Nông sản xuất khẩu 2024

Tăng tỷ lệ đạt chuẩn FSC, ngành gỗ đẩy nhanh hướng xanh

Nguyễn Thủy - Thứ Tư, 20/03/2024 , 06:00 (GMT+7)

Nhu cầu nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trên thế giới rất lớn. Đây là cơ hội để doanh nghiệp xuất khẩu gỗ Việt Nam thích ứng và khẳng định vị thế.

Doanh nghiệp gỗ tỉnh Bình Dương chủ động thích ứng để tăng kim ngạch xuất khẩu. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Chủ động nguồn nguyên liệu gỗ

Theo thống kê của Cục Lâm nghiệp, diện tích rừng của các địa phương đã tăng lên khá nhanh. Diện tích rừng của cả nước hiện có khoảng 14,7 triệu ha, trong đó rừng trồng là gần 4,6 triệu ha (31%), rừng tự nhiên chiếm 10,1 triệu ha (69%).

Từ năm 2016, Việt Nam đóng cửa rừng tự nhiên, chấm dứt hoàn toàn cho phép khai thác và tận thu từ gỗ rừng tự nhiên trên cả nước.

Ngành gỗ hướng tới mục tiêu phát triển nguyên liệu đảm bảo hợp pháp, nhằm thực hiện các cam kết và hành động vì mục tiêu Net Zero vào năm 2050 của Chính phủ tại COP26. Do vậy, việc chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp ngành gỗ là việc cấp bách phải làm.

Tháng 2/2020, Bộ NN-PTNT và WB đã ký “Thỏa thuận giảm phát thải vùng Bắc Trung bộ” giai đoạn 2018 - 2024. Năm 2023 đánh dấu một cột mốc rất quan trọng, lần đầu tiên tại Việt Nam trong lĩnh vực lâm nghiệp đã bán thành công 10,3 triệu tín chỉ các bon rừng (10,3 triệu tấn CO2) thông qua Ngân hàng Thế giới (WB) với đơn giá 5 USD/tấn, thu về 51,5 triệu USD (khoảng 1.200 tỉ đồng), mở ra cơ hội tăng thu nhập cho người trồng rừng.

Mỗi năm, cả nước có 30.000 triệu m3 khai thác gỗ, đáp ứng khoảng 75% nguyên liệu gỗ. Gỗ rừng trồng đã trở thành nguyên liệu chính cung cấp cho công nghiệp chế biến gỗ và xuất khẩu. 

Kế hoạch “Phát triển rừng trồng sản xuất gỗ lớn giai đoạn 2024 - 2030" của Bộ NN-PTNT, đặt mục tiêu đến năm 2030, tổng diện tích rừng trồng sản xuất gỗ lớn đạt khoảng 1 triệu ha, trong đó duy trì diện tích rừng trồng gỗ lớn hiện có là 500.000ha và phát triển mới giai đoạn 2024 - 2030 khoảng 450.000 - 550.000ha.

Trong đó, tập trung phát triển mới tại 6 vùng kinh tế - xã hội: Vùng trung du và miền núi phía Bắc 130.000 - 146.000ha; Vùng đồng bằng sông Hồng 6.000 - 9.000ha; Vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung 280.000 - 348.000ha; Vùng Tây Nguyên 25.000 - 35.000ha; Vùng Đông Nam bộ 7.500 - 10.000ha; Vùng Tây Nam bộ 1.500 - 2.000ha.

Qua đó, nhằm chủ động cung cấp nguồn nguyên liệu gỗ phục vụ chế biến, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, nâng cao thu nhập cho người trồng rừng, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ thiên tai.

Ông Trần Quang Bảo, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp cho biết, hiện cả nước có hơn 4 triệu ha rừng trồng, tuy nhiên mới chỉ có gần 500.000ha được cấp chứng nhận FSC (Chứng chỉ rừng bền vững quốc tế) và VFCS (Chứng chỉ rừng bền vững của Việt Nam).

