Bản tin Lâm nghiệp ngày 20/3/2024: Tái thả chim đại bàng đầu nâu quý hiếm

Tái thả chim đại bàng đầu nâu quý hiếm về tự nhiên; Bảo vệ quần thể động vật hoang dã tại dãy Trường Sơn; Xử lý người đứng đầu nếu để xảy ra cháy rừng.

Quỳnh Anh  | 

Bản tin Lâm nghiệp ngày 20/3/2024: Tái thả chim đại bàng đầu nâu quý hiếm

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 20/3/2024: Tái thả chim đại bàng đầu nâu quý hiếm

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức liên quan tới lĩnh vực Lâm nghiệp.

  • Tái thả chim đại bàng đầu nâu quý hiếm về tự nhiên

Thưa quý vị và bà con, mới đây, một người dân ở tỉnh Bắc Giang đã chủ động liên hệ với Vườn quốc gia Cúc Phương, nhờ hỗ trợ và đề nghị tiếp nhận, cứu hộ 1 cá thể chim đại bàng đầu nâu có tên khoa học là Aquila heliaca. Đây là loài động vật rừng cực kỳ nguy cấp, quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ IUCN. Sau khi tiếp nhận và thực hiện các xét nghiệm, siêu âm, kết quả cho thấy con vật đã bị bắn trước đó và còn một mảnh đạn vẫn đang găm ở vùng cơ ngực, hệ thống tiêu hóa cũng bị suy yếu. Sau một tuần được chăm sóc và điều trị, chim đại bàng tiến triển tốt, đủ điều kiện tái thả. Chiều 18/3, cá thể đại bàng đầu nâu quý hiếm đã được tái thả về môi trường tự nhiên tại Vườn quốc gia Cúc Phương.

  • Bảo vệ quần thể động vật hoang dã tại hệ sinh thái dãy Trường Sơn

Cũng liên quan tới lĩnh vực bảo vệ đa dạng sinh học, Ban quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, tỉnh Nghệ An vừa tổ chức “Diễn đàn xây dựng chiến lược bảo tồn” để cùng đánh giá, xem xét tình hình tổng quan và đề xuất các chiến lược bảo tồn chính, cũng như cơ hội để giải quyết các mối đe dọa hiện hữu nhằm phục hồi quần thể động vật hoang dã trong khu vực sinh thái dãy Trường Sơn rộng lớn. Một số phương án cần thiết cho giai đoạn tiếp theo được đưa ra tại Diễn đàn là áp dụng mô hình giám sát bằng bẫy ảnh. Tiếp tục đẩy mạnh giám sát có sự tham gia của cộng đồng. Hỗ trợ xây dựng mô hình cứu hộ, nhân nuôi, tái thả động vật hoang dã. Xây dựng mô hình bảo tồn dựa vào cộng đồng và duy trì phối hợp giữa các đơn vị.

  • Xử lý người đứng đầu nếu để xảy ra cháy rừng

Với hoạt động bảo vệ rừng mùa khô, UBND tỉnh Kon Tum vừa có văn bản chỉ đạo các Sở, ngành về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh. Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các huyện, thành phố và các Sở, ban ngành có liên quan thực hiện nghiêm trách nhiệm quản lý về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên trong suốt thời kì cao điểm về cháy rừng. Các địa phương chủ động lực lượng, phương tiện, vật tư đủ khả năng ứng phó với tình huống cháy rừng xảy ra. Tiếp tục triển khai thực hiện tốt công tác phối hợp giữa các lực lượng. Sau cháy rừng, khẩn trương phối hợp điều tra làm rõ nguyên nhân, đối tượng gây cháy. Đặc biệt, xử lý trách nhiệm quản lý của người đứng đầu khi để xảy ra cháy rừng.

  • Hơn 27.000 ha rừng tự nhiên bị suy giảm, Đắk Lắk kiểm điểm 90 cá nhân

Thưa quý vị, Sở NN&PTNT tỉnh Đắk Lắk vừa có báo cáo về việc hơn 27.000 ha rừng tự nhiên bị suy giảm từ 2017-2020 - theo kết luận của Thanh tra Chính phủ. Cụ thể, Sở này đã tổ chức kiểm điểm các tổ chức cá nhân trong việc quản lý, bảo vệ rừng để diện tích rừng tự nhiên bị suy giảm, rà soát diện tích bị suy giảm, lý do, nguyên nhân, đơn vị chịu trách nhiệm... Đối với tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền kiểm điểm và xử lý trách nhiệm của Sở NN&PTNT cùng các cơ quan, đơn vị trực thuộc, đã tổ chức rà soát và kiểm điểm 7 đơn vị chủ rừng, 10 tập thể và 90 cá nhân thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh. Qua rà soát, nguyên nhân rừng tự nhiên suy giảm do: Chuyển mục đích sử dụng rừng, Cháy rừng, Phá rừng, chỉnh sửa dữ liệu, Diện tích rừng nghèo kiệt giảm trữ lượng rừng.

  • Khẩn trương trồng rừng vụ xuân

Còn với hoạt động trồng rừng, năm nay, Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên lâm công nghiệp Bắc Quảng Bình có kế hoạch trồng mới trên 300 ha rừng kinh tế. Hiện, đơn vị đang tích cực phối hợp với các tổ chức, cá nhân gấp rút, tranh thủ thời tiết mát mẻ, có độ ẩm cao của mùa Xuân để đảm bảo trồng hết diện tích rừng trồng vụ xuân. Trên diện tích trồng, đất rừng đã được cày xới bằng máy, các hố trồng đều được bón lót phân vi sinh nhằm có dinh dưỡng cho cây non khi bén rễ. Giống cây keo tràm cũng đã được cán bộ kỹ thuật kiểm tra đạt tiêu chuẩn mới được đưa ra trồng.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc những tin tức trong lĩnh vực Lâm nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 20/3/2024: Tái thả chim đại bàng đầu nâu quý hiếm

Tái thả chim đại bàng đầu nâu quý hiếm về tự nhiên; Bảo vệ quần thể động vật hoang dã tại dãy Trường Sơn; Xử lý người đứng đầu nếu để xảy ra cháy rừng.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Thời tiết nông vụ ngày 2/5/2024: Bắc bộ duy trì hình thái mát mẻ, dễ chịu
Thời sự

Hôm nay, Bắc bộ và Thanh Hóa có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15 - 30mm, cần đề phòng thời tiết cực đoan do mưa dông.

Thời tiết nông vụ ngày 2/5/2024: Bắc bộ duy trì hình thái mát mẻ, dễ chịu
Thời tiết nông vụ ngày 1/5/2024: Nắng nóng ở Bắc Bộ chấm dứt
Thời sự

Do ảnh hưởng của không khí lạnh yếu, từ hôm nay (1/5), nắng nóng ở Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An chấm dứt và dịu dần ở khu vực Quảng Bình - Quảng Trị.

Thời tiết nông vụ ngày 1/5/2024: Nắng nóng ở Bắc Bộ chấm dứt