Bản tin Lâm nghiệp ngày 22/11/2023: Rừng không chỉ là kinh tế

Rừng không chỉ là kinh tế; Việt Nam tự chủ trên 70% nguyên liệu gỗ phục vụ sản xuất chế biến; Thoát nghèo nhờ khai thác thế mạnh lâm nghiệp; Dựa vào người dân để bảo vệ rừng; Gia Lai gặp khó trong trồng rừng.

Quỳnh Anh  | 

Bản tin Lâm nghiệp ngày 22/11/2023: Rừng không chỉ là kinh tế

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 22/11/2023: Rừng không chỉ là kinh tế

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức liên quan tới lĩnh vực Lâm nghiệp.

  • Rừng không chỉ là kinh tế

Thưa quý vị và bà con, tại tọa đàm "Xã hội hóa trồng rừng và Phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng" vừa diễn ra, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan chia sẻ, chúng ta cần có một tư duy mới về rừng trong bối cảnh phải cân đối giữa sứ mệnh giữ rừng và tạo ra giá trị từ rừng. Cụ thể hơn, Bộ trưởng cho rằng, quan điểm thuê người dân giữ rừng cần chuyển đổi sang làm thế nào để tạo ra được nhiều việc làm, nhiều sinh kế dưới tán rừng thì mới bền vững, hiệu quả và đó là lý do vì sao định nghĩa rừng đa dụng ra đời. Khi bà con hiểu, tán rừng mất đi là giá trị dưới tán rừng cũng mất đi thì ai cũng tự giác giữ rừng. Bộ trưởng cho rằng, mở cửa rừng là mở một tư duy mới về rừng và tạo ra không gian giá trị nhiều hơn cho rừng. Rừng không chỉ là kinh tế, giá trị môi trường mà còn giá trị về cộng đồng, giá trị về văn hóa,tín ngưỡng ngàn đời của bà con.

  • Việt Nam tự chủ trên 70% nguyên liệu gỗ phục vụ sản xuất chế biến

Với những tin tức về hoạt động khai thác, chế biến lâm sản, thưa quý vị, nhờ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt là trồng rừng, đến nay Việt Nam đã tự chủ được trên 70% nguồn nguyên liệu gỗ phục vụ sản xuất chế biến. Hàng năm, rừng Việt Nam cung cấp khoảng 31 triệu m3 gỗ, góp phần vào gần 17 tỷ USD xuất khẩu gỗ và lâm sản năm 2022. Đáng chú ý, hiện nay tổng diện tích rừng đã được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững là trên 449 ha. Đến nay, có 20 công ty, doanh nghiệp, 2 hợp tác xã, 8 nhóm hộ theo hình thức hợp tác với doanh nghiệp được cấp chứng chỉ rừng theo Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia; nhiều công ty, doanh nghiệp, nhóm hộ, hợp tác xã được cấp chứng chỉ rừng FSC với diện tích gần 296.000 ha.

  • Thoát nghèo nhờ khai thác thế mạnh lâm nghiệp

Trong công tác bảo vệ và phát triển rừng, nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh về đất sản xuất lâm nghiệp, những năm qua, người dân ở các xóm đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Đơn cử như tại xóm Na Sàng, xã Phú Đô huyện Phú Lương, gần chục năm nay, bà con đã thay thế gần 60ha đất trồng ngô, sắn hiệu quả thấp sang trồng keo lấy gỗ. Việc đưa cây keo vào trồng đại trà đã mở ra hướng đi mới cho phát triển kinh tế ở xóm đặc biệt khó khăn Na Sàng. Nếu năm 2016, gần 100% hộ dân trong xóm đều thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo thì đến nay, xóm chỉ còn 9/29 hộ nghèo, cận nghèo.

  • Dựa vào người dân để bảo vệ rừng

Tương tự tại tỉnh Yên Bái, được sự hỗ trợ của Nhà nước, cùng sự nỗ lực của người dân, nhiều năm qua huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái đã trồng mới gần 36.000 ha rừng, tập trung loại cây có giá trị kinh tế cao như 4.300 ha cây sơn tra, 300 ha cây pơ mu, hơn 100 ha cây gỗ lớn có giá trị trồng hỗn giao như de, dổi xanh, tô hạp… bước đầu hình thành và phát triển chuỗi kinh tế nông-lâm nghiệp. Đặc biệt hiện nay, nhờ có Quỹ bảo vệ môi trường rừng chi trả bình quân 16 tỷ đồng mỗi năm với 6.180 hộ dân tham gia được hưởng lợi đã góp phần tạo sinh kế cho đồng bào dưới tán rừng, dựa vào người dân để bảo vệ, phát triển rừng, hạn chế tốt các hành vi phá rừng, buôn bán lâm sản trái phép. Từ đó, đưa độ che phủ rừng của huyện đạt trên 60%.

  • Gia Lai gặp khó trong trồng rừng

Còn tại tỉnh Gia Lai, địa phương này lại đang gặp một số khó khăn trong công tác trồng rừng. Cụ thể, theo kế hoạch năm 2023, tỉnh Gia Lai sẽ trồng 8.000 ha rừng. Song đến nay, toàn tỉnh mới trồng được hơn 5.200 ha rừng, tương đương hơn 65% kế hoạch, trong khi tại khu vực phía Tây của tỉnh đã kết thúc thời vụ trồng rừng năm 2023. Sở NN-PTNT Gia Lai cho biết, nguyên nhân một số địa phương trồng rừng tập trung đạt thấp là do điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu một số nơi không phù hợp, cơ chế chính sách hỗ trợ đầu tư trồng rừng thấp, trong khi chủ yếu hộ dân trồng rừng là người dân tộc thiểu số. Trong khi đó, việc giao kế hoạch trồng rừng căn cứ vào diện tích đất thuộc quy hoạch lâm nghiệp ở các địa phương. Một số doanh nghiệp chưa được cấp giấy chứng nhận đầu tư nên chưa triển khai trồng rừng được đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu trồng rừng năm nay.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc những tin tức trong lĩnh vực Lâm nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 22/11/2023: Rừng không chỉ là kinh tế

Rừng không chỉ là kinh tế; Việt Nam tự chủ trên 70% nguyên liệu gỗ phục vụ sản xuất chế biến; Thoát nghèo nhờ khai thác thế mạnh lâm nghiệp; Dựa vào người dân để bảo vệ rừng; Gia Lai gặp khó trong trồng rừng.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Bản tin Lâm nghiệp ngày 3/5/2024: Tạm dừng việc dùng lửa để xử lý thực bì
Thời sự

Thủ tướng yêu cầu tạm dừng việc dùng lửa để xử lý thực bì; Diện tích rừng nâng mức báo động ở Cà Mau có thể lên đến gần 40.000 ha.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 3/5/2024: Tạm dừng việc dùng lửa để xử lý thực bì
Bản tin Thủy sản ngày 3/5/2024: Hơn 10 tấn cá lồng chết bất thường trên sông Mã
Thời sự

Hơn 10 tấn cá lồng chết bất thường trên sông Mã; Việt Nam phát triển nuôi biển theo 4 vùng chính; Cua nuôi thiệt hại - Nông dân khó khăn.

Bản tin Thủy sản ngày 3/5/2024: Hơn 10 tấn cá lồng chết bất thường trên sông Mã