Mục tiêu đến năm 2030, có 1 triệu ha rừng đạt chứng chỉ quản lý rừng bền vững; 100% gỗ, sản phẩm gỗ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước được sử dụng từ nguồn nguyên liệu gỗ hợp pháp, gỗ có chứng chỉ quản lý rừng bền vững và 100% diện tích rừng của tổ chức thực hành quản lý rừng bền vững.

Hiện Bộ NN-PTNT đã và đang thúc đẩy việc cấp chứng chỉ này. Hy vọng đây là cơ hội để Việt Nam chứng minh nguồn gốc của mình để vươn lên.

Doanh nghiệp xuất khẩu tìm kiếm cơ hội xúc tiến thương mại tại các hội chợ, triển lãm. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Trong nguy có cơ

Theo thống kê của Cục Lâm nghiệp, giá trị xuất khẩu lâm sản từ năm 2016 đến nay tăng liên tục, đến năm 2022 đạt đỉnh 17,4 tỷ USD. Tuy nhiên, trước bối cảnh khó khăn chung của thế giới, năm 2023, lần đầu tiên trong 15 năm ngành gỗ Việt Nam ghi nhận sự sụt giảm kim ngạch xuất khẩu. Dù đã có sự tăng trưởng trở lại vào những tháng cuối năm 2023, nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam năm 2023 chỉ đạt 14,5 tỷ USD, giảm 15,4% so với cùng kỳ năm 2022.

5 thị trường xuất khẩu chính của gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam chiếm 89,13% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả ngành gồm Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên minh Châu Âu và các nước khác. Kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường này giảm từ 12% đến 30% so với năm 2022.

Trong 27 quốc gia EU là thị trường xuất khẩu quan trọng đứng thứ 5, chiếm 3,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành, đạt 455,52 triệu USD, giảm 29,5% so với năm 2022.

Mặc dù kim ngạch xuất khẩu vào hầu hết các thị trường giảm, kim ngạch từ thị trường Ấn Độ và Indonesia lại tăng mạnh. Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu sang Ấn Độ đạt trên 122,02 triệu USD, tăng 292,1% so với 2022; kim ngạch từ Indonesia đạt gần 86,63 triệu USD, tăng 123,3% so với năm trước đó.

Đồ gỗ, ghế ngồi, dăm gỗ, gỗ dán, viên nén là năm trong số các mặt hàng có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn trong năm 2023, đạt 11,91 tỷ USD, chiếm 90,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành.

Ở chiều ngược lại, thống kê của Tổng Cục Hải quan, năm 2023, kim ngạch nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam đạt gần 2,19 tỷ USD, giảm 28,7% so với năm 2022. Trong đó, VIệt Nam nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ từ 117 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, giá trị nhập khẩu tập trung ở 5 thị trường chính là Trung Quốc, Mỹ, Cameroon (Trung Phi), Lào và Thái Lan. Số lượng nhập khẩu giảm dần từng năm cho thấy thành công trong việc phát triển trồng rừng, xây dựng các vùng nguyên liệu gỗ có giá trị.

Sản xuất đồ gỗ xuất khẩu.

Theo TS Nguyễn Tuấn Hưng, Trưởng phòng Chế biến và thương mại lâm sản, Cục Lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT), các sản phẩm gỗ Việt Nam được người tiêu dùng trên thế giới tin dùng. Bên cạnh đó, Việt Nam có rất nhiều năm kinh nghiệm, cũng như nguồn nguyên liệu gỗ dồi dào.

Gỗ là vật liệu thân thiện môi trường, có khả năng tái tạo, góp phần giảm phát thải khí nhà kính nên nhận được sự ủng hộ của quốc gia và thế giới. Không những thế, thị trường đồ gỗ nội thất rất lớn, ước tính trên 400 tỷ USD, nhưng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam mới chỉ chiếm trên 6% thị phần toàn cầu. Đây là cơ hội các doanh nghiệp gỗ Việt mở rộng, phát triển thị trường quốc tế.

