người dân canh tác sản xuất muối. Đặc biệt, một số vị trí đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong rừng phòng hộ. Đây cũng là một trong những vấn đề đặt ra cần giải quyết đối với rừng Cần Giờ để hướng tới phát triển xanh trong thời gian tới. Cùng với những yêu cầu cấp bách về mở rộng rừng, UBND TP HCM đang đề nghị Sở NN-PTNT phối hợp UBND huyện Cần Giờ và các đơn vị liên quan nghiên cứu lập đề án phủ kín rừng Cần Giờ.

  • Gắn kinh tế rừng với bảo vệ và phát triển rừng bền vững

Còn tại Hòa Bình, Nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế rừng gắn với bảo vệ và phát triển rừng bền vững, huyện Lương Sơn, đã chú trọng công tác khoanh nuôi, bảo vệ và trồng mới diện tích rừng. Từ định hướng đó, đời sống của một bộ phận người trồng rừng, sống gắn bó với rừng trên địa bàn huyện được nâng lên. Đến nay, nhận thức, ý thức, trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân có sự chuyển biến mạnh mẽ. Nhiều gia đình có thu nhập ổn định từ rừng và làm giàu từ kinh tế rừng. Độ che phủ rừng trên toàn huyện giữ ổn định ở mức trên 42%. Từ năm 2019 - 2024, toàn huyện trồng được gần 4.000 ha rừng, chất lượng rừng ngày một tăng. Hiện tượng khai thác rừng non giảm dần; mô hình kinh doanh gỗ lớn dần được quan tâm phát triển.

  • Huyện vùng cao hướng nhân dân lấy phát triển kinh tế rừng làm mũi nhọn

Thưa quý vị, để tạo động lực cho các xã vùng cao, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia hỗ trợ, tạo nguồn lực cho các xã từng bước phát triển kinh tế, xã hội. Bên cạnh nâng cấp hạ tầng, đường giao thông, giới thiệu lao động địa phương tới các nhà máy, doanh nghiệp, UBND huyện cũng chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với các xã đánh giá, đưa ra mật độ dự kiến để triển khai kế hoạch trồng rừng, trồng cây phân tán hằng năm. Điều này mang lại “lợi ích kép”, đó là phủ xanh khoảng 4.000ha đất trống, đồi trọc, tăng diện tích rừng ở địa phương và tạo nguồn thu nhập bền vững cho nhân dân. Đồng thời, hướng dẫn nhân dân lấy phát triển kinh tế rừng làm mũi nhọn.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc những tin tức trong lĩnh vực Lâm nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 14/5/2024: Nhiều doanh nghiệp gỗ đủ đơn hàng tới cuối năm

Nhiều doanh nghiệp gỗ có đơn hàng tới cuối năm; Hoàn thiện các quy định về phát triển thị trường tín chỉ carbon; Nghiên cứu lập đề án phủ kín rừng Cần Giờ.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Thời tiết nông vụ ngày 26/12/2024: Không khí lạnh tiếp tục tăng cường
Thời sự

Không khí lạnh sẽ tràn xuống khu vực Đông Bắc bộ, sau đó mở rộng ra đồng bằng và Tây Bắc bộ.

Thời tiết nông vụ ngày 26/12/2024: Không khí lạnh tiếp tục tăng cường
Thu dịch vụ môi trường rừng năm 2024 ước đạt 3.700 tỷ đồng
Thời sự

Thu dịch vụ môi trường rừng năm 2024 ước đạt 3.700 tỷ đồng; Sắn Bình Định đạt năng suất cao nhưng giá thấp. Nông dân Cà Mau trúng mùa lúa trên đất nuôi tôm.

Thu dịch vụ môi trường rừng năm 2024 ước đạt 3.700 tỷ đồng