Bản tin Lâm nghiệp ngày 23/2/2024: Phòng, chống cháy rừng mùa lễ hội

Phòng, chống cháy rừng mùa lễ hội; Thêm điểm cháy mới tại Sa Pa; Tập trung hỗ trợ chế biến gỗ rừng trồng; Chú trọng lựa chọn cây giống, nâng cao chất lượng rừng trồng.

Quỳnh Anh  | 14:14 23/02/2024

Bản tin Lâm nghiệp ngày 23/2/2024: Phòng, chống cháy rừng mùa lễ hội

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 23/2/2024: Phòng, chống cháy rừng mùa lễ hội

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức liên quan tới lĩnh vực Lâm nghiệp.

  • Phòng, chống cháy rừng mùa lễ hội

Thưa quý vị và bà con, Hà Nội có hơn 27.100ha rừng và đất lâm nghiệp, phân bố trên địa bàn 7 huyện, thị xã. Vào dịp đầu Xuân Giáp Thìn, các địa phương này đều có những lễ hội gần rừng và trong lõi các khu rừng phòng hộ, đặc dụng, nên nguy cơ cao xảy ra cháy rừng. Theo Chi cục kiểm lâm Hà Nội, để tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng mùa lễ hội 2024, các cấp, ngành chức năng cần phối hợp chặt chẽ triển khai các phương án quản lý, bảo vệ rừng. Các hạt kiểm lâm cần tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm những trường hợp phá rừng, gây nguy hiểm cho rừng, ứng trực 24/24 giờ. Còn ở những khu vực rừng giáp ranh, Chi cục Kiểm lâm đã có kế hoạch phối hợp với kiểm lâm các tỉnh trao đổi kinh nghiệm, xây dựng phương án tuần tra, canh gác chung.

  • Thêm điểm cháy mới tại Sapa

Tiếp tục thông tin về vụ cháy rừng tại Sapa, thưa quý vị, Chiều 21/2, sau khi đám cháy rừng cuối cùng trong Vườn quốc gia Hoàng Liên thuộc địa bàn xã Tả Van, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai được khống chế, một đám cháy mới đã xảy ra tại thôn Dền Thàng, xã Tả Van cách điểm cháy cũ khoảng 500m. Rạng sáng hôm qua, 22/2, hơn 600 người được chia thành 4 tổ tiếp cận, xử lý các điểm cháy. Cùng với đó, lực lượng của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Lào Cai cũng đã hành quân trong đêm lên điểm tập kết tham gia chữa cháy. Đến 7 giờ sáng hôm qua, điểm cháy thôn Dền Thàng cơ bản được kiểm soát và khống chế, không để cháy lan rộng.

  • Tập trung hỗ trợ chế biến gỗ rừng trồng

Trong lĩnh vực chế biến lâm sản, đến thời điểm này, tỉnh Thừa Thiên Huế có 11 nhà máy chế biến gỗ và lâm sản đang hoạt động và 2 nhà máy đang triển khai đầu tư cơ sở hạ tầng. Trong giai đoạn 2021-2025, địa phương tiếp tục duy trì 11 nhà máy hiện có và xây dựng hoàn thành 2 nhà máy mới để đưa vào hoạt động. Ngành lâm nghiệp tỉnh đang tập trung hỗ trợ tổ chức dịch vụ chế biến gỗ rừng trồng ở 13 hợp tác xã lâm nghiệp bền vững. Phấn đấu giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản ngoài gỗ đạt khoảng 100 triệu USD/năm. Định hướng đến năm 2030, toàn tỉnh duy trì các nhà máy chế biến gỗ giai đoạn 2021-2025, ưu tiên nâng cấp các nhà máy chế biến gỗ chuyên sâu với dây chuyền sản xuất hiện đại.

  • Yên Bái hoàn thành kế hoạch về số lượng cây trồng trong 3 năm liền

Liên quan tới hoạt động trồng rừng, sau 3 năm triển khai thực hiện Đề án trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025, toàn tỉnh Yên Bái đã trồng được gần 21 triệu cây xanh, đạt hơn 64% kế hoạch. Từ năm 2021 đến nay, mỗi năm tỉnh này đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra về số lượng cây trồng. Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, toàn tỉnh trồng được trên 32 triệu cây, tỉnh Yên Bái đã thẳng thắn nhìn nhận những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện để có biện pháp tháo gỡ, đồng thời, tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, chỉ đạo, giám sát, phân công trách nhiệm cho các đơn vị chuyên môn cấp huyện và UBND cấp xã tổ chức triển khai với kế hoạch thực hiện trong năm 2024 là trồng 6,61 triệu cây và năm 2025 là 6,75 triệu cây.

  • Chú trọng khâu lựa chọn cây giống, nâng cao chất lượng rừng trồng

Còn tại Hòa Bình, theo kế hoạch, năm nay, tỉnh này thực hiện trồng rừng tập trung 5,7 nghìn ha, trồng 906 nghìn cây phân tán, chăm sóc bảo vệ 100% diện tích rừng trồng hiện có, nâng cao thu nhập cho người dân làm nghề rừng. Phấn đấu duy trì ổn định độ che phủ rừng của rừng trên 51,5%. Để thực hiện mục tiêu, kế hoạch đề ra, ngoài những phương hướng nhiệm vụ đã đưa ra, ngành nông nghiệp tỉnh cũng lưu ý các địa phương chú trọng khâu lựa chọn cây giống, đảm bảo về chất lượng, tiêu chuẩn, có nguồn gốc xuất xứ, có giấy chứng nhận nguồn gốc lô cây con do cơ quan quản lý nhà nước cấp. Tổ chức các lớp tập huấn nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng trồng, chăm sóc rừng cho người lao động.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc những tin tức trong lĩnh vực Lâm nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 23/2/2024: Phòng, chống cháy rừng mùa lễ hội

Phòng, chống cháy rừng mùa lễ hội; Thêm điểm cháy mới tại Sa Pa; Tập trung hỗ trợ chế biến gỗ rừng trồng; Chú trọng lựa chọn cây giống, nâng cao chất lượng rừng trồng.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên
Thời sự

Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên; Sâu, bệnh gây hại gần 230ha cây ăn quả có múi; Bắc Giang có thêm 6 sản phẩm OCOP 4 sao.

Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên
Thời tiết nông vụ ngày 22/11/2024: Mưa lớn tại Trung Trung bộ
Thời sự

Khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định trong có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 80-180mm, cục bộ có nơi trên 300mm.

Thời tiết nông vụ ngày 22/11/2024: Mưa lớn tại Trung Trung bộ