Theo ông Hưng, Chính phủ, Bộ NN-PTNT luôn rà soát, bổ sung các chính sách tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh, cắt giảm thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư; cùng với với lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do đã ký… là những cơ hội thuận lợi để doanh nghiệp gỗ và sản phẩm gỗ lấy lại đà tăng trưởng.

“Việt Nam đã khẳng định được vị thế của mình như một trung tâm chế biến và thương mại gỗ lớn trên thế giới và có khả năng cạnh tranh cao”, ông Hưng nói.

Theo đánh giá của Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương, năm 2024, dù còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, triển vọng thương mại toàn cầu được dự báo chưa thật khởi sắc, tiếp tục tác động không thuận lợi tới hoạt động xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ. Tuy nhiên, sự phục hồi tích cực của một số thị trường chủ lực như Mỹ, EU… đã đem lại những tín hiệu lạc quan cho xuất khẩu ngành hàng này của Việt Nam. 2 tháng đầu năm 2024, giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản ước đạt 2,68 tỷ USD, tăng 47% so cùng kỳ năm 2023. Dẫn đầu là thị trường vẫn là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản. Bên cạnh đó, thị trường Canada, Australia, Ấn Độ cũng tăng trưởng tốt. 

Do đó, để nắm bắt cơ hội, doanh nghiệp cần phải đa dạng mẫu mã phù hợp với nhu cầu tiêu thụ tại các thị trường, đồng thời giá cả sản phẩm cũng cạnh tranh.

Bộ NN-PTNT nhận định và dự kiến giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản năm 2024 đạt khoảng trên 15 tỷ USD, tăng khoảng 6% so với năm 2023.

Để đạt được mục tiêu xuất khẩu, theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Quốc Trị, ngành lâm nghiệp, phải tiếp tục nỗ lực và có những giải pháp căn cơ, chủ động trong đổi mới công nghệ, sử dụng nguyên liệu, sản xuất, phân phối sản phẩm.

Đặc biệt, các doanh nghiệp, cơ sở chế biến gỗ chủ động, sáng tạo, linh hoạt để biến những bất lợi, thành cơ hội, những nguy cơ thành thời cơ. Tăng cường xúc tiến thương mại, kết nối, giao lưu, hợp tác; giúp đưa hình ảnh gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đến với các khách hàng trên toàn thế giới, thu hút khách hàng đến với gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam.

"Bình Dương là thủ phủ xuất khẩu gỗ của Việt Nam và chiếm 45% tổng xuất khẩu gỗ của cả nước, tuy nhiên, xuất khẩu gỗ suy giảm 25% trong năm 2023. Đơn hàng hiện nay tính theo tuần, theo quý chứ không thể tính theo năm như những năm trước đây. Tuy nhiên, những tín hiệu tích cực đã dần trở lại trong những tháng đầu năm 2024.

Ngành gỗ tỉnh Bình Dương tận dụng các cơ hội xúc tiến thương mại, giao thương bằng cách tổ chức các hội chợ trong nước, tham gia các hội chợ nước ngoài. Tận dụng những thị trường bỏ trống như Trung Đông để tìm kiếm đơn hàng", Chủ tịch Hiệp hội Gỗ Bình Dương Nguyễn Liêm nói.

Nguyễn Thủy
Tin khác
Tri thức hóa nông dân là quá trình liên tục
Tri thức hóa nông dân là quá trình liên tục

Ngày nay, sản xuất không chỉ dựa vào kinh nghiệm, từ những mô hình thành công ở địa phương cho thấy tri thức hóa nông dân đang là nhiệm vụ hàng đầu.

Tri thức hóa nông dân cần sự kiên trì và đầu tư đúng mức
Tri thức hóa nông dân cần sự kiên trì và đầu tư đúng mức

ĐBSCL Việc tham gia của nông dân vào các tổ chức kinh tế tập thể còn thấp và công tác đào tạo chưa đồng đều khiến hành trình tri thức hóa nông dân gặp khó khăn.

