Bản tin Lâm nghiệp ngày 21/12/2023: Gần 11.000 đối tượng hưởng lợi từ giảm phát thải

Gần 11.000 đối tượng hưởng lợi từ giảm phát thải khí nhà kính; Kiểm tra kết quả công tác trồng cây phân tán năm 2023; Keo lai ở Nghệ An rớt giá sâu.

Quỳnh Anh  | 

Bản tin Lâm nghiệp ngày 21/12/2023: Gần 11.000 đối tượng hưởng lợi từ giảm phát thải

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 21/12/2023: Gần 11.000 đối tượng hưởng lợi từ giảm phát thải

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức liên quan tới lĩnh vực Lâm nghiệp.

  • Gần 11.000 đối tượng hưởng lợi từ giảm phát thải khí nhà kính

Mở đầu là thông tin về hoạt động chi trả giảm phát thải khí nhà kính tại vùng Bắc Trung Bộ, thưa quý vị, ông Đoàn Ngọc Lâm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình vừa ký quyết định về việc phê duyệt đối tượng hưởng lợi từ thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ tại tỉnh Quảng Bình của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh. Theo đó, đối tượng được chi trả giảm phát thải khí nhà kính trên địa bàn tỉnh Quảng Bình gồm gần 10.770 chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng, 16 chủ rừng là tổ chức, 71 UBND cấp xã và 9 tổ chức khác được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng. Tổng kinh phí chi trả trong năm 2023 là hơn 82,4 tỷ đồng.

  • Trồng rừng gỗ lớn, hướng làm giàu của người dân xã Đạp Thanh

Xã Đạp Thanh cách trung tâm huyện khoảng 40km, từng là xã khó khăn nhất của huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh. Với diện tích trên 9000ha, thu nhập của gần 600 nhân khẩu trên địa bàn xã phần lớn dựa vào trồng rừng. Nhờ những chính sách hiệu quả của các cấp chính quyền về phát triển kinh tế lâm nghiệp, hiện trung bình mỗi hộ dân ở Đạp Thanh có 9ha sản xuất lâm nghiệp và ngoài mục tiêu chính là trồng các loại cây gỗ lớn như lim, lát, dổi và cây bản địa như quế, thông, sa mộc... cây dược liệu có giá trị kinh tế cao cũng được người dân tập trung sản xuất. 5 năm trước, người dân ở Đạp Thanh chỉ có thu nhập khoảng 15 triệu/người/năm và tỷ lệ hộ nghèo là 50%. Nhưng đến nay, Đạp Thanh không còn hộ nghèo, cận nghèo, thu nhập của bà con đạt 70 triệu đồng/người/năm.

  • Kiểm tra kết quả công tác trồng cây phân tán năm 2023

Liên quan tới hoạt động trồng rừng, từ ngày 13 đến 19/12, Chi cục Kiểm lâm An Giang đã kiểm tra kết quả công tác trồng cây lâm nghiệp phân tán năm 2023, bố trí kế hoạch trồng cây phân tán năm 2024 tại các huyện, thị xã, thành phố trên toàn tỉnh. Năm 2023, Chi cục Kiểm lâm tỉnh An Giang đã phân bổ hơn 1 triệu 373 nghìn cây phân tán các loại cho các địa phương trên toàn tỉnh. Tại TX. Tịnh Biên, các xã, phường đã đăng ký gần 302.300 cây lâm nghiệp phân tán trong năm. Qua kiểm tra, các xã, phường trên địa bàn TX. đã thực hiện tốt công tác trồng cây phân tán, với tỷ lệ sống đạt 95%, góp phần bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học, phát triển kinh tế cho tổ chức, cá nhân tham gia và chống biến đổi khí hậu tại địa phương…

  • Xã vùng cao chủ động phòng cháy rừng

Trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, Xã Tả Phìn, huyện Sìn Hồ, Lai Châu có tổng diện tích đất có rừng gần 2.200ha, tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 43%. Xác định được các nguy cơ dẫn đến cháy rừng trong những năm qua nên ngay từ đầu mùa khô năm nay xã Tả Phìn đã chỉ đạo, và phân công nhiệm vụ, xây dựng lịch trực phòng chống cháy rừng. Đồng thời tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện nghiêm các quy định liên quan đến công tác bảo vệ và phát triển rừng. Nhờ đó, từ đầu mùa khô đến nay trên địa bàn xã Tả Phìn chưa xảy ra vụ cháy rừng nào. Hiện nay, xã đã thành lập được 9 tổ chuyên trách bảo vệ rừng tại 9 bản với 34 thành viên. Thời gian qua, các tổ đã xây dựng lịch trực tuần tra rừng, kiểm tra rừng định kỳ và hướng dẫn nhân dân xử lý đốt thực bì canh tác nương rẫy đảm bảo an toàn về phòng cháy, chữa cháy rừng.

  • Keo lai ở Nghệ An rớt giá sâu

Thông tin về thị trường lâm sản, từ tháng 7 đến thời điểm này, keo lai ở địa bàn tỉnh Nghệ An nói chung và tại huyện Con Cuông nói riêng lại bất ngờ rớt giá sâu. Nhiều cánh rừng keo đang tạm dừng khai thác để chờ giá, một số cơ sở sản xuất chế biến gỗ bị tồn đọng hàng hoá khá nhiều. Theo một số nhà chuyên môn, nguyên nhân khiến nguyên liệu keo giá bấp bênh là do thị trường thế giới đang hướng đến chất lượng sản phẩm. Rừng gỗ lớn, có chứng chỉ FSCsẽ được các doanh nghiệp ưu tiên tiêu thụ. Trong khi, phần lớn diện tích keo trên địa bàn tỉnh đều là rừng gỗ nhỏ, đa số khai thác keo non chưa đảm bảo chất lượng hàng hoá để chế biến.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc những tin tức trong lĩnh vực Lâm nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 21/12/2023: Gần 11.000 đối tượng hưởng lợi từ giảm phát thải

Gần 11.000 đối tượng hưởng lợi từ giảm phát thải khí nhà kính; Kiểm tra kết quả công tác trồng cây phân tán năm 2023; Keo lai ở Nghệ An rớt giá sâu.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Bản tin Lâm nghiệp ngày 26/4/2024: Vốn xã hội hóa bảo vệ rừng chiếm hơn 40%
Thời sự

Nguồn vốn xã hội hóa để bảo vệ, trồng mới rừng chiếm hơn 40%; Quảng Bình lan tỏa mô hình trồng rừng gỗ lớn; Kiểm định chất lượng giống cây lâm nghiệp đạt 100%.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 26/4/2024: Vốn xã hội hóa bảo vệ rừng chiếm hơn 40%
Bản tin Lâm nghiệp ngày 25/4/2024: Mưa dông tàn phá rừng hồi hàng chục năm tuổi
Thời sự

Mưa dông tàn phá cánh rừng hồi hàng chục năm tuổi; Trồng rừng, phục hồi rừng, giảm phát thải khí nhà kính; Người dân Yêu Bái chưa mạnh dạn trong trồng rừng gỗ lớn.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 25/4/2024: Mưa dông tàn phá rừng hồi hàng chục năm tuổi