Bản tin Lâm nghiệp ngày 22/1/2024: Nâng diện tích rừng đặc dụng lên 2,4 triệu ha

Đặt mục tiêu phát triển diện tích rừng đặc dụng lên 2,4 triệu ha; Thúc đẩy tiến trình chứng nhận Danh lục Xanh tại Việt Nam; Nhiều khu rừng trồng nhiễm sâu bệnh.

Quỳnh Anh  | 14:16 22/01/2024

Bản tin Lâm nghiệp ngày 22/1/2024: Nâng diện tích rừng đặc dụng lên 2,4 triệu ha

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 22/1/2024: Phát triển diện tích rừng đặc dụng lên 2,4 ha

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức liên quan tới lĩnh vực Lâm nghiệp.

  • Đặt mục tiêu phát triển diện tích rừng đặc dụng lên 2,4 triệu ha

Thưa quý vị và bà con, Theo Cục Lâm nghiệp, Việt Nam hiện có 34 vườn quốc gia, 56 khu dự trữ thiên nhiên, 17 khu bảo tồn và sinh cảnh, 60 Khu bảo vệ cảnh quan lịch sử - văn hoá với hơn 10.000 ha rừng thực nghiệm khoa học. Cả nước hiện có 11 khu dự trữ sinh quyển được UNESCO công nhận, 8 VQG, 1 khu dự trữ thiên nhiên được công nhận di sản ASEAN, 8 khu Ramsa thuộc hệ thống rừng đặc dụng được công ước đất ngập nước công nhận… Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030, nâng tổng diện tích rừng đặc dụng trên phạm vi cả nước đạt 2,4 triệu ha, phục hồi 100.000 ha rừng đặc dụng bị suy thoái, bảo tồn sinh cảnh sống của các loài động vật, thực vật rừng đặc hữu, nguy cấp, quý hiếm. Đặc biệt, phấn đấu đến năm 2030 chỉ tiêu thu từ dịch vụ môi trường rừng là hơn 2.000 tỷ đồng.

  • Thúc đẩy tiến trình chứng nhận Danh lục Xanh tại Việt Nam

Liên quan tới lĩnh vực bảo vệ đa dạng sinh học, theo thông tin từ cuộc họp cập nhật tiến trình chứng nhận Danh lục Xanh tại Việt Nam diễn ra tại Vườn quốc gia Cát Tiên mới đây, Danh lục Xanh là một bộ tiêu chuẩn toàn cầu cho các Khu bảo vệ và Bảo tồn, cung cấp thước đo thành công trong bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững. Mục tiêu của Chương trình Danh lục Xanh là công nhận và tăng số lượng các Khu bảo vệ và Bảo tồn đạt được kết quả bảo tồn lâu dài cho con người và thiên nhiên. Tính đến năm 2022, sáng kiến này đã thu hút được sự quan tâm và tham gia của hơn 60 quốc gia trên khắp thế giới. Sau quá trình đánh giá tỉ mỉ kéo dài 2 năm, Việt Nam có Khu bảo tồn Vân Long là Khu bảo tổn đầu tiên ở Đông Nam Á được chứng nhận Danh lục Xanh.

  • Nhiều khu rừng trồng nhiễm sâu bệnh

Về tình hình sản xuất, phát triển rừng trồng tại các địa phương, Theo Chi cục Kiểm lâm Bắc Giang, năm 2023, qua công tác rà soát và kiểm tra thực tế hiện trường rừng trồng tại các huyện Yên Thế, Lục Nam, Lục Ngạn và Sơn Động đã phát hiện hơn 400 ha rừng trồng keo lai và bạch đàn lai bị nhiễm sâu bệnh hại. Tại huyện Lục Ngạn, trong hai năm (2022, 2023) có hơn 900 ha rừng trồng bạch đàn 2-3 năm tuổi bị nhiễm sâu bệnh. Trong đó, riêng năm 2023, diện tích này là hơn 345 ha. Tình trạng này làm ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và chất lượng gỗ rừng trồng. Còn tại huyện Lục Nam, bệnh chết héo gây hại trên diện tích 70 ha rừng trồng bạch đàn. Tại các huyện Yên Thế và Sơn Động, diện tích sâu bệnh hại tập trung nhiều ở cây keo lai.

  • Diện tích quế, hồi tăng qua từng năm

Còn tại Lạng Sơn, Tràng Định là huyện vùng cao biên giới của tỉnh này, nhận thấy quế, hồi là hai loại cây phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu của huyện, mang lại hiệu quả kinh tế cao và nhu cầu thị trường lớn nhất nên thời gian qua, chính quyền và người dân địa phương đã quan tâm đầu tư phát triển. Đến nay, diện tích cây quếcủa huyện đạt trên 6.800 ha, tăng hơn 2.000 ha so với năm 2021, diện tích cây hồi là 2.500 ha, sản lượng thu hoạch cây quế, hồi tăng dần qua từng năm. Tổng giá trị kinh tế ngành nông lâm nghiệp và thủy sản năm 2023 của huyện Tràng Định đạt hơn 1.688 tỷ đồng, trong đó giá trị kinh tế từ cây quế và hồi đạt trên 130 tỷ đồng.

  • Kiểm soát chất lượng cây giống phục vụ trồng rừng năm 2024

Cây giống là yếu tố quan trọng, quyết định đến năng suất, chất lượng của rừng trồng. Do đó, thời gian qua, các vườn ươm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đặc biệt chú trọng đến từng khâu trong quá trình gieo ươm cây giống, để cung cấp ra thị trường những giống cây đảm bảo chất lượng. Hiện toàn tỉnh này có trên 100 vườn ươmcây giống lâm nghiệp, với số lượng ươm năm 2024 vào khoảng 33 triệu cây giống các loại. Số lượng này không chỉ đảm bảo nhu cầu trồng rừng của tỉnh, mà còn cung cấp cho các tỉnh lân cận. Qua đợt kiểm tra gần đây nhất của cơ quan chuyên môn, các vườn ươm trên địa bàn tỉnh đều thực hiện theo quy trình kỹ thuật, chất lượng cây giống đảm bảo.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc những tin tức trong lĩnh vực Lâm nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 22/1/2024: Nâng diện tích rừng đặc dụng lên 2,4 triệu ha

Đặt mục tiêu phát triển diện tích rừng đặc dụng lên 2,4 triệu ha; Thúc đẩy tiến trình chứng nhận Danh lục Xanh tại Việt Nam; Nhiều khu rừng trồng nhiễm sâu bệnh.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Quy mô chăn nuôi bò thịt có xu hướng giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng
Thời sự

Quy mô chăn nuôi bò thịt giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng; Liên kết chuỗi là giải pháp để ngành tôm phát triển; Cấm đánh bắt thủy sản tại hồ Dầu Tiếng 30 ngày.

Quy mô chăn nuôi bò thịt có xu hướng giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng
Thời tiết nông vụ ngày 05/11/2024: Bắc bộ hết hanh khô, Trung bộ mưa diện rộng
Thời sự

Đông Bắc bộ và Bắc Trung bộ đêm và sáng trời rét, ngày trời lạnh. Từ Thanh Hóa đến Phú Yên tiếp tục có mưa lớn diện rộng.

Thời tiết nông vụ ngày 05/11/2024: Bắc bộ hết hanh khô, Trung bộ mưa diện rộng