Đồng Tháp có hơn 42.000 nông dân chuyên nghiệp
Đồng Tháp có hơn 42.000 nông dân chuyên nghiệp

Từ ý tưởng thi đua ‘Người nông dân chuyên nghiệp’, nông dân Đồng Tháp từng bước thay đổi tư duy sản xuất, khẳng định vai trò trong xây dựng nền kinh tế nông nghiệp.

Hơn 250 doanh nghiệp tham gia Ngày Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản
Hơn 250 doanh nghiệp tham gia Ngày Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản

Chuỗi sự kiện Ngày Doanh nghiệp Việt Nam tại Nhật Bản 2024 với slogan 'Chung tầm nhìn, chia sẻ thành công' đã diễn ra thành công tốt đẹp tại Thủ đô Tokyo, Nhật Bản.

Giới thiệu nông lâm sản chủ lực tỉnh Hòa Bình
Giới thiệu nông lâm sản chủ lực tỉnh Hòa Bình

Tiềm năng sản xuất, chế biến các mặt hàng nông, lâm thủy sản chủ lực của tỉnh Hòa Bình phục vụ thị trường trong nước và đáp ứng xuất khẩu.

Du lịch đã trở thành nguồn thu nhập chính của Thuận Tân Hội Quán
Du lịch đã trở thành nguồn thu nhập chính của Thuận Tân Hội Quán

Bên cạnh sản xuất nông nghiệp, Thuận Tân Hội Quán còn thành lập điểm du lịch nông nghiệp, tổ chức các hoạt động cho du khách tham quan, trải nghiệm cuộc sống vùng sông nước.

Hội quán, từ giao lưu chia sẻ đến phát triển hợp tác xã bài bản
Hội quán, từ giao lưu chia sẻ đến phát triển hợp tác xã bài bản

151 hội quán với hàng ngàn thành viên, nông dân Đồng Tháp không chỉ hỗ trợ sản xuất mà còn thúc đẩy xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế tập thể.

Biến không gian nông thôn thành điểm du lịch nông nghiệp hấp dẫn
Biến không gian nông thôn thành điểm du lịch nông nghiệp hấp dẫn

Không chỉ nâng cao giá trị nông sản, các hội quán còn đồng lòng, không ngừng đổi mới, biến không gian nông thôn thành điểm du lịch nông nghiệp hấp dẫn.

Dừa tươi Việt Nam nhập khẩu vào Hoa Kỳ tăng 4 con số
Dừa tươi Việt Nam nhập khẩu vào Hoa Kỳ tăng 4 con số

Dừa tươi Việt Nam đang được các thương nhân Hoa Kỳ đẩy mạnh nhập khẩu trong năm nay, qua đó đưa Việt Nam vào tốp 3 những nguồn cung lớn nhất cho thị trường này.

Xuất khẩu rau quả lần đầu vượt mốc 6 tỷ USD
Xuất khẩu rau quả lần đầu vượt mốc 6 tỷ USD

Xuất khẩu rau quả Việt Nam đến hết tháng 10 đã có lần đầu tiên vược mốc 6 tỷ USD, đồng thời cũng vượt mốc 4 tỷ USD ở thị trường Trung Quốc.

Trung Quốc - Hongkong trở thành thị trường lớn nhất của thủy sản Việt Nam
Trung Quốc - Hongkong trở thành thị trường lớn nhất của thủy sản Việt Nam

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng đầu năm, qua đó đưa Trung Quốc – Hongkong trở thành thị trường lớn nhất.

Thu hút người trẻ bằng sản xuất cà phê bền vững
Thu hút người trẻ bằng sản xuất cà phê bền vững

Sản xuất cà phê bền vững không chỉ giúp nông dân yên tâm gắn bó với cây cà phê mà còn thu hút được người trẻ tham gia vào sản xuất cà phê.