Bản tin Lâm nghiệp ngày 21/3/2024: Rừng và Đổi mới sáng tạo

'Rừng và Đổi mới sáng tạo: Giải pháp mới vì một thế giới tốt đẹp hơn'; Mở rộng hồ chứa nước ở Thừa Thiên – Huế ảnh hưởng hơn 21ha rừng.

Quỳnh Anh  | 

Bản tin Lâm nghiệp ngày 21/3/2024: Rừng và Đổi mới sáng tạo

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 21/3/2024: Rừng và Đổi mới sáng tạo

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức liên quan tới lĩnh vực Lâm nghiệp.

  • Ngày Quốc tế về Rừng 2024: Rừng và Đổi mới sáng tạo

Thưa quý vị và bà con, từ năm 2012, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc quyết định chọn ngày 21/3 hàng năm là Ngày Quốc tế về rừng. Với chủ đề “Rừng và Đổi mới sáng tạo: Giải pháp mới vì một thế giới tốt đẹp hơn”, Ngày Quốc tế về Rừng năm nay nhằm nhấn mạnh sự đổi mới sáng tạo có thể giúp con người khôi phục, bảo vệ, quản lý và sử dụng rừng một cách bền vững. Nói về chủ đề này, Ông Trần Quang Bảo, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp cho rằng, thông điệp Ngày Quốc tế về Rừng năm nay cho thấy cuộc cách mạng về đổi mới sáng tạo đang giải mã những bí mật từ lâu của rừng và cho phép con người sử dụng cây theo những cách thức chưa bao giờ tưởng tượng được. Các vật liệu có nguồn gốc từ rừng và cây cối đang được phát triển để thay thế bền vững cho nhiều vật liệu khác.

  • Mở rộng hồ chứa nước ở Thừa Thiên – Huế ảnh hưởng hơn 21ha rừng

Thưa quý vị, Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công bố Báo cáo đánh giá tác động môi trường để tham vấn cộng đồng đối với dự án nâng cấp, sửa chữa hồ chứa nước Hòa Mỹ, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Theo đó, diện tích khu vực dự kiến ngập sau khi lòng hồ Hòa Mỹ mở rộng sẽ ảnh hưởng đến hơn 21 ha rừng. Tuy nhiên, theo đơn vị lập báo cáo, khu vực hồ Hòa Mỹ được triển khai tại xã Phong Mỹ và xã Phong Xuân không thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền, do vậy không gây suy giảm đa dạng sinh học. Hệ thực vật tự nhiên trong khu vực dự án và lân cận không có các loại cây gỗ lớn, không có các loại cây quý, hiếm thuộc danh mục cần được bảo vệ.

  • Bảo vệ những cánh rừng ngập mặn

Trong lĩnh vực bảo vệ rừng, Theo Hạt Kiểm lâm huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, Rừng ngập mặn trên địa bàn huyện trải dài hơn 20 km. Xác định vai trò của những cánh rừng, rừng ngập mặn trên địa bàn các xã ven biển nơi đây luôn được trồng mới, mở rộng diện tích. Công tác bảo vệ luôn được lực lượng chức năng địa phương chung tay thực hiện. Đầu năm, Hạt kiểm lâm đều xây dựng phương án bảo vệ rừng nói chung, rừng ngập mặn nói riêng trên địa bàn. Hằng tháng, lực lượng Kiểm lâm huyện xây dựng kế hoạch, phối hợp với cán bộ lâm nghiệp các xã ven biển, bãi ngang, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng tổ chức tuần tra, kiểm tra bằng đường bộ, đường thủy để bảo vệ rừng. Hiện nay, rừng ngập mặn trên địa bàn huyện Diễn Châu ngày càng sinh sôi, phát triển tốt.

  • Bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng

Còn tại huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang, Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Lâm Bình, cho biết, hiện nay đơn vị đang được giao quản lý, bảo vệ gần 40.000 ha rừng và đất rừng phòng hộ. Với địa bàn trải rộng, có nhiều khu vực giáp ranh, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số cao, Ban đã chú trọng quản lý rừng dựa vào dân, vào cộng đồng, đặc biệt là bà con đồng bào dân tộc thiểu số sống gần rừng. Theo đó, Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Lâm Bình đã thực hiện giao khoán bảo vệ rừng phòng hộ từ nguồn ngân sách nhà nước với tổng diện tích hơn 8.820ha/21 tổ chức,173 hộ gia đình tham gia. Đồng thời, xây dựng kế hoạch tuyên truyền cụ thể hàng năm để làm căn cứ triển khai thực hiện. Nhờ đó, diện tích rừng trên địa bàn luôn được bảo vệ tốt, kinh tế người dân được nâng cao.

  • Quảng Nam chưa bán được tín chỉ carbon rừng sau 3 năm

Về lĩnh vực kinh doanh tín chỉ carbon, là địa phương đầu tiên thực hiện đề án thí điểm kinh doanh tín chỉ carbon rừng nhưng đến nay, sau 3 năm, tỉnh Quảng Nam vẫn chưa thể thực hiện. Lý giải nguyên nhân, đại diện Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam cho rằng, dự án kinh doanh tín chỉ carbon rừng của 6 tỉnh Bắc Trung Bộ do Bộ NN-PTNT thực hiện theo chương trình trên thị trường bắt buộc; trong khi đó Quảng Nam đang thí điểm trên thị trường tự nguyện. Do là địa phương thí điểm đầu tiên, chưa có kinh nghiệm và chưa bảo đảm nguồn lực về kỹ thuật, tài chính nên gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, hồ sơ bán tín chỉ carbon rừng phải được thẩm định của các tổ chức quốc tế. Hồ sơ mà tỉnh Quảng Nam gửi đi từ năm 2018 - 2019. Qua thẩm định, đến năm 2020, tiêu chuẩn có sự thay đổi.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc những tin tức trong lĩnh vực Lâm nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 21/3/2024: Rừng và Đổi mới sáng tạo

'Rừng và Đổi mới sáng tạo: Giải pháp mới vì một thế giới tốt đẹp hơn'; Mở rộng hồ chứa nước ở Thừa Thiên – Huế ảnh hưởng hơn 21ha rừng.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Bản tin Lâm nghiệp ngày 7/5/2024: Cháy gần 500ha rừng trong 4 tháng đầu năm
Thời sự

Cháy gần 500ha rừng trong 4 tháng đầu năm; Đa số vụ cháy rừng ở Nghệ An không tìm ra nguyên nhân; Trợ lực giúp người dân giữ rừng đặc dụng.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 7/5/2024: Cháy gần 500ha rừng trong 4 tháng đầu năm
Bản tin Thủy sản ngày 7/5/2024: Xuất khẩu thủy sản khởi sắc
Thời sự

Xuất khẩu thủy sản khởi sắc; Cá chết hàng loạt trên sông Mã không phải do dịch bệnh; Nuôi nghêu cho thu nhập từ 300 - 400 triệu đồng/ha.

Bản tin Thủy sản ngày 7/5/2024: Xuất khẩu thủy sản khởi